Hơn 130.000 giáo viên, học sinh nhiễm COVID-19 trong đợt dịch thứ 4

Hơn 90% học sinh từ 12-17 tuổi đã được tiêm vaccine.
Hơn 90% học sinh từ 12-17 tuổi đã được tiêm vaccine.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Dịch bệnh COVID-19 đợt bùng phát lần thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến 18/1/2022), toàn ngành giáo dục có 130.014 cán bộ, giáo viên, giảng viên, học sinh, sinh viên nhiễm COVID-19.

Sáng nay, 19/1, hội thảo trực tuyến về tổ chức hoạt động dạy học trực tiếp đảm bảo an toàn phòng, chống dịch trong các cơ sở giáo dục được tổ chức.

Báo cáo tình hình phòng, chống dịch COVID-19 và công tác tổ chức dạy học tại các địa phương, ông Nguyễn Thanh Đề - Vụ trưởng Vụ Giáo dục Thể chất - Bộ GD&ĐT cho biết, từ khi bùng phát dịch thứ 4, trẻ mầm non, học sinh, sinh viên đã phải tạm dừng đến trường trong nhiều tháng liên tiếp. Đại dịch tác động rất lớn tới tư tưởng, tâm lý của đội ngũ nhà giáo, trẻ em mầm non, học sinh, sinh viên và cha mẹ học sinh.

Từ ngày 27/4/2021 đến 18/1/2022, toàn ngành có 130.014 cán bộ, giáo viên, giảng viên, học sinh, sinh viên nhiễm COVID-19. Tính đến 17h ngày 18/1, theo số liệu báo cáo của các Sở GD&ĐT, hiện có 4.797 cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh của ngành đang điều trị.

Tại TP HCM, sau thời gian thí điểm học trực tiếp, có 130 ca mắc COVID-19 trong trường học, chiếm 0,02%. Tại Bắc Giang, tỷ lệ cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh nhiễm là 0,009%. Theo Bộ GD&ĐT, tỷ lệ này là rất thấp.

Ông Nguyễn Thanh Đề - Vụ trưởng Vụ Giáo dục Thể chất - Bộ GD&ĐT.

Ông Nguyễn Thanh Đề - Vụ trưởng Vụ Giáo dục Thể chất - Bộ GD&ĐT.

Bộ GD&ĐT cũng đã phối hợp với Bộ Y tế đẩy mạnh công tác tiêm chủng cho học sinh 12-17 tuổi. Cụ thể, tính đến ngày 15/1/2022, số học sinh đã được tiêm mũi 1 là hơn 6,5 triệu (trên tổng số 7.213.883 học sinh); số học sinh tiêm mũi 2 là hơn 5,2 triệu (đạt 72,24%).

Số cán bộ, giáo viên, nhân viên trường học được tiêm mũi 2 là hơn 1,22 triệu (trên tổng số 1.494.618 người). Còn số đã tiêm mũi 3 là 422.519 người (đạt 28,2%).

Hiện nay, có 14/63 tỉnh, thành dạy học trực tiếp cho học sinh tất cả các cấp học mầm non, phổ thông. Số địa phương dạy học trực tiếp, trực tuyến và qua truyền hình là 30/63 tỉnh, thành phố. Trong khi đó có 19 tỉnh, thành dạy trực tuyến và qua truyền hình.

Ông Đề cũng đề xuất các cơ sở ngành giáo dục cần phối hợp chặt chẽ hơn với ngành y tế khi xây dựng phương án mở của trường cho học sinh trở lại.

Ông Phạm Quang Hưng, Cục trưởng Cục Hợp tác quốc tế (Bộ GD&ĐT) cho hay, theo khuyến cáo của UNICEF, theo kinh nghiệm của các quốc gia, khi có dịch COVID-19, nơi đóng cửa muộn nhất là trường học và khi an toàn thì nơi mở cửa sớm nhất cũng phải là trường học.

Theo ông Hưng, qua kinh nghiệm quốc tế cho thấy, khi tỷ lệ phủ vaccine của quốc gia đạt yêu cầu thì việc quay lại học trực tiếp là tất yếu để đảm bảo chất lượng giáo dục và kể cả sức khỏe thể chất và tinh thần của học sinh.

Trước đó, ngày 18/1 Văn phòng Chính phủ truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng yêu cầu Bộ GD&ĐT chủ trì phối hợp với Bộ Y tế tổ chức ngay hội thảo trực tuyến toàn quốc lấy ý kiến của các chuyên gia, các nhà khoa học và các địa phương thống nhất có lộ trình cụ thể để mở cửa cơ sở giáo dục, đào tạo, các trường học trở lại trên toàn quốc, báo cáo Phó thủ tướng Vũ Đức Đam kết quả và đề xuất cụ thể để xem xét, quyết định.

Hướng dẫn các địa phương cho học sinh từ 12 tuổi trở lên đi học trực tiếp trở lại sau Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022 sớm nhất có thể, nhất là đối với các địa phương có tỷ lệ cao trong việc tiêm đủ liều vaccine cho đối tượng từ 12-17 tuổi.

Thủ tướng Chính phủ cũng yêu cầu Bộ GD&ĐT chủ trì, phối hợp với Bộ Y tế khẩn trương nghiên cứu, hướng dẫn cụ thể cho các địa phương, cơ sở giáo dục tổ chức an toàn phòng, chống dịch COVID-19 để trẻ em, học sinh từ 5-11 tuổi đi học trực tiếp trở lại.

Tin cùng chuyên mục

Niên học 2024 - 2025 là năm cuối cùng thi vào lớp 10 theo chương trình giáo dục phổ thông cũ. (Ảnh: Anh Nhi)

Căng thẳng chuẩn bị kỳ thi vào lớp 10

(PLVN) - Niên học 2024 - 2025 là năm cuối cùng thi vào lớp 10 theo chương trình giáo dục phổ thông cũ, nhiều sự thay đổi về phương thức, chỉ tiêu xét tuyển khiến học sinh (HS), phụ huynh lo lắng. Đặc biệt, chỉ còn hơn tháng nữa kỳ thi sẽ diễn ra, nên đây là thời điểm HS cấp tốc ôn tập...

Đọc thêm

Nhiều điểm mới trong chương trình 'Tiếp sức mùa thi' năm 2024

Buổi gặp mặt báo chí, triển khai Chương trình “Tiếp sức mùa thi” 2024 được tổ chức sáng (16/4), tại Hà Nội.
(PLVN) - Chương trình “Tiếp sức mùa thi” năm nay triển khai nhiều nội dung và hình thức mới: mở sớm tổng đài tư vấn tâm lý, tổ chức hành trình tiếp sức tinh thần tại các điểm trường trên cả nước, tập trung hướng đến hỗ trợ các thí sinh thi vào lớp 10, thí sinh tham gia các kỳ thi đánh giá năng lực và học sinh có nguyện vọng du học ở nước ngoài...

Lịch nghỉ lễ 30/4 - 1/5 của học sinh, sinh viên

Ảnh minh họa
(PLVN) - Đa số sinh viên cả nước đều được nghỉ lễ 30/4 - 1/5 trong 5 ngày, một số trường đại học cho sinh viên nghỉ dài hơn, có nơi kéo dài 8 ngày. Lịch nghỉ và học bù của học sinh sẽ được điều chỉnh phù hợp.

Hoàn thiện chính sách phát triển giáo dục vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Trường phổ thông dân tộc nội trú được Nhà nước thành lập cho học sinh là người dân tộc thiểu số, học sinh thuộc gia đình định cư lâu dài tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. (Nguồn ảnh: baochinhphu.vn)
(PLVN) - Trong những năm qua, nhờ sự quan tâm đặc biệt của Đảng, Nhà nước, sự nghiệp giáo dục và đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi có những chuyển biến đáng kể. Để phát huy những kết quả đã đạt được, cần tiếp tục thực hiện hiệu quả các chính sách đã ban hành, đồng thời nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện chính sách hỗ trợ phát triển giáo dục đối với khu vực này.

Cần chuẩn bị gì cho thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025?

Học sinh cần xác định lộ trình học tập phù hợp với năng lực và kì thi mình tham gia. (Ảnh minh họa - Nguồn: ĐN)
(PLVN) - Kì thi tuyển sinh đại học những năm gần đây đã có nhiều thay đổi cùng với các kì thi riêng của các trường đại học lớn… Đồng thời, kì thi tốt nghiệp THPT cũng đổi mới phù hợp với Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Vậy học sinh và phụ huynh cần chuẩn bị gì cho những kì thi từ năm 2025 theo chương trình mới?