Hơn 120 đại biểu thảo luận về ứng dụng vật liệu nano trong chăm sóc sức khỏe tại Việt Nam

Các đại biểu dự hội thảo
Các đại biểu dự hội thảo
(PLVN) - Theo tin từ Ủy ban nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Ngoại giao, trong khuôn khổ Hội thảo các Viện Hàn Lâm Trẻ thế giới lần thứ 4, sáng 29/7, Hội thảo Khoa học Ứng dụng vật liệu nano trong chăm sóc sức khỏe đã được khai mạc tại Đại học Duy Tân (Đà Nẵng) với sự tham dự của hơn 120 đại biểu trong và ngoài nước là các chuyên gia và nhà nghiên cứu trong các lĩnh vực liên quan. 

Sự kiện được đồng tổ chức bởi Viện Hàn Lâm Trẻ Việt Nam và Trường Đại học Duy Tân. Khai mạc hội thảo, Giáo sư Nguyễn Thị Kim Thanh (Đại học College London, Anh) - Nhà sáng lập và Chủ tịch Hội đồng Cố vấn của Viện Hàn Lâm Trẻ Việt Nam – đã chia sẻ về lịch sử hình thành, phát triển của Viện Hàn Lâm Trẻ Việt Nam và nhấn mạnh vai trò của vật liệu nano trong chăm sóc sức khoẻ. 

Phát biểu chào mừng, PGS. TS Nguyễn Ngọc Minh - Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Duy Tân - đánh giá cao tầm quan trọng của hội thảo trong việc chia sẻ, kết nối và tạo cơ hội cho sự phát triển chuyên môn giữa những diễn giả và nhà khoa học toàn cầu.

Trong ngày 29/7, 10 tham luận có tính ứng dụng cao của các diễn giả đã được trình bày tại chương trình. Trong đó, GS. Jochen Feldman - Viện sĩ Viện Hàn Lâm Khoa Học Đức - đã cập nhật về những tiến bộ mới nhất trong lĩnh vực Nano/Quang tử học/Chăm sóc sức khỏe, Lực quang học, Kiểm soát DNA, Bút nano trong tế bào. 

GS. Nguyễn Thị Kim Thanh phân tích những ứng dụng của Hạt nano từ tính và plasmonic trong lĩnh vực y sinh. PGS. Hiroshi Yabu (Đại học Tohoku, Nhật Bản) – người đã được nhận giải thưởng Nhà Khoa Học Trẻ năm 2014, giải thưởng Công nghệ nền tảng và Khoa học Konica Minolta năm 2014 và giải thưởng Ichimura trong nghiên cứu có thành tựu xuất sắc năm 2016 của Nhật Bản - trình bày về Hạt nhựa kim loại tổng hợp cấu trúc nano.  

Trong ngày 30/7, hội thảo tiếp tục với 10 bài trình bày có tính chuyên môn cao của các học giả nổi tiếng, đề cập đến những chủ đề mới đối với nền khoa học – công nghệ và chăm sóc sức khoẻ của Việt Nam. 

GS. Sylvie Begin (Trường Kỹ thuật Châu Âu về Hóa, Polymer và Vật liệu (ECPM), Đại học Strasbourg, Pháp) chia sẻ về Kỹ thuật các nền tảng nano dựa trên từ tính ứng dụng trong chuẩn đoán và trị liệu. GS. Tony Cass (Đại học Imperial College, London, Anh) cũng có bài trình bày về “Aptamers, hạt nano và thiết bị nano ứng dụng trong chuẩn đoán và trị liệu chăm sóc sức khỏe”. GS. Tony Cass đã từng nhận giải thưởng Sir George Stokes năm 2017, Giải thưởng Hóa học Landmark năm 2012 và đồng chiến thắng Huân chương Mullard năm 1994. 

Bên cạnh việc cập nhật các kiến thức, kỹ thuật tiên tiến trong lĩnh vực nghiên cứu ứng dụng vật liệu nano, hội thảo cũng tạo điều kiện giúp các đại biểu thảo luận và học hỏi kinh nghiệm từ các diễn giả. 

Hội thảo sẽ tiếp diễn vào buổi sáng 31/7 với các bài trình bày TS. Dominique Bégin đến từ Đại học Strasbourg, Pháp và GS. Lingdong Sun từ Phòng Nghiên cứu trọng điểm quốc gia về hóa học và ứng dụng của vật liệu đất hiếm, Đại học Peking, Trung Quốc. Đặc biệt, các ý tưởng nghiên cứu chất lượng sẽ có cơ hội nhận được tài trợ của Quỹ phát triển khoa học và công nghệ NAFOSTED và Chương trình nghiên cứu của quân đội Hoa Kỳ (ONRG, AOARD và CCDC-ITC). 

Tiếp nối chương trình, Hội thảo các Viện Hàn Lâm Trẻ thế giới lần thứ 4 sẽ diễn ra từ ngày 31/7-2/8. Dự kiến sẽ có 130 đại biểu đến từ hơn 30 quốc gia và vùng lãnh thổ tham dự sự kiện. 

Đọc thêm

Bệnh viện Y Dược cổ truyền và PHCN tỉnh Phú Thọ áp dụng phương pháp mới phục hồi vận động sau chấn thương cột sống

Bệnh viện Y Dược cổ truyền và PHCN tỉnh Phú Thọ áp dụng phương pháp mới phục hồi vận động sau chấn thương cột sống
(PLVN) - Gần đây, Bệnh viện Y Dược cổ truyền và Phục hồi chức năng (PHCN) tỉnh Phú Thọ đã điều trị phục hồi chức năng thành công lấy lại khả năng vận động cho người bệnh N.T.H bị chấn thương cột sống bằng phương pháp y học cổ truyền kết hợp phục hồi chức năng.

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025
(PLVN) - Trao đổi với các đối tác tại Việt Nam, Giám đốc cao cấp chương trình Sức khỏe cộng đồng của Quỹ Sáng kiến Bloomberg, công tác phòng, chống tác hại thuốc lá ở Việt Nam còn nhiều khó khăn, thách thức phía trước. Bộ Y tế cần xây dựng thêm công cụ và hướng dẫn để ngăn ngừa sự xuất hiện của các sản phẩm thuốc lá mới, cũng như việc sử dụng thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng...

Cẩn trọng với "thầy thuốc" online

Người dân nên tiếp cận thông tin trên mạng xã hội từ các nguồn uy tín. (Ảnh: PV)
(PLVN) -  Việc tiếp nhận thông tin chưa được kiểm chứng, không bảo đảm độ chính xác tiềm ẩn nhiều rủi ro. Đặc biệt trong lĩnh vực y tế và sức khỏe có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng, thậm chí ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng con người.

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới
(PLVN) - Trong khi hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ đứng thứ hai gây tử vong và bệnh tật, song Việt Nam vẫn là một trong những nước có tỷ lệ nam giới hút thuốc lá cao nhất trên thế giới. Trước thực trạng này, các chuyên gia đã trao đổi về những thách thức còn tồn tại để tìm ra các giải pháp thực hiện tốt hơn nữa mục tiêu phòng, chống tác hại của thuốc lá.

Hà Nội: Xử lý nghiêm các cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm

Đoàn kiểm tra liên ngành công tác ATTP kiểm tra tại một cơ sở. (Ảnh: Bích Hằng)
(PLVN) - Ông Đặng Thanh Phong - Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) cho biết, Thành phố hiện có hơn 72.000 cơ sở sản xuất, kinh doanh và chế biến thực phẩm, trong đó ngành Y tế quản lý khoảng 39.000 cơ sở. Cơ quan chức năng đã tăng cường thanh, kiểm tra và giám sát ATVSTP tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố, bếp ăn tập thể.

Dịch sốt xuất huyết lan rộng

Dịch sốt xuất huyết lan rộng
(PLVN) - Trước đây, sốt xuất huyết chủ yếu tập trung ở Đồng bằng sông Cửu Long và ven biển miền Trung, tuy nhiên hiện nay, dịch lan rộng ra Đông Nam Bộ, Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên. Đặc biệt, các địa phương miền Bắc như TP Hà Nội và một số tỉnh miền núi cũng đã ghi nhận dịch sốt xuất huyết lưu hành.