Hơn 10.000 cán bộ dự hội nghị phổ biến Luật Đất đai, Luật Căn cước tại Bắc Giang

Các đại biểu tham dự hội nghị (Ảnh: Ngô Thuý)
Các đại biểu tham dự hội nghị (Ảnh: Ngô Thuý)
(PLVN) -  Ngày 27/3, tại TP Bắc Giang, Hội đồng phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật (PHPBGDPL) tỉnh Bắc Giang tổ chức hội nghị phổ biến, quán triệt, triển khai Luật Đất đai và Luật Căn cước.

Hội nghị được kết nối trực tuyến với các điểm cầu tại các huyện, thị xã và các xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Bắc Giang với hơn 10.000 cán bộ tham dự.

Dự hội nghị có các đồng chí: Lâm Thị Hương Thành, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh; Phan Thế Tuấn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Chủ tịch Hội đồng PHPBGDPL tỉnh.

Các đại biểu được nghe báo cáo viên của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Công an truyền đạt những điểm mới, nội dung trọng tâm của hai luật. Luật Đất đai 2024 có hiệu lực từ ngày 1/1/2025 gồm 16 chương, 260 điều, trong đó sửa đổi, bổ sung 180/212 điều của Luật Đất đai năm 2013 và bổ sung mới 78 điều với những điểm mới.

Bà Đoàn Thị Thanh Mỹ - Vụ trưởng vụ Đất Đai - Bộ Tài nguyên và Môi trường phát biểu tại hội nghị

Bà Đoàn Thị Thanh Mỹ - Vụ trưởng vụ Đất Đai - Bộ Tài nguyên và Môi trường phát biểu tại hội nghị

Luật Đất đai có 3 nội dung giao HĐND cấp tỉnh quy định chi tiết. Đó là: chính sách của địa phương về đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống trên địa bàn phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương; quy định các tiêu chí để quyết định thực hiện đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất phù hợp với tình hình thực tế của địa phương; quyết định bảng giá đất lần đầu để công bố và áp dụng từ ngày 1/1/2026 và quyết định điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung bảng giá đất để công bố và áp dụng từ ngày 1/1 của các năm tiếp theo.

Luật Đất đai 2024 quy định 17 nội dung giao UBND cấp tỉnh quy định chi tiết. Cụ thể như ban hành: Quyết định diện tích giao đất, cho thuê đất để thực hiện chính sách hỗ trợ đất đai đối với cá nhân là người dân tộc thiểu số theo quy định tại khoản 3 Điều 16; đơn giá bồi thường thiệt hại thực tế về nhà, nhà ở, công trình xây dựng quy định tại Điều 102 để làm căn cứ tính bồi thường khi thu hồi đất; quy định mức bồi thường thiệt hại đối với vật nuôi là thủy sản hoặc vật nuôi khác mà không thể di chuyển; đơn giá bồi thường thiệt hại về cây trồng, vật nuôi; quy định mức bồi thường chi phí để tháo dỡ, di chuyển, lắp đặt, bồi thường đối với thiệt hại khi tháo dỡ, vận chuyển, lắp đặt quy định tại khoản 1 Điều 104; quy định hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp của cá nhân; quy định hạn mức giao đất ở cho cá nhân tại nông thôn; quy định hạn mức giao đất ở cho cá nhân tại đô thị…

Luật Căn cước gồm 7 chương, 46 điều có hiệu lực từ ngày 1/7/2024 giúp giải quyết thủ tục hành chính và cung cấp dịch vụ công trực tuyến, phục vụ phát triển KT-XH, phục vụ công dân số, hoàn thiện hệ sinh thái, phục vụ kết nối, khai thác, bổ sung làm giàu dữ liệu dân cư và phục vụ hiệu quả cho chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo các cấp.

Những điểm mới của Luật Căn cước như: Cấp thẻ căn cước cho người dưới 14 tuổi từ ngày 1/7/2024; từ ngày 1/7/2024, công dân sẽ có căn cước điện tử; bỏ quê quán, vân tay, đặc điểm nhân dạng trên thẻ căn cước; bổ sung quy định về việc tích hợp thông tin trong thẻ căn cước; bổ sung giấy chứng nhận căn cước cấp cho người gốc Việt Nam chưa xác định quốc tịch đang sinh sống tại Việt Nam; thủ tục cấp thẻ căn cước phải lấy sinh trắc học mống mắt đối với các trường hợp công dân trên 6 tuổi; khai tử chứng minh nhân dân từ ngày 1/1/2025…

Ông Phan Thế Tuấn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang phát biểu tại hội nghị (Ảnh: Ngô Thuý)Ông Phan Thế Tuấn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang phát biểu tại hội nghị (Ảnh: Ngô Thuý)

Phát biểu tại hội nghị, ông Phan Thế Tuấn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cho biết: “Luật Đất đai và Luật Căn cước là 2 luật có tác động sâu rộng đến đến chính trị, KT-XH, an ninh, quốc phòng và môi trường. Để đáp ứng yêu cầu “gắn kết chặt chẽ giữa xây dựng pháp luật với tổ chức thi hành pháp luật, bảo đảm pháp luật được thực hiện công bằng, nghiêm minh, nhất quán, kịp thời, hiệu lực, hiệu quả”, đề nghị Hội đồng PHPBGDPL cấp huyện, các ngành Ủy viên Hội đồng và các sở, ban, ngành, đoàn thể của tỉnh tiếp tục tăng cường tuyên truyền, phổ biến, quán triệt kịp thời nội dung 2 luật và các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành đến toàn thể công chức, viên chức, người lao động trong cơ quan, đơn vị và tổ chức, người dân, doanh nghiệp”.

Đặc biệt quan tâm phổ biến các quy định mới, nội dung đáng chú ý và những điểm cần được làm rõ. Kịp thời ban hành các kế hoạch triển khai thi hành luật; bố trí nguồn lực, chuẩn bị các điều kiện bảo đảm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Thường xuyên tổ chức tập huấn kiến thức pháp luật về đất đai, kiến thức quản lý nhà nước về đất đai cho cán bộ, công chức, viên chức thực hiện nhiệm vụ quản lý đất đai từ tỉnh đến xã; tổ chức tập huấn về điểm mới của Luật Căn cước cho cán bộ, công chức, nhất là lực lượng công an, để nắm bắt kịp thời, đầy đủ các quy định của pháp luật, từ đó áp dụng đúng đắn trong hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ.

Sở Tài nguyên và Môi trường, các ngành có liên quan khẩn trương rà soát các văn bản quy phạm pháp luật do HĐND, UBND tỉnh ban hành liên quan đến đất đai để tham mưu sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ hoặc ban hành mới bảo đảm phù hợp và đồng bộ với các luật được thông qua và văn bản pháp luật hiện hành.

Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh, các tổ chức chính trị - xã hội tham gia xây dựng, đóng góp ý kiến, phản biện đối với việc xây dựng, ban hành văn bản quy định chi tiết về đất đai và căn cước tại địa phương; tham gia phổ biến giáo dục pháp luật cho nhân dân bằng các hình thức phù hợp theo quy định của pháp luật; tuyên truyền, vận động các tầng lớp nhân dân tích cực tìm hiểu pháp luật và chấp hành đúng các quy định.

Tin cùng chuyên mục

 Luật sư Nguyễn Văn Tuấn - Giám đốc Công ty Luật TNHH TGS (Đoàn Luật sư TP Hà Nội)

Thiết chế luật sư công tại Việt Nam mang ý nghĩa chiến lược

(PLVN) -   Một trong những lợi ích nổi bật khi xây dựng thiết chế luật sư công là thể hiện cam kết của Việt Nam trong việc tuân thủ các chuẩn mực quốc tế về bảo vệ quyền con người và tiếp cận công lý. Đây là quan điểm của Luật sư Nguyễn Văn Tuấn - Giám đốc Công ty Luật TNHH TGS (Đoàn Luật sư TP Hà Nội) trong cuộc trao đổi với phóng viên Báo Pháp luật Việt Nam xung quanh việc nghiên cứu xây dựng quy định về luật sư công.

Đọc thêm

Thái Nguyên: Thi hành án vượt chỉ tiêu gần 27% về tiền

Thái Nguyên: Thi hành án vượt chỉ tiêu gần 27% về tiền
(PLVN) -Năm 2024, các cơ quan Thi hành án dân sự (THADS) Thái Nguyên đã thi hành xong 7.852 việc, tăng gần 500 việc so với cùng kỳ năm 2023; thi hành xong trên 752 tỷ đồng, tăng gần 417 tỷ so với cùng kỳ năm 2023; vượt chỉ tiêu được giao gần 27%.

Chấp hành viên Trịnh Minh Thuận xử lý bản án khó với phương châm “tôn trọng sự thỏa thuận”

Ông Trịnh Minh Thuận, Chấp hành viên trung cấp, Cục THADS tỉnh Yên Bái.
(PLVN) - Vụ việc thi hành Bản án số 03/2020/DS-ST ngày 04/8/2020 của TAND tỉnh Yên Bái từng gây không ít khó khăn do những khúc mắc chưa được giải quyết triệt để và những mâu thuẫn kéo dài giữa các bên đương sự. Với tinh thần trách nhiệm, sự nhạy bén và tâm huyết, Chấp hành viên Trịnh Minh Thuận đã thành công tháo gỡ nút thắt, đưa vụ việc đến một kết thúc có hậu, để lại nhiều bài học ý nghĩa trong công tác thi hành án.

Chi bộ Cục THADS tỉnh Tuyên Quang tổ chức sinh hoạt chuyên đề

Toàn cảnh Hội nghị ( Ảnh: Lê Hanh)
(PLVN) - Ngày 23/12, Cục THADS tỉnh Tuyên Quang tổ chức sinh hoạt chuyên đề về “Giải pháp tiếp tục thực hiện Quy định số 132-QĐ/TW ngày 27/10/2023 của Bộ Chính trị về kiểm soát quyền lực, phòng chống tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án”.

Ứng dụng công nghệ thông tin vào xây dựng, quản lý, khai thác tủ sách pháp luật

Hội thảo đánh giá kết quả 05 năm thực hiện Quyết định số 14/2019/QĐ-TTg ngày 13/3/2019 của Thủ tướng Chính phủ về xây dựng, quản lý, khai thác tủ sách pháp luật (TSPL).
(PLVN) -Ngày 23/12, Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật, Bộ Tư pháp đã tổ chức Hội thảo đánh giá kết quả 05 năm thực hiện Quyết định số 14/2019/QĐ-TTg ngày 13/3/2019 của Thủ tướng Chính phủ về xây dựng, quản lý, khai thác tủ sách pháp luật (TSPL). Phó Cục trưởng Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật Phan Hồng Nguyên chủ trì Hội thảo.

Nữ cán bộ Tư pháp giỏi “Cầm, kỳ, thi, họa” ở Lào Cai

Chị Nguyễn Lê Hằng, Phó Trưởng phòng Phổ biến, giáo dục pháp luật, Sở Tư pháp tỉnh Lào Cai
(PLVN) - Từ một người “ngoại đạo” rồi bén duyên với nghề Tư pháp, hơn 20 năm nay, chị Nguyễn Lê Hằng - Phó Trưởng phòng Phổ biến, giáo dục pháp luật, Sở Tư pháp tỉnh Lào Cai, luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ . Không chỉ giỏi công việc chuyên môn, chị Hằng còn có khiếu văn chương, nghệ thuật và chị dùng luôn năng khiếu của mình để nâng cao hiệu quả công tác phổ biến giáo dục pháp luật ở cơ sở.

Hội thảo về công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp tại Đồng Nai và TPHCM

Hội thảo về công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp tại Đồng Nai và TPHCM
(PLVN) -  Nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa tại TP.HCM cập nhật kiến thức pháp luật, nâng cao năng lực cạnh tranh, Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật (Bộ Tư pháp) phối hợp với Báo pháp luật Việt Nam, Video pháp luật tổ chức hội thảo về công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp tại Đồng Nai và TPHCM, sẽ diễn ra vào ngày 24 và 25/12/2024.

Hội thảo Pháp luật: “Hành lang pháp lý về an toàn vệ sinh thực phẩm”

Hội thảo Pháp luật: “Hành lang pháp lý về an toàn vệ sinh thực phẩm”
(PLVN) -  Để hỗ trợ doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa nắm vững quy định pháp luật về an toàn vệ sinh thực phẩm, Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật (Bộ Tư pháp) phối hợp với Báo pháp luật Việt Nam, Video Pháp Luật tổ chức Hội thảo về “Hành lang pháp lý về an toàn vệ sinh thực phẩm” sẽ diễn ra vào ngày chiều 25/12/2024 tại TP. HCM.

Bình Định vượt chỉ tiêu thi hành án dân sự

Quang cảnh hội nghị.
(PLVN) - Năm 2024, các cơ quan Thi hành án dân sự (THADS) tỉnh Bình Định đã thi hành xong 8.529 việc và về tiền thi hành hơn 717 tỷ đồng; vượt chỉ tiêu cả về việc và tiền so với chỉ tiêu của Tổng cục THADS giao.

Gia Lai tổng kết công tác Tư pháp năm 2024

Gia Lai tổng kết công tác Tư pháp năm 2024
(PLVN) - Sở Tư pháp tỉnh Gia Lai vừa tổ chức Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác Tư pháp năm 2024 và triển khai nhiệm vụ công tác Tư pháp năm 2025. Tham dự hội nghị có bà Lê Thị Ngọc Lam, Giám đốc Sở Tư pháp cùng các lãnh đạo Sở Tư pháp, Trưởng phòng Tư pháp cấp huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh Gia Lai.

Chỉ thị số 40-CT/TW: Góp phần “thay da đổi thịt” vùng quê Cách Mạng

Chỉ thị số 40-CT/TW: Góp phần “thay da đổi thịt” vùng quê Cách Mạng
(PLVN) -  Thấm nhuần tinh thần Chỉ thị số 40-CT/TW, nguồn vốn tín dụng chính sách đã trở thành động lực quan trọng giúp vùng quê cách mạng - Thái Nguyên chuyển mình mạnh mẽ. Từ những ngôi làng từng chịu nhiều khó khăn, nay đời sống người dân đã được cải thiện rõ rệt, kinh tế phát triển bền vững. Những đổi thay ấy không chỉ thể hiện sự quan tâm sâu sát của Đảng và Nhà nước mà còn góp phần đưa Thái Nguyên trở thành “điểm sáng” trong phát triển kinh tế của cả nước, giữ vững vị trí là cực tăng trưởng của khu vực Đông Bắc.

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh kết thúc tốt đẹp chuyến thăm và làm việc tại CHDCND Lào

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh kết thúc tốt đẹp chuyến thăm và làm việc tại CHDCND Lào
(PLVN) -Ngày 20/12/2024, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh cùng Đoàn công tác Bộ Tư pháp đã về đến Hà Nội, kết thúc tốt đẹp chuyến thăm và làm việc tại CHDCND Lào. Cùng đi với Bộ trưởng có Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Khánh Ngọc và một số Thủ trưởng đơn vị thuộc Bộ.

Thảo luận, đánh giá việc xử lý kết quả rà soát văn bản QPPL thực hiện từ năm 2020 đến nay

Thảo luận, đánh giá việc xử lý kết quả rà soát văn bản QPPL thực hiện từ năm 2020 đến nay

(PLVN) - Ngày 20/12, tại Quảng Nam, thực hiện Kế hoạch hoạt động năm 2024 của Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ về rà soát văn bản quy phạm pháp luật (QPPL) và nhiệm vụ được Bộ trưởng Bộ Tư pháp giao, Cục Kiểm tra văn bản QPPL tổ chức “Hội thảo lấy ý kiến góp ý, đánh giá đối với việc xử lý kết quả rà soát văn bản do Tổ công tác và các bộ, ngành thực hiện từ năm 2020 đến nay”.