Hôm nay khai mạc kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XIV

Đại biểu bấm nút biểu quyết tại hội trường Quốc hội. Ảnh: Trung tâm báo chí Quốc hội.
Đại biểu bấm nút biểu quyết tại hội trường Quốc hội. Ảnh: Trung tâm báo chí Quốc hội.
(PLVN) - Kỳ họp giữa năm của Quốc hội dự kiến kéo dài trong 19 ngày, chia làm 2 đợt họp trực tuyến và tập trung.

Trong phiên khai mạc lúc 8h ngày 20/5, đại diện lãnh đạo Chính phủ sẽ trình bày báo cáo về kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước, bao gồm nội dung về tình hình phòng, chống dịch Covid-19, đánh giá tác động của đại dịch và các giải pháp ứng phó.

Gần đây, Chính phủ đưa ra 2 kịch bản tăng trưởng và dù ở kịch bản nào thì mục tiêu tăng trưởng 6,8%, lạm phát 4% cho năm 2020 đều khó đạt được.

Theo chương trình dự kiến, kỳ họp tổ chức thành 2 đợt, trong đó đợt một họp trực tuyến qua cầu truyền hình từ Nhà Quốc hội đến 63 đoàn đại biểu ở các tỉnh, thành 20/5 đến ngày 29/5. Đợt hai, họp tập trung tại Nhà Quốc hội như các kỳ họp trước đây, từ ngày 8/6 đến ngày 18/6.

Ở kịch bản một, Việt Nam cơ bản khống chế và kiểm soát dịch từ nửa cuối tháng 4, các quốc gia là đối tác thương mại, đầu tư quan trọng của Việt Nam hồi phục trong quý III thì dự kiến GDP tăng khoảng 4,4-5,2% so với năm 2019. 

Kịch bản hai, các đối tác thương mại, đầu tư của Việt Nam hồi phục trong quý IV thì GDP chỉ tăng 3,6-4,4% so với năm 2019. 

Trong báo cáo thẩm tra, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội đánh giá mức độ ảnh hưởng của đại dịch là nghiêm trọng, thể hiện qua con số tăng trưởng GDP quý I/2020 chỉ đạt 3,82% so với cùng kỳ năm trước, thấp nhất trong 10 năm. Cơ quan này cho rằng, Chính phủ cần đánh giá lại cân đối lớn của nền kinh tế và có thể trình Quốc hội xem xét, quyết định điều chỉnh các chỉ tiêu (tăng trưởng, CPI, thu, chi ngân sách, nợ công...) nếu cần thiết.

Cũng trong hôm nay, Quốc hội dành thời gian nghe tờ trình của Chủ tịch nước và thảo luận trực tuyến việc phê chuẩn hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA); hiệp định Bảo hộ đầu tư Việt Nam – Liên minh châu Âu (EVIPA).

Tại kỳ họp này, Quốc hội sẽ không tổ chức chất vấn, trả lời chất vấn trực tiếp tại phiên họp toàn thể, thay vào đó các đại biểu Quốc hội gửi chất vấn bằng văn bản đến các Bộ trưởng, trưởng ngành.

Ngoài ra, Quốc hội dự kiến xem xét miễn nhiệm Phó thủ tướng Vương Đình Huệ, sau khi ông được Bộ Chính trị phân công làm Bí thư Thành ủy Hà Nội; miễn nhiệm Ủy viên Ủy ban Thường vụ, Trưởng ban Dân nguyện Nguyễn Thanh Hải để chờ nhận công tác mới. Theo nguồn tin, bà Hải được cấp có thẩm quyền dự kiến luân chuyển làm Bí thư Tỉnh ủy Thái Nguyên.

Đọc thêm

Trăn trở với 'tuổi thọ' của luật (Kỳ 5): Đổi mới mạnh mẽ cơ chế hoạt động của Quốc hội

Một phiên họp của Kỳ họp thứ tư, Quốc hội khóa XV.
(PLVN) - Quốc hội khóa XV đã và đang tiếp cận vấn đề đổi mới như thế nào nhằm tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho công cuộc kiến tạo, phát triển đất nước? Quốc hội cần làm gì để các đạo luật sau khi ban hành sẽ sớm đi vào cuộc sống, có “tuổi thọ” lâu dài?... Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng đoàn Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã có một số chia sẻ với Báo Pháp luật Việt Nam xung quanh vấn đề này.

Phòng, chống tham nhũng, tiêu cực: Cần những giải pháp hiệu quả để có bước đột phá mới

Phòng, chống tham nhũng, tiêu cực: Cần những giải pháp hiệu quả để có bước đột phá mới
(PLVN) -  Ngày 21/3, tại Hội thảo khoa học “Những vấn đề lý luận về kiểm soát quyền lực nhằm phòng, chống tham nhũng”, các đại biểu đã kiến nghị nhiều giải pháp để công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tiếp tục là dấu ấn nổi bật và có bước đột phá mới trong những năm còn lại của nhiệm kỳ Đại hội XIII.

Trăn trở với 'tuổi thọ' của luật (Kỳ 4): Gắn kết chặt chẽ giữa xây dựng và thi hành pháp luật

Học sinh Nam Định hưởng ứng Ngày Pháp luật 2022. (Ảnh: PLVN)
(PLVN) -  Thông qua công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, không chỉ đưa pháp luật đến người dân, mà còn là sự tương tác, tiếp nhận phản ánh của người dân, doanh nghiệp về tính khả thi của các chính sách pháp luật. Như vậy, công tác này không đơn thuần đưa pháp luật vào cuộc sống mà còn triển khai định hướng lớn là đưa cuộc sống vào pháp luật.

Nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng trong doanh nghiệp

Quang cảnh Hội nghị
(PLVN) - Theo Phó Ban Tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam, Tổng biên tập Báo Nhân dân Lê Quốc Minh, vai trò, vị trí lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện của Đảng ngày càng trở nên quan trọng; việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với mọi thành phần, đặc biệt trong khối DN bao gồm cả khu vực kinh tế tư nhân trở thành yêu cầu cấp thiết...

Sáng nay, Thủ tướng đối thoại với thanh niên

Các Bí thư Trung ương Đoàn nhận hoa chúc mừng của Thủ tướng Phạm Minh Chính - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Sáng nay, 22/3 tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị đối thoại với thanh niên năm 2023 với chủ đề "Xây dựng nguồn nhân lực trẻ chất lượng cao đáp ứng kỷ nguyên 4.0".

Lấy ý kiến nhân dân đối với dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi): Gần 1,4 triệu lượt góp ý kiến vào nội dung dự thảo

Lấy ý kiến nhân dân đối với dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi): Gần 1,4 triệu lượt góp ý kiến vào nội dung dự thảo
(PLVN) -  Việc tổ chức lấy kiến nhân dân rộng rãi lần này đã phát huy quyền làm chủ, huy động trí tuệ, tâm huyết, thể hiện ý chí, nguyện vọng của nhân dân để hoàn thiện dự thảo Luật phù hợp với chủ trương, đường lối của Đảng, bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất, khả thi của hệ thống pháp luật, đáp ứng được yêu cầu phát triển đất nước trong giai đoạn mới…

'Áo mới' cho TP HCM

Ảnh minh họa
(PLVN) -  Ngày 20/3/2023, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 38/NQ-CP về đề nghị xây dựng Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP HCM.