Hôm nay, diễn ra Hội nghị về tiêu thụ lúa gạo ĐBSCL

Xuất khẩu gạo Việt Nam đầu năm 2019 gặp khó khăn
Xuất khẩu gạo Việt Nam đầu năm 2019 gặp khó khăn
(PLVN) - Hội nghị thúc đẩy sản xuất tiêu thụ lúa gạo Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) diễn ra hôm nay tại Đồng Tháp với sự chủ trì của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN& PTNT), phối hợp cùng Ngân hàng Nhà nước, Bộ Công Thương và tỉnh Đồng Tháp theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ trước đó. Hội nghị diễn ra trong bối cảnh xuất khẩu gạo của Việt Nam đầu năm 2019 gặp nhiều khó khăn, giảm so với cùng kỳ năm trước.

Dự kiến có khoảng 350 đại biểu bao gồm lãnh đạo các bộ, ngành trung ương, các viện nghiên nghiên cứu, trường đại học trên địa bàn vùng ĐBSCL tham dự hội nghị. 

Trước đó, vào ngày 19/2, Thủ tướng Chính phủ đã có cuộc họp quan trọng bàn về các giải pháp trước mắt và lâu dài về tình hình tiêu thụ lúa gạo. Thủ tướng yêu cầu, trước mắt Bộ Tài chính thu mua đưa vào dự trữ quốc gia năm 2019 với lượng 200 nghìn tấn gạo và 80 nghìn tấn thóc. 

Trong khi đó, một số doanh nghiệp Trung Quốc đã trao đổi, thống nhất với các đối tác của Việt Nam về nhu cầu nhập khẩu gạo của Việt Nam. Biên bản ghi nhớ đã được ký kết  giữa Tổng Công ty Lương thực Miền Nam (Vinafood 2) và Thung lũng Thực phẩm Nông nghiệp Công nghệ cao quốc gia Sơn Đông - Trung Quốc (FVC).

Hai bên sẽ thực hiện ngay Bản ghi nhớ này trong nửa đầu năm 2019. Đến nay, sự vào cuộc tích cực, chủ động của các cơ quan và cộng đồng doanh nghiệp đã góp phần làm giảm áp lực thị trường, giá lúa gạo tại ĐBSCL có những diễn biến chuyển động tích cực. Giá lúa tươi tăng 200 đồng/kg, giá gạo nguyên liệu tăng 165 đồng/kg.

Trong những năm qua, Việt Nam luôn nằm trong top 3 quốc gia xuất khẩu gạo nhiều nhất thế giới, chỉ sau Ấn Độ và Thái Lan. Công tác phát triển thị trường xuất khẩu gạo đạt được những kết quả tích cực, gạo Việt Nam đã xuất khẩu tới khoảng 150 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Xuất khẩu gạo năm 2018 đạt 6,1 triệu tấn, trị giá 3,06 tỷ USD, tăng 5,1% về lượng và  16,3% so với năm 2017, tăng trưởng mạnh về giá trị. Năm 2019, diện tích lúa trên cả nước là 7,53 triệu ha, năng suất trung bình 58,1 tấn/ha, sản lượng gạo dự kiến đạt 43,8 triệu tấn, tương đương năm 2018, đủ cho nhu cầu trong nước và kế hoạch xuất khẩu.

Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tiếp tục dành sự quan tâm, chỉ đạo sâu sát và có nhiều quyết sách tạo thuận lợi hơn cho xuất khẩu gạo. Tuy nhiên, hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam vẫn đang phải đối mặt với những khó khăn, thách thức trong bối cảnh thương mại gạo toàn cầu vẫn tiềm ẩn những biến động khó lường.

Từ cuối năm 2018 đến nay việc tiêu thụ gạo gặp một số khó khăn, giá gạo giảm. Xuất khẩu gạo tháng 1/2019 đạt 437,6 nghìn tấn với giá trị đạt 195,3 triệu USD, giảm 10,9% về khối lượng và 18,2% về giá trị so với cùng kỳ năm 2018.

Trong đó, thị trường lớn nhất là Trung Quốc giảm, các thị trường khác chưa có nhiều khởi sắc. Nguyên nhân do nguồn cung dồi dào vì đang bước vào thu hoạch vụ Đông Xuân - vụ lúa lớn nhất trong năm, trong khi đó các giao dịch xuất khẩu cũng ít hơn trong thời gian gần Tết. Các thị trường quốc tế đang tiếp tục có sự cạnh tranh gia tăng về chất lượng, chủng loại và yêu cầu kiểm tra chất lượng hàng xuất khẩu.

Đọc thêm

7 vấn đề khuyến nghị các doanh nghiệp, hiệp hội về phòng vệ thương mại trong Hiệp định EVFTA và các FTA thế hệ mới

Bộ Công Thương đang triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng tốt những ưu đãi từ EVFTA cũng như các FTA thế hệ mới.
(PLVN) - Bộ Công Thương đang triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng tốt những ưu đãi từ EVFTA cũng như các FTA thế hệ mới. Đại diện Cục Phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương đã đưa ra 7 vấn đề khuyến nghị các doanh nghiệp, hiệp hội xử lý hiệu quả các biện pháp phòng vệ thương mại.

FTA Index: Công cụ giúp Bắc Giang khai phá thị trường tiềm năng và sản phẩm xuất khẩu

Lĩnh vực công nghiệp điện tử tại Bắc Giang rất phát triển.
(PLVN) - Đối với Bắc Giang (BG), FTA Index có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng thương mại và đầu tư. Việc áp dụng các chỉ số FTA Index giúp Bắc Giang hiểu rõ hơn về các cơ hội và thách thức trong việc tận dụng các FTA, từ đó có thể đưa ra các chiến lược phù hợp để phát triển kinh tế, gia tăng xuất khẩu và thu hút đầu tư.

Dự báo lãi suất xu hướng tăng đến cuối năm

Dự báo ngân hàng sẽ “hút” mạnh tiền gửi dịp cuối năm. (Ảnh: TBNH)
(PLVN) -  Với việc các ngân hàng đang đồng loạt tăng lãi suất, lượng tiền gửi vào các ngân hàng cũng tăng đều theo từng tháng, các chuyên gia dự báo trong giai đoạn này, xu hướng dòng tiền đã quay trở lại sản xuất.

Hiện thực hóa chủ trương phát triển công nghiệp bán dẫn

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) - Phát triển lĩnh vực bán dẫn là đột phá chiến lược và cũng là nhiệm vụ trọng tâm, là việc cần làm, phải làm và quyết tâm làm bằng được. Đó là chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính khi giao nhiệm vụ chung và các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể với các Bộ, ngành, địa phương, tại Phiên họp lần thứ nhất vừa diễn ra của Ban Chỉ đạo quốc gia về phát triển ngành công nghiệp bán dẫn.

Ngành Hải quan phải hướng tới mục tiêu kép

Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng phát biểu chỉ đạo Hội nghị. (Ảnh: H.P)
(PLVN) - Theo Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng, trong thời gian tới, ngành Hải quan phải nỗ lực giải quyết thách thức, vừa đơn giản hóa thủ tục, vừa tăng cường phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại để hướng tới mục tiêu kép: tạo thuận lợi thương mại tối đa vừa đảm bảo an ninh quốc gia vừa chống thất thu ngân sách cao nhất.

Các hiệp định thương mại tự do là 'bàn đạp' thương mại đưa nước ta tiến vào kỷ nguyên mới

Hình ảnh minh họa.
(PLVN) - Triển khai có hiệu quả các FTA, nhất là các FTA thế hệ mới tạo ra cơ hội mở rộng, đa dạng hóa thị trường với mức ưu đãi cao, tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng, mạng lưới sản xuất toàn cầu; góp phần tích cực vào quá trình đổi mới đồng bộ và toàn diện, khơi dậy tiềm năng của đất nước và sức sáng tạo của các tầng lớp nhân dân, cải thiện đời sống nhân dân, nâng cao trình độ phát triển...

Triển khai FTA Index giúp Bắc Giang định vị vị thế trong Hội nhập kinh tế Quốc tế

Ảnh minh họa
(PLVN) -  Khi triển khai FTA Index, Bắc Giang sẽ có cơ hội "định vị" rõ ràng vị thế của mình trên bản đồ hội nhập kinh tế quốc tế của cả nước. Điều này không chỉ thúc đẩy các giải pháp về truyền thông và xúc tiến đầu tư mà còn cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, giúp tận dụng tối đa các Hiệp định Thương mại tự do (FTA) để thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Đồng thời, mở ra cơ hội lựa chọn những nhà đầu tư quốc tế phù hợp, góp phần vào mục tiêu phát triển bền vững của tỉnh.

Giới chức Vương quốc Anh kỳ vọng gì sau khi gia nhập CPTPP?

Quang cảnh hội nghị nhóm các nước trong khối CPTPP tại thành phố Vancouver, Canada vào tháng trước. Ảnh: DW.
(PLVN) - Anh trở thành quốc gia châu Âu đầu tiên chính thức tham gia Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương ( CPTPP ) vào hôm nay, 15/12. Một số quan chức Anh đã bày tỏ nhiều kỳ vọng vào hợp tác tăng trưởng kinh tế trong thời gian tới.