Hội thi tìm hiểu Nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam Bộ và bản Dạ cổ hoài lang

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Chiều 20/9, Ban Thường vụ Tỉnh đoàn Bạc Liêu phối hợp Ban Giám đốc Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh tổ chức khai mạc Hội thi tìm hiểu về Nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam Bộ và bản Dạ cổ hoài lang năm 2024.
Các đại biểu tham dự Hội thi.

Các đại biểu tham dự Hội thi.

Tham dự Hội thi, có lãnh đạo Ban Dân vận Tỉnh ủy; Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy; Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh; Tỉnh đoàn; Phòng Văn hóa, Thông tin các huyện, thị, thành phố; Ban Giám khảo và 9 đội dự thi.

Anh Phạm Tuấn Tài - Bí thư Tỉnh đoàn, Chủ tịch Hội LHTN tỉnh Bạc Liêu, nhấn mạnh: “Tuổi trẻ Bạc Liêu rất tự hào khi được sinh ra và lớn lên trên quê hương có bề dày truyền thống cách mạng và là cái nôi của Nghệ thuật đờn ca tài tử Nam bộ, bởi lẽ nơi đây đã sản sinh ra rất nhiều danh ca, danh cầm nổi tiếng khắp các tỉnh Nam Kỳ, tiêu biểu như Nhạc sĩ tài hoa Cao Văn Lầu (hay còn gọi là Bác Sáu Lầu) là tác giả của bài “Dạ cổ Hoài lang” - tiền thân của bài vọng cổ ngày nay.

Đặc biệt, càng vinh dự hơn khi Nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam bộ được UNESCO vinh danh là Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của Nhân loại vào năm 2013. Đây không chỉ là niềm tự hào của thế hệ trẻ và người dân Bạc Liêu mà còn của dân tộc Việt Nam, là minh chứng sống động về sức lan tỏa của văn hóa truyền thống Việt Nam trong dòng chảy hội nhập văn hóa thế giới”.

Ông Phan Thanh Duy - Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy Bạc Liêu và anh Phạm Tuấn Tài - Bí thư Tỉnh đoàn Bạc Liêu tặng quà lưu niệm cho Ban Giám khảo Hội thi.

Ông Phan Thanh Duy - Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy Bạc Liêu và anh Phạm Tuấn Tài - Bí thư Tỉnh đoàn Bạc Liêu tặng quà lưu niệm cho Ban Giám khảo Hội thi.

“Tuổi trẻ Bạc Liêu luôn xác định vai trò, trách nhiệm của mình trong việc góp phần cùng các cấp, các ngành địa phương thực hiện “Đề án bảo tồn và phát huy giá trị Di sản văn hóa phi vật thể Nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam bộ trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu giai đoạn 2021 - 2025” của UBND tỉnh, qua đó nhằm giúp cho cán bộ, đoàn viên, thanh niên và thiếu nhi hiểu về ý nghĩa, giá trị sự ra đời “Bản dạ cổ hoài lang” của cố nhạc sĩ Cao Văn Lầu, sự ra đời và phát triển của nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam Bộ. Từ đó từng bước xây dựng phong trào quần chúng nhân dân tham gia bảo vệ di sản, nâng cao chất lượng và phát huy phong trào Đờn ca tài tử ở địa phương, đơn vị”, Bí thư Tỉnh đoàn Bạc Liêu chia sẻ.

Theo Ban Tổ chức Hội thi tìm hiểu về Nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam Bộ và bản Dạ cổ hoài lang, đối tượng tham gia là cán bộ Đoàn, đoàn viên, thanh niên, học sinh, sinh viên đang sinh hoạt, học tập và làm việc trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu (không quá 35 tuổi, trường hợp đặc biệt có thể thêm từ 1 đến 2 tuổi).

Các đội thi trình bày bản Dạ cổ hoài lang đúng lời chuẩn theo Quyết định của UBND tỉnh Bạc Liêu.

Các đội thi trình bày bản Dạ cổ hoài lang đúng lời chuẩn theo Quyết định của UBND tỉnh Bạc Liêu.

Các đội thi sẽ trải qua 3 phần thi: Phần thứ nhất “Thi tự giới thiệu về đội” - Bằng các hình thức tự do, hát, thơ, hò, vè.... các đội lần lượt giới thiệu về đội và các thành viên của mình. Phần thứ hai “Trả lời câu hỏi trắc nghiệm”.

Ban Tổ chức sẽ chia các đội thi thành 3 bảng, mỗi bảng gồm có 3 đội thi, đại diện thành viên mỗi bảng thi sẽ chọn bộ đề và cùng trả lời 10 câu hỏi trắc nghiệm xoay quanh nội dung về sự ra đời, phát triển nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam Bộ, bản Dạ cổ hoài lang và về cuộc đời, sự nghiệp của cố nhạc sĩ Cao Văn Lầu.

Đối với phần thi thứ ba “Phần thi ca” - Các đội thi sẽ trình bày bản Dạ cổ hoài lang đúng lời chuẩn theo Quyết định của UBND tỉnh Bạc Liêu. Sau đó, các đội tiếp tục tự chọn và trình bày 1 trong 20 bản tổ của nghệ thuật Đờn ca tài tử với các chủ đề ca ngợi về Đảng, về Bác Hồ; ca ngợi quê hương đất nước; biểu dương gương người tốt, việc tốt, giữ gìn và phát huy những giá trị văn hoá truyền thống...

Trên cơ sở kết quả chấm điểm của Ban Giám khảo, Ban Tổ chức sẽ chọn ra 6 đội có tổng số điểm cao nhất để bước vào phần thi hát với chủ đề ngẫu nhiên. Đặc biệt, để tạo điều kiện, ủng hộ, khuyến khích sự chuẩn bị chu đáo và tinh thần tham gia tích cực của các đội thi.

Ông Phan Thanh Duy - Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy Bạc Liêu và anh Phạm Tuấn Tài - Bí thư Tỉnh đoàn Bạc Liêu trao Giải Nhất cho đội huyện Đông Hải.

Ông Phan Thanh Duy - Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy Bạc Liêu và anh Phạm Tuấn Tài - Bí thư Tỉnh đoàn Bạc Liêu trao Giải Nhất cho đội huyện Đông Hải.

Bà Lê Kim Thúy – Phó Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Bạc Liêu cùng Nghệ nhân ưu tú Đỗ Ngọc Ẩn - Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Bạc Liêu trao 2 Giải Nhì cho huyện Vĩnh Lợi và Phước Long.

Bà Lê Kim Thúy – Phó Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Bạc Liêu cùng Nghệ nhân ưu tú Đỗ Ngọc Ẩn - Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Bạc Liêu trao 2 Giải Nhì cho huyện Vĩnh Lợi và Phước Long.

Sau một buổi làm việc khẩn trương và tích cực của Ban Tổ chức và Ban giám khảo cũng như sự nỗ lực hết mình của các thí sinh. Ban Tổ chức tổ chức bế mạc và trao 1 Giải Nhất cho đội huyện Đông Hải; 2 Giải Nhì cho huyện Vĩnh Lợi và Phước Long; 3 Giải Ba cho đội Đoàn khối tỉnh, thị xã Giá Rai và huyện Hòa Bình; 3 Giải Khuyến khích cho đội TP Bạc Liêu, huyện Hồng Dân và Đại học Bạc Liêu.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Cùng mỉm cười với Phật

Cùng mỉm cười với Phật
GNO - Không phải ngẫu nhiên nhiều người trên thế giới đều thích trình bày tranh tượng Phật trong nhà dù không phải là Phật tử. Nụ cười Phật góp phần tạo nên không gian thanh tịnh tốt lành.

Phải mất thứ gì đấy, con người ta mới suy nghĩ lại những sai trái của mình

Ảnh minh hoạ. (Ảnh: internet).
(PLVN) -  Cuộc sống là một hành trình dài đầy những sai lầm và bài học. Nhưng có một sự thật không thể chối cãi: con người ta thường chỉ nhận ra sai lầm của mình khi đã mất đi một điều gì đó quý giá. Dường như, sự mất mát chính là “hồi chuông cảnh tỉnh” mạnh mẽ nhất, buộc chúng ta phải đối diện với chính mình.

Ba thứ vô thường, vô giá, và cần trân trọng trong đời người

Ảnh minh hoạ (Ảnh:Giacngo.vn)
(PLVN) -  Trong cuộc đời mỗi con người, có những thứ thoáng qua như cơn gió, dễ đến và cũng dễ đi. Đó là công danh, tiền tài và sự nghiệp. Những thứ này, dù có vẻ hào nhoáng và rực rỡ, thực chất chỉ là phù du. Công danh có thể mất đi khi thời thế đổi thay, tiền tài cũng chỉ như nước chảy qua tay, và sự nghiệp, dù lớn lao đến đâu, cũng chẳng thể trường tồn mãi. Đuổi theo những điều này mà quên đi giá trị thực sự của cuộc sống, con người sẽ tự đánh mất chính mình.

Tàu siêu tốc xuyên Đại Tây Dương từ New York đến London chỉ trong gần 1 giờ

Tàu siêu tốc xuyên Đại Tây Dương từ New York đến London chỉ trong 1 giờ (Ảnh: NDTV)
(PLVN) - Ý tưởng táo bạo về một đường hầm xuyên Đại Tây Dương kết nối New York và London đang trở lại, hứa hẹn rút ngắn thời gian di chuyển giữa hai thành phố xuống còn chưa đầy một giờ. Dự án không chỉ mở ra kỷ nguyên mới cho giao thông liên lục địa mà còn mang đến giải pháp thân thiện với môi trường so với hàng không truyền thống.

Ngày vía Phật A Di Đà là ngày nào?

Ngày vía Phật A Di Đà là ngày nào?
Ngày vía Phật A Di Đà là ngày tưởng nhớ Đức Phật A Di Đà, tác lễ tri ân công đức mà Ngài đã dày công tạo lập Thế giới cực lạc. Hằng năm ngày vía Phật A Di Đà được tổ chức vào ngày 17/11 âm lịch.

Nhạc Trịnh qua phong cách jazz

Nhạc Trịnh qua phong cách jazz do ca sĩ Quỳnh Phạm thể hiện vừa phóng khoáng vừa có chút tự sự. (Ảnh: Hanoi Blues Note)
(PLVN) - Trong Album “Rồi như đá ngây ngô”, 5 ca khúc của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn được ca sĩ Quỳnh Phạm thể hiện theo phong cách jazz của riêng cô, vừa có chút phóng khoáng vừa có chút tự sự, trong không khí lắng đọng đến từ những trải nghiệm cuộc đời.

Phần thi mới lạ xuất hiện ở Hoa hậu Quốc gia Việt Nam 2024

Phần thi mới lạ xuất hiện ở Hoa hậu Quốc gia Việt Nam 2024
(PLVN) - Cuối tuần qua, tại TP HCM, các thí sinh Hoa hậu Quốc gia Việt Nam tham gia 2 phần thi: Người đẹp tài năng và Người đẹp nữ công gia chánh. Phần thi Người đẹp nữ công gia chánh là phần thi mới lạ, mang tinh thần tôn vinh văn hóa và truyền thống của người phụ nữ Việt.