Hội thảo quốc tế về Biển Đông: Cần có thêm quy định với hoạt động trong “vùng xám”

Các đại biểu tại hội thảo.
Các đại biểu tại hội thảo.
(PLVN) - Bàn về “chiến thuật vùng xám”, các đại biểu cho rằng đây là chiến thuật thường được các nước lớn sử dụng nhằm mở rộng kiểm soát không gian biển, biến khu vực không tranh chấp thành tranh chấp, nhưng dưới ngưỡng chiến tranh để không gây ra xung đột quân sự. 

Bộ Ngoại giao cho hay, chiều 7/11, tại Hà Nội, Hội thảo khoa học quốc tế về Biển Đông lần thứ 11 với chủ đề “Biển Đông: Hợp tác vì an ninh và phát triển khu vực” do Học viện Ngoại giao (DAV), Quỹ Hỗ trợ Nghiên cứu Biển Đông (FESS) và Hội Luật gia Việt Nam (VLA) tổ chức đã kết thúc tốt đẹp. 

Sau 2 ngày làm việc tích cực trong không khí cởi mở, hữu nghị, thẳng thắn và thực chất, đã có 47 bài phát biểu được trình bày cùng với hơn 250 lượt thảo luận, trao đổi sôi nổi. 

Các đại biểu đã thảo luận tình hình Biển Đông trong bối cảnh khu vực địa chính trị rộng lớn hơn gồm Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, Biển Hoa Đông, và hai vùng địa cực. 

Các đại biểu đại biểu cũng trao đổi về lợi ích và quan tâm của các nước ngoài khu vực đối với Biển Đông, các vấn đề cụ thể như sự phát triển của chiến thuật vùng xám và bảo vệ môi trường biển và nghề cá.

Trình bày của các đại biểu cho thấy khu vực Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương là một cấu trúc địa chiến lược đang định hình, kết nối chặt chẽ về lịch sử, tự nhiên và kinh tế - chính trị - xã hội. 

Trong bối cảnh mới, khu vực chia sẻ nhiều lợi ích chung về an ninh, kết nối, kinh tế thương mại, phát triển. 

Các đại biểu nhấn mạnh khu vực cần thượng tôn pháp luật, đề cao các giá trị tự do, rộng mở, không loại trừ ai, kết nối và hợp tác nhiều mặt, minh bạch và cân bằng. 

Hợp tác khu vực cần được thúc đẩy qua các kênh song phương, nhiều bên, đa phương đặc biệt là các cơ chế của ASEAN. 

Vai trò của các quốc gia tầm trung rất được quan tâm, kể cả các đóng góp của các quốc gia ngoài khu vực như EU. 

Đại sứ EU tại Việt Nam Giorgio Aliberti nhấn mạnh sự quan tâm và vai trò của EU ở khu vực nói chung và Biển Đông nói riêng; khẳng định EU không chỉ là đối tác thương mại và phát triển mà còn là đối tác an ninh trong khu vực. 

Trong vai trò đó, EU có giá trị “cân bằng ảnh hưởng”, thúc đẩy trật tự dựa trên luật lệ, nhất là tôn trọng đầy đủ luật pháp quốc tế, gồm cả UNCLOS 1982.

Các đại biểu nhận định các nước còn nhiều cơ hội hợp tác trên Biển Đông và các vùng biển rộng lớn hơn, song cũng bày tỏ lo ngại mâu thuẫn trên biển ngày càng có tính chiến lược và có khả năng mở rộng tới các vùng địa cực; trở thành khu vực tranh giành ảnh hưởng của nhiều nước lớn. 

Bàn về “chiến thuật vùng xám”, các đại biểu cho rằng đây là chiến thuật thường được các nước lớn sử dụng nhằm mở rộng kiểm soát không gian biển, biến khu vực không tranh chấp thành tranh chấp, nhưng dưới ngưỡng chiến tranh để không gây ra xung đột quân sự. 

“Chiến thuật vùng xám” là hoạt động có chủ đích nhằm “lách luật” quốc tế để tránh bị lên án, không phải do luật quốc tế thiếu quy định hoặc quy định thiếu chặt chẽ như một số nước thường biện minh.

Để hạn chế chiến thuật vùng xám, một số ý kiến cho rằng cần có thêm quy định đối với các hoạt động trong “vùng xám”, song cũng nhiều ý kiến cho rằng cần nhất là nâng cao nhận thức, hiểu biết về luật pháp và nâng cao năng lực thực thi luật pháp của các nước bị ảnh hưởng. 

Về chủ đề bảo vệ môi trường và nguồn cá, các diễn giả nhận định Biển Đông hiện đang bị ô nhiễm nghiêm trọng, khai thác quá mức và quản lý yếu kém. 

Tất cả các nước, đặc biệt các nước tiếp giáp có trách nhiệm hợp tác giải quyết các thách thức này vì ô nhiễm môi trường và cạn kiệt nguồn cá tác động đến hệ sinh thái biển, sinh kế của người dân ven biển và kinh tế của các nước. 

Nhiều biện pháp được đề xuất để bảo vệ môi trường và nguồn cá, trong đó có hoạt động hợp tác thu thập dữ liệu khoa học về biển và phối hợp chính sách quản lý nghề cá…

Tuy nhiên, có thể nhận thấy việc thiếu thiện chí trong tuân thủ pháp luật quốc tế, né tránh giải quyết tranh chấp một cách triệt để làm suy giảm lòng tin, qua đó hạn chế sự hợp tác của các bên liên quan. 

Phát biểu trong Phiên bế mạc, PGS.TS. Nguyễn Vũ Tùng, Giám đốc Học viện Ngoại giao nhấn mạnh sự cần thiết của việc xây dựng trật tự khu vực dựa trên luật lệ, tầm quan trọng của UNCLOS 1982, vai trò của chủ nghĩa đa phương, trong đó có vai trò trung tâm của ASEAN trong bối cảnh cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn gia tăng. 

PGS.TS. Nguyễn Vũ Tùng kết luận các nước trong và ngoài khu vực cần chung tay để “trở thành một phần của giải pháp, chứ không phải một phần của vấn đề Biển Đông”.

Hội thảo khoa học quốc tế về Biển Đông lần thứ 11 đã thành công tốt đẹp, thể hiện nỗ lực đóng góp của giới học giả trong và ngoài nước đối với việc duy trì hòa bình, ổn định và phát triển ở Biển Đông.

Đọc thêm

Thúc đẩy hợp tác kinh tế, đầu tư, thương mại Việt Nam - Cuba

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính gặp Chủ tịch nước Cộng hòa Cuba Miguel Díaz-Canel. Ảnh: VGP
(PLVN) - Theo tin từ Bộ Ngoại giao ngày 3/12, ngày 2/12, nhân dịp tham dự Hội nghị thượng đỉnh hành động khí hậu thế giới trong khuôn khổ Hội nghị lần thứ 28 các bên tham gia Công ước khung về biến đổi khí hậu của Liên hợp quốc (COP28), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã gặp Chủ tịch nước Cộng hòa Cuba Miguel Díaz-Canel.

Tuyên bố chung Việt Nam - Thổ Nhĩ Kỳ

Tuyên bố chung Việt Nam - Thổ Nhĩ Kỳ
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu Việt Nam vừa kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Thổ Nhĩ Kỳ từ ngày 29 - 30/11 theo lời mời của Chính phủ Cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ. Trân trọng giới thiệu toàn văn Tuyên bố chung Việt Nam - Thổ Nhĩ Kỳ:

Bế mạc Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ XIII

Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam khóa XIII, nhiệm kỳ 2023-2028 ra mắt.
(PLVN) - Sáng 3/12, Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ XIII diễn ra phiên bế mạc. Tham dự phiên bế mạc có bà Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương; ông Đỗ Văn Chiến, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận tổ quốc Việt Nam; Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà.

Bộ Quốc phòng triển khai nhiệm vụ tháng 12/2023

Đại tướng Phan Văn Giang phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Theo báo cáo tại Hội nghị giao ban Bộ Quốc phòng, tháng 11/2023, Thường vụ Quân ủy Trung ương, lãnh đạo Bộ Quốc phòng đã lãnh đạo, chỉ đạo toàn quân hoàn thành toàn diện các nhiệm vụ trong tháng.

Trí - Dũng - Nhân của một vị tướng thời đại Hồ Chí Minh

Thừa ủy quyền của Chủ tịch nước, Đại tướng Phan Văn Giang đã trao danh hiệu Anh hùng LLVTND tặng Trung tướng Đặng Quân Thụy. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phan Văn Giang nhận xét, ở Trung tướng Đặng Quân Thụy hội tụ đầy đủ nhân cách “Trí - Dũng - Nhân -Tín - Liêm - Trung” của một vị Tướng thời đại Hồ Chí Minh. Những chiến công, thành tích nổi bật của ông đã góp phần quan trọng cùng toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta liên tiếp giành thắng lợi trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, đỉnh cao là chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Xây dựng Công đoàn Việt Nam thực sự là một tổ chức của người lao động, do người lao động và vì người lao động

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng dự Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam
(PLVN) -Phát biểu chỉ đạo tại Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đề nghị triển khai sâu sắc, toàn diện, thực chất các hoạt động công đoàn, tập trung thực hiện các nhiệm vụ cốt lõi, trọng tâm, mang lại lợi ích cho người lao động, xây dựng niềm tin, tạo sự gắn kết giữa người lao động với tổ chức công đoàn để Công đoàn Việt Nam thực sự là một tổ chức của người lao động, do người lao động và vì người lao động.

Quốc hội cùng Chính phủ khơi thông nguồn lực phát triển Kỳ 1: Giám sát để giải quyết căn cơ những bất cập của cơ chế, chính sách

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc triển khai Kết luận số 19 của Bộ Chính trị. (Nguồn ảnh: Quochoi.vn)
(PLVN) -Thời gian qua, nhất là năm 2023, hoạt động giám sát văn bản quy phạm pháp luật đã được Quốc hội quan tâm chỉ đạo với nhiều đổi mới thiết thực, hiệu quả. Qua đó, chỉ ra được những quy định không còn phù hợp để kịp thời điều chỉnh, góp phần nâng cao hiệu quả của các chính sách.

Tiếp tục nâng cao công tác chuyển đổi số tại Hà Tĩnh

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ dự Hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh và xúc tiến đầu tư vào Hà Tĩnh.
(PLVN) - Nhằm phát huy những kết quả đạt được trong công tác chuyển đổi số, Hà Tĩnh đã đưa ra nhiều giải pháp nâng cao chỉ số đánh giá chỉ số đánh giá chuyển đổi số. Phóng viên Báo Pháp luật Việt Nam đã có cuộc trao đổi với ông Võ Trọng Hải, Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh về vấn đề này:

Việt Nam - Campuchia: Đưa quan hệ hợp tác tiếp tục phát triển thực chất, hiệu quả

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Chủ tịch Quốc hội Vương quốc Campuchia Samdech Khuon Sudary. (Nguồn ảnh: Quochoi.vn)
(PLVN) -Ngày 1/12, tại Nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã chủ trì Lễ đón chính thức và hội đàm với Ủy viên Ban Thường vụ Trung ương Đảng Nhân dân Campuchia (CPP), Chủ tịch Quốc hội Vương quốc Campuchia Samdech Khuon Sudary dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Vương quốc Campuchia thăm chính thức Việt Nam từ ngày 30/11 - 2/12.

Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam: Khẳng định vị thế sau 70 năm xây dựng và phát triển

Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam Phan Chí Hiếu (bìa phải) trao tặng Bằng khen cho Viện Sử học và Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử. (Ảnh: vass.gov.vn).
(PLVN) -Với những thành tựu, kết quả đạt được trong suốt quá trình 70 năm xây dựng và phát triển, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam đã khẳng định được vị thế là cơ quan nghiên cứu về khoa học xã hội và nhân văn hàng đầu của đất nước. Để hiểu rõ hơn về kết quả này cùng các mục tiêu, giải pháp phát triển của Viện trong thời gian tới, Báo Pháp luật Việt Nam đã phỏng vấn TS. Phan Chí Hiếu, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam.

Chiến dịch “Con rồng Mekong”: Sáng kiến được đưa vào tuyên bố chung Việt Nam - Trung Quốc Bài 3: UNODC đánh giá cao vai trò của Hải quan Việt Nam

Quang cảnh Hội nghị tổng kết Chiến dịch “Con rồng Mekong” giai đoạn V. (Ảnh: PV).
(PLVN) -Nhân dịp tham dự Hội nghị tổng kết Chiến dịch “Con rồng Mekong” giai đoạn 5 (tổ chức tại Hà Nội vừa qua), bà Jenna Dawson Faber, Điều phối viên khu vực của UNODC (Cơ quan phòng, chống ma túy và tội phạm của Liên hợp quốc) đã trao đổi với báo chí về vai trò của Hải quan Việt Nam trong thực hiện Chiến dịch “Con rồng Mekong”.

Kiến nghị cộng dồn thời gian đóng BHXH cho quân nhân xuất ngũ đến năm 2000

Ảnh minh họa: VGP
(PLVN) - "Đối chiếu với quy định nêu trên thì thời gian từ ngày 01/01/1995, hạ sĩ quan, binh sĩ phục vụ tại ngũ thuộc diện hưởng sinh hoạt phí, bản thân không phải đóng BHXH; do đó, thời gian từ khi nhập ngũ đến năm 2000 theo kiến nghị của cử tri chưa được tính là thời gian công tác có tham gia đóng BHXH để hưởng các chế độ BHXH sau này", Bộ Quốc phòng thông tin.

Các đối tác cam kết hỗ trợ Việt Nam 15,5 tỷ USD để chuyển đổi năng lượng

Các đối tác cam kết hỗ trợ Việt Nam 15,5 tỷ USD để chuyển đổi năng lượng
(PLVN) - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa công bố Kế hoạch huy động nguồn lực thực hiện Tuyên bố chính trị thiết lập quan hệ đối tác chuyển đổi năng lượng công bằng (JETP), đề nghị các bên liên quan nhanh chóng đạt được thỏa thuận để chuyển số tiền cam kết hỗ trợ Việt Nam trị giá 15,5 tỷ USD thành những dự án mang tính đột phá.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Mong cộng đồng kiều bào tại UAE ngày càng lớn mạnh

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Mong cộng đồng kiều bào tại UAE ngày càng lớn mạnh
(PLVN) - Trong chương trình hoạt động song phương tại Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE), tối 01/12 (giờ địa phương), tại Dubai, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân Lê Thị Bích Trân cùng đoàn đại biểu Việt Nam đã gặp gỡ cán bộ, nhân viên Đại sứ quán và cộng đồng người Việt Nam tại UAE.