Hội thảo phát triển không gian, chức năng dọc sông Sài Gòn: Đề xuất chia hành lang sông thành 4 phân khu phát triển

Sông Sài Gòn đoạn qua trung tâm TP HCM. (Ảnh: Bùi Yên)
Sông Sài Gòn đoạn qua trung tâm TP HCM. (Ảnh: Bùi Yên)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Sông Sài Gòn được đề xuất chia làm 4 phân khu chính để phát triển lợi thế về không gian, hành lang ven bờ song song với bảo tồn các giá trị lịch sử và văn hoá. Đề xuất được liên danh tư vấn Tổ chức Khoa học và chuyên gia Việt Nam toàn cầu (AVSE Global) cùng Viện Quy hoạch vùng Paris (IPR) đưa ra tại “Hội thảo phát triển không gian, chức năng dọc sông Sài Gòn theo kinh nghiệm của Pháp về sông Senine”, tổ chức mới đây.

Đây là lần đầu nhiều nghiên cứu toàn diện về tiềm năng khai thác dòng sông được đưa ra bàn thảo, sau lần Bí thư Thành ủy TP HCM Nguyễn Văn Nên cùng Đoàn công tác TP đi tham quan, học kinh nghiệm quy hoạch sông Senine, TP Paris hồi giữa năm 2023.

Sông Sài Gòn dài 256km, bắt đầu từ Bình Phước sau đó qua Tây Ninh, Bình Dương và TP HCM. Đoạn sông chảy qua TP HCM dài khoảng 80km được ví như "dải lụa mềm" uốn lượn trong lòng thành phố tạo ra những bán đảo đẹp như Thanh Đa hay Thủ Thiêm. Tuy nhiên, hiện nhiều khu vực bờ sông bị lấn chiếm, ảnh hưởng lớn đến phát triển đồng bộ toàn tuyến sông.

TS Nguyễn Thu Trà, đại diện nhóm nghiên cứu cho biết, dọc sông Sài Gòn đoạn chảy qua TP HCM có nhiều vùng lãnh thổ và môi trường khác nhau, nên đòi hỏi điều chỉnh về quy hoạch không gian riêng để khai thác các tiềm năng cũng như bảo tồn giá trị cũ. Do đó, nhóm đề xuất phát triển hành lang sông theo 4 phân khu, dựa trên các lợi thế và đặc trưng riêng.

Phân khu 1 được nghiên cứu theo định hướng kết nối các bản sắc, nằm ở đoạn cuối sông băng qua huyện Củ Chi nối Bến Cát (Bình Dương). Khu vực này nhiều đoạn còn hoang sơ nên nhóm đề xuất phát triển các công viên tự nhiên nhằm bảo tồn, kết hợp nâng cao nền nông nghiệp, cảnh quan, di sản vùng ngoại ô TP HCM.

Phân khu 2 ở phía Đông TP HCM, phần lớn nằm trên ranh giới giữa TP và Bình Dương. Theo nhóm nghiên cứu, đoạn này có cảnh quan là vùng ven đô thị, nên có thể hình thành không gian "giao thoa" giữa thành thị và nông thôn. Trong đó, nơi này sẽ phát triển "công viên nông nghiệp" kết hợp giải trí, sinh thái, kích thích du lịch...

Phân khu 3, tập trung ở bán đảo Thanh Đa (quận Bình Thạnh) và vùng phụ cận. Nơi này được đề xuất phát triển đô thị hỗn hợp mật độ cao và công viên nông nghiệp, giải trí ngập nước...

Cuối cùng là đoạn qua trung tâm TP, từ ngã ba sông Đồng Nai đến cầu Sài Gòn. Đoạn sông này là lối vào vùng lõi đô thị TP HCM, qua một số quận, huyện lâu đời và đông dân nhất. Do vậy, hành lang sông Sài Gòn nơi đây được hướng đến là khu phức hợp đa chức năng với các công trình hiện đại, tạo điểm nhấn... thể hiện sự phát triển của TP HCM.

Ngoài ra, đơn vị tư vấn cũng đề xuất phát triển các hoạt động văn hóa “mang tầm thế giới” cùng nền tảng thương mại, dịch vụ quy mô lớn, tập trung ở khu vực Tân Thuận (quận 7). "Tuy nhiên, TP HCM đang gặp một vấn đề lớn là tình hình biến đổi khí hậu phức tạp, thường ngập nước, sụp lún, nên quá trình nghiên cứu, quy hoạch cần lồng ghép các yếu tố để thích ứng phù hợp", bà Trà nói.

Tại Hội thảo, PGS. TS Nguyễn Hồng Thục, Đại học Quốc gia Hà Nội nhận xét trong các động lực phát triển của TP HCM, kinh tế biển là một chiến lược đột phá nhưng chưa được nhóm tư vấn đề cập. Do vậy, bà cho rằng quy hoạch hành lang sông Sài Gòn không chỉ dừng lại ở 4 phân khu mà cần nối ra sông Soài Rạp phía Cần Giờ, hướng về biển.

"TP HCM có cơ hội rất lớn trên bản đồ hàng hải quốc tế khi có thể là điểm trung gian kết nối các nguồn hàng cho khu vực", bà Thục nói, cho rằng nếu TP không kết nối được sông với biển thì sẽ tiếp tục chậm nhịp phát triển, lỡ nhiều thời cơ.

Tại Hội thảo, Chủ tịch UBND TP HCM Phan Văn Mãi cho biết, TP đang cấp bách thực hiện 3 quy hoạch, gồm: TP thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn 2050; điều chỉnh quy hoạch chung TP HCM đến năm 2040, tầm nhìn 2060 và quy hoạch chung TP Thủ Đức.

Trong đó, sông Sài Gòn được TP xác định là trung tâm và điểm nhấn trong các quy hoạch trên. Do vậy, những ý tưởng, nghiên cứu của các chuyên gia sẽ giúp TP HCM cập nhật, lựa chọn và đưa vào các quy hoạch trên địa bàn. "Định hướng phát triển hành lang dòng sông sẽ dựa trên nguyên tắc bảo tồn các giá trị tự nhiên, văn hóa và lịch sử nhưng cũng khai thác hợp lý trong quá trình phát triển", ông Mãi nói.

Trước đó, hồi tháng 9/2023, tại Hội nghị báo cáo đầu kỳ điều chỉnh quy hoạch chung TP HCM đến năm 2040, tầm nhìn 2060, TS Trần Ngọc Chính, Chủ tịch Hội Quy hoạch Phát triển đô thị Việt Nam nhận định: "Sông Sài Gòn là cảnh quan đặc biệt mà thiên nhiên ban tặng cho TP HCM nhưng các nghiên cứu quy hoạch để phát triển không gian đô thị ven bờ đang rất mờ nhạt".

Theo ông Chính, dòng sông uốn lượn qua TP HCM như một "dải lụa", điều hiếm nơi nào có, nhưng chưa được khai thác hết tiềm năng. Ông so sánh tại Đà Nẵng, sông Hàn chảy qua trung tâm TP khoảng 7km, song được khai thác rất tốt, gồm cả không gian đô thị ven bờ cùng những cầu bắc ngang. Điều này giúp Đà Nẵng mang thương hiệu là "TP của những cây cầu".

Với chiều dài sông Sài Gòn qua TP HCM khoảng 40km và rất rộng, ông Chính cho rằng trong quy hoạch có thể tập trung phát triển trước 15 - 20km, đặc biệt là đoạn qua khu Thủ Thiêm và bán đảo Thanh Đa - Bình Quới, bởi đây được ví như "hòn ngọc" của TP.

"Nếu quy hoạch và làm tốt, 10 - 15 năm nữa sông Sài Gòn không chỉ là điểm nhấn của TP mà sẽ nổi tiếng trên thế giới", ông Chính nói và đề nghị đơn vị tư vấn cần làm rõ các nội dung liên quan quy hoạch phát triển không gian ven sông Sài Gòn, để thấy đây là cảnh quan đặc biệt thiên nhiên ban tặng không phải nơi nào cũng được lợi thế này.

Ngoài sông Sài Gòn, việc phát triển không gian của toàn bộ hệ thống sông ngòi ở TP HCM là nội dung quan trọng cần đưa vào quy hoạch chung lần này, theo ông Chính.

Đọc thêm

Bàn giao nhà tình nghĩa cho cựu quân nhân ở Bình Định

Đại tá Nguyễn Văn Thành trao bảng biểu trưng hỗ trợ xây dựng nhà tình nghĩa cho vợ chồng ông Bản.
(PLVN) - Nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Bình Định vừa phối hợp với Sư đoàn 3 Sao Vàng tổ chức bàn giao nhà tình nghĩa cho cựu quân nhân có hoàn cảnh khó khăn về nhà ở.

Quảng Ninh hội thảo thúc đẩy động lực tăng trưởng phát triển kinh tế di sản

Quang cảnh buổi hội thảo
(PLVN) - Ngày 21/12, tại huyện Vân Đồn, Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản, Hội đồng Lý luận Trung ương và Tỉnh ủy Quảng Ninh đồng tổ chức Hội thảo khoa học “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về thúc đẩy động lực tăng trưởng mới - góc nhìn từ thực tiễn phát triển kinh tế di sản của tỉnh Quảng Ninh”.

Bài học từ quan điểm "trọng tâm, trọng điểm" trong đầu tư công

 Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An Nguyễn Đức Trung kiểm tra tiến độ dự án đường giao thông trọng điểm
(PLVN) - Quán triệt và thực hiện nghiêm nguyên tắc bố trí vốn có trọng tâm, trọng điểm, việc triển khai kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 của tỉnh Nghệ An đã khắc phục triệt để tình trạng bố trí vốn dàn trải, manh mún. Nhờ những giải pháp đồng bộ, quyết liệt, kịp thời, đến nay tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công của tỉnh Nghệ An đạt khá cao, phấn đấu hết năm 2024 đạt trên 97%.

Nghệ An: Hiện thực hóa kỳ vọng từ chiến lược đầu tư công dẫn dắt đầu tư tư

Đại lộ Vinh – Cửa Lò được hoàn thành đưa vào sử dụng thành một biểu tượng mới cho thành phố Vinh.
(PLVN) - Trong bối cảnh nhu cầu nguồn lực để đầu tư phát triển là rất lớn, nhưng khả năng đáp ứng lại hữu hạn, Nghệ An đang áp dụng cách tiếp cận mới để khai thông các điểm nghẽn. Phương châm “Trọng tâm, trọng điểm” lấy nội lực làm căn bản, ngoại lực là quan trọng, kết hợp chặt chẽ nội lực với ngoại lực, lấy đầu tư công dẫn dắt đầu tư tư, đã giúp tối ưu nguồn lực và đạt được những kết quả ấn tượng.

Nâng cao chất lượng công tác thông tin đối ngoại tại Hải Dương

: Các đại biểu tham dự Đại hội
(PLVN) - Nhấn mạnh tầm quan trọng của công tác đối ngoại nhân dân trong tình hình mới, Chủ tịch HĐND tỉnh Hải Dương đề nghị Liên hiệp Các tổ chức hữu nghị tỉnh cần phát huy tinh thần “Chủ động, linh hoạt, sáng tạo, hiệu quả" trong triển khai các hoạt động đối ngoại nhân dân. Nâng cao chất lượng công tác thông tin đối ngoại...

Trên 98% doanh nghiệp có tổ chức công đoàn tại Hà Nam ký thỏa ước lao động tập thể

Trên 98% doanh nghiệp có tổ chức công đoàn tại Hà Nam ký thỏa ước lao động tập thể
(PLVN) -  Ngày 20/12, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh Hà Nam tổ chức hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện Nghị quyết 02-NQ/TW ngày 12/6/2021 của Bộ Chính trị về “Đổi mới tổ chức và hoạt động của Công đoàn Việt Nam trong tình hình mới” (Nghị quyết 02), tổng kết hoạt động công đoàn năm 2024, triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025.

Thượng tá Nguyễn Văn Dưỡng nêu gương, dẫn dắt xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện

Đồng chí Nguyễn Văn Dưỡng (thứ 2 từ phải sang) trao đổi công việc, giao nhiệm vụ cho cán bộ.
(PLVN) - Trên cương vị Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy Quân sự (CHQS) huyện Lắk , tỉnh Đắk Lắk, Thượng tá Nguyễn Văn Dưỡng không chỉ tích cực học tập, rèn luyện, nâng cao trình độ mọi mặt mà luôn sâu sát, sáng tạo trong lãnh đạo, chỉ huy, hoàn thành tốt nhiệm vụ quân sự, quốc phòng (QS, QP) với nhiều thành tích nổi bật, được cấp ủy, chính quyền, đồng đội tín nhiệm, đánh giá cao.

Ngày hội khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh Vĩnh Phúc

Ngày hội khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh Vĩnh Phúc
(PLVN) - Sáng 20/12, tại Vĩnh Phúc, UBND tỉnh Vĩnh Phúc phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức sự kiện Ngày hội khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh Vĩnh Phúc lần thứ 2, năm 2024 với chủ đề: “Vĩnh Phúc - Khát vọng, bứt phá”.