Hội thảo khoa học quốc tế 'Môi trường và Kỹ thuật điện - Châu Á 2023'

PGS.TS. Đinh Văn Châu phát biểu khai mạc hội thảo.
PGS.TS. Đinh Văn Châu phát biểu khai mạc hội thảo.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Hội thảo khoa học quốc tế với chủ đề: “Môi trường và Kỹ thuật điện - Châu Á 2023” khai mạc sáng nay, 13/11, kéo dài đến hết ngày 15/11 tại Trung tâm hội nghị Quốc gia (Hà Nội).

“Môi trường và Kỹ thuật điện - Châu Á 2023 EEE-AM 2023" (EEE-AM 2023) là một diễn đàn quốc tế để trao đổi ý tưởng và thông tin về các hệ thống năng lượng. Hội thảo do Đại học Điện lực cùng Hội Kỹ sư Điện và Điện tử tại Việt Nam và Hiệp hội Ứng dụng công nghiệp IEEE phối hợp đồng tổ chức.

Phát biểu khai mạc hội thảo, PGS.TS. Đinh Văn Châu - Quyền Hiệu trưởng Trường Đại học Điện lực cho biết, EEE-AM 2023 là một diễn đàn để các nhà khoa học và các bên liên quan thảo luận, chia sẻ những kinh nghiệm, kết quả nghiên cứu mới nhất, các công nghệ và định hướng liên quan đến lĩnh vực năng lượng và môi trường. Diễn đàn nhằm mục đích cung cấp một cái nhìn tổng quan về các vấn đề khoa học, kỹ thuật, kinh tế và xã hội về việc áp dụng kỹ thuật điện trong bối cảnh các tác động môi trường liên quan nhằm tạo động lực cho nền kinh tế xanh và đưa ra những quan điểm mới trong lĩnh vực này.

"Việc đổi mới và phát triển các công nghệ năng lượng tiên tiến trong tương lai chính là chìa khóa, là giải pháp cho những thách thức mà chúng ta đang đối mặt trong vấn đề bảo vệ môi trường, giảm phát thải khí nhà kính, giảm nóng lên toàn cầu... Phát triển công nghệ năng lượng có ý nghĩa chiến lược hết sức quan trọng, làm nền tảng hạ tầng để phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, thực hiện mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Tuy nhiên, phát triển bền vững phải đi đôi với bảo vệ môi trường là mục tiêu lâu dài, là nhiệm vụ chiến lược không chỉ đối với Việt Nam mà thu hút sự quan tâm của toàn thể các quốc gia trên thế giới", PGS.TS Đinh Văn Châu nhấn mạnh.

Toàn cảnh hội thảo.

Toàn cảnh hội thảo.

Theo đánh giá của Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Trần Hồng Thái, Hội thảo khoa học quốc tế “Môi trường và Kỹ thuật điện - Châu Á 2023" sẽ góp phần rất tốt nhằm định hướng cho các nhà quản lý hoàn thiện cơ chế chính sách về năng lượng; tạo cơ hội trao đổi, giới thiệu, cập nhật những thông tin công nghệ mới trong và mở rộng hợp tác quốc tế lĩnh vực năng lượng nói chung và chuyển đổi năng lượng nói riêng.

"Thông qua hội thảo, ngoài việc thảo luận những vấn đề chuyển đổi năng lượng, năng lượng mặt trời và lưới điện thông minh, chúng tôi mong muốn nhận được những ý kiến thảo luận của những chuyên gia, doanh nghiệp để nhận diện, tháo gỡ những tồn tại, xác định nhu cầu thực tế cũng như đánh giá tính khả thi, tính ứng dụng, tính phù hợp và khả năng chuyển giao công nghệ cho Việt Nam. Từ đó làm cơ sở cho các cơ quan quản lý nhà nước như Bộ Khoa học và Công nghệ trong công tác xây dựng chính sách cũng như thực hiện tốt vai trò quản lý nhà nước, hỗ trợ doanh nghiệp thông qua các hoạt động kết nối cung - cầu công nghệ sau này", Thứ trưởng Trần Hồng Thái nêu.

Qua đây, Thứ trưởng đề nghị ban tổ chức hội thảo tổng hợp các định hướng, phương hướng, kiến nghị để triển khai hoạt động nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao công nghệ lĩnh vực năng lượng trong thời gian tới; Khuyến khích các nhà khoa học, tổ chức và doanh nghiệp lĩnh vực năng lượng tích cực tham gia nghiên cứu KH&CN lĩnh vực năng lượng thông qua các Chương trình KH&CN cấp quốc gia đã được phê duyệt, đặc biệt là Chương trình KC.05/21-30 nhằm giúp phát triển ngành năng lượng Việt Nam nói riêng và góp phần vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước nói chung...

Hội thảo khoa học quốc tế “Môi trường và Kỹ thuật điện - Châu Á 2023" diễn ra với các chủ đề chính: Chính sách năng lượng, thị trường điện và các quy định, tiêu chuẩn; Năng lượng tái tạo và hệ thống lưu trữ; Hệ thống điện và Lưới điện thông minh; Hệ thống tích hợp các nguồn năng lượng; Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; Tòa nhà thông minh và thành phố thông minh; Mạch điện, cảm biến và cơ cấu chấp hành; Vật liệu và công nghệ Nano trong kỹ thuật năng lượng; Bảo vệ môi trường; Điện tử công suất và kết cấu điện tử; Phương tiện giao thông điện; Bảo trì, vận hành, an toàn và chuẩn đoán trong hệ thống điện; Đo lường, điều khiển và tự động hóa; Giáo dục và đào tạo trong lĩnh vực năng lượng…

Đọc thêm

'Kế toán - Kiểm toán: Góc nhìn thực tiễn': Bước đệm cho sinh viên vững bước nghề nghiệp

'Kế toán - Kiểm toán: Góc nhìn thực tiễn': Bước đệm cho sinh viên vững bước nghề nghiệp
(PLVN) - Sáng ngày 28/10/2024, tại Hội trường lớn, Khoa Kinh tế, trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội đã tổ chức tọa đàm “Kế toán - Kiểm toán góc nhìn thực tiễn”. Sự kiện thu hút hơn 500 sinh viên tham dự cùng các chuyên gia đầu ngành, mang đến cơ hội quý báu để các bạn trẻ khám phá sâu hơn về nghề nghiệp.

Xây dựng văn hóa giao thông cho học sinh: Phụ huynh cần gương mẫu trong chấp hành pháp luật

Lực lượng CSGT tuyên truyền pháp luật cho học sinh Trường THPT Việt Đức, Hà Nội. (Nguồn: THPT Việt Đức)
(PLVN) - Sau gần một tháng ra quân mở đợt cao điểm bảo đảm trật tự, an toàn giao thông (TTATGT) cho lứa tuổi học sinh, tình trạng học sinh (HS) vi phạm tại các điểm trường trên cả nước đã giảm và có sự chuyển biến tích cực. Thế nhưng, bên cạnh thay đổi tích cực từ phía HS, các trường hợp vi phạm Luật Giao thông đường bộ từ phía phụ huynh lại có dấu hiệu tăng cao.

Kiên cố hóa trường lớp để nâng cao chất lượng giáo dục

Trường Trung học cơ sở Lê Lợi (xã Đắk N'Drót, huyện Đắk Mil, tỉnh Đắk Nông) được “thay áo mới” nhờ chương trình kiên cố hóa trường lớp. (Nguồn: THCS Lê Lợi)
(PLVN) - Nhà nước, Chính phủ đã đặc biệt quan tâm, đã dành nhiều nguồn lực cho công việc kiên cố hóa trường học. Nhưng vì số trường học trong cả nước rất lớn - trên 53.000 trường học, trong khi đất nước nguồn lực còn hạn chế, nên việc kiên cố hóa trường học luôn cần sự chung tay của toàn xã hội.

Kỷ luật hiệu trưởng nếu bị dư luận phản ánh xảy ra lạm thu

Ảnh minh họa
(PLVN) -  Sở GD&ĐT TP HCM ra văn bản chỉ đạo : ãnh đạo phòng GD&ĐT, hiệu trưởng các trường tại TP HCM bị dư luận, báo chí phản ánh phải tổ chức kiểm điểm cá nhân và người đứng đầu đơn vị, giải trình, xác định trách nhiệm sai phạm cụ thể liên quan đến tình trạng lạm thu.