Dự hội thảo có ông Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, các đồng chí Lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước và Bộ Ngoại giao, các nhà nghiên cứu, đại diện gia đình các thành viên Đoàn đàm phán, ký kết và thi hành hiệp định Genève 1954.
Phát biểu khai mạc hội thảo, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn nhấn mạnh: Cách đây đúng 70 năm, ngày 21/7/1954, Hiệp định Genève về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam được ký kết tại Genève (Thụy Sỹ) và trở thành dấu mốc lịch sử quan trọng trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước của nhân dân ta.
Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn phát biểu tại hội thảo. |
Cùng với chiến thắng Điện Biên Phủ, Hiệp định Genève đã chấm dứt hoàn toàn sự đô hộ của chủ nghĩa thực dân cũ kéo dài gần 100 năm tại Việt Nam, giải phóng hoàn toàn miền Bắc, tạo tiền đề xây dựng miền Bắc trở thành hậu phương vững chắc cho tiền tuyến lớn miền Nam, đi tới thực hiện trọn vẹn mục tiêu độc lập dân tộc và thống nhất đất nước.
Thông qua các trao đổi thẳng thắn, khoa học, khách quan hội thảo lần này sẽ thống nhất nhận thức về vai trò và ý nghĩa của Hiệp định, trên cơ sở đó đề xuất những sáng kiến, bài học về vận dụng kinh nghiệm từ quá trình đàm phán, ký kết và thi hành Hiệp định trong bối cảnh mới, đáp ứng yêu cầu của thực tiễn công tác đối ngoại ngày nay.
Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn nhấn mạnh: "Tôi mong các tham luận của các cơ quan và các nhà nghiên cứu tại Hội thảo, dưới góc nhìn lịch sử, sẽ góp phần làm sâu sắc hơn ý nghĩa và tầm vóc lịch sử của Hiệp định Genève. Hội thảo cũng là cơ hội để chúng ta ôn lại, tổng kết, đánh giá những bài học quý báu, còn nguyên giá trị của Hội nghị Genève và Hiệp định Genève 1954 đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc".
Ông Nguyễn Xuân Thắng - Ủy viên Bộ Chính trị, GĐ Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh |
Tại hội thảo, ông Nguyễn Xuân Thắng Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương khẳng định ý nghĩa và tầm vóc lịch sử của hội nghị Genève 1954; cho rằng quá trình đàm phán, ký kết, thực thi Hiệp định Genève là cuốn cẩm nang chứa đựng nhiều bài học quý giá về đối ngoại, thể hiện bản sắc độc đáo của trường phái đối ngoại và ngoại giao Việt Nam.
Từ Hiệp định Genève, trong thời kỳ đổi mới và phát triển, Đảng ta đã đề ra chủ trương kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế xã hội với an ninh quốc phòng và đối ngoại; coi đẩy mạnh đối ngoại là nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên; phát huy vai trò tiên phong của đối ngoại cùng với tăng cường an ninh để bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa; tạo lập môi trường hòa bình để phát triển nahnh, bền vững đất nước.
Hội thảo cũng đã nghe nghiều tham luận tập trung làm rõ ý nghĩa lịch sử của Hiệp định Genève và vận dụng những bài học của Hiệp định Genève trong hoạch định và triển khai đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước.