Hội thảo đánh giá công tác phòng, chống tham nhũng: “Càng công khai, minh bạch thì càng ít tham nhũng, tiêu cực”

Hội thảo là dịp để các đại biểu trao đổi, chia sẻ ý kiến góp phần hoàn thiện, bảo đảm hiệu quả các giải pháp phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. (Hình: thanhtra.com.vn)
Hội thảo là dịp để các đại biểu trao đổi, chia sẻ ý kiến góp phần hoàn thiện, bảo đảm hiệu quả các giải pháp phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. (Hình: thanhtra.com.vn)
(PLVN) - Hôm qua (8/12), tại Hà Nội, Viện Chiến lược và Khoa học Thanh tra (CL&KHTT, thuộc Thanh tra Chính phủ) đã tổ chức Hội thảo khoa học “Đánh giá công tác phòng, chống tham nhũng (PCTN) tại Việt Nam nhằm thực hiện mục tiêu phát triển bền vững của Liên hợp quốc”.

Phát biểu dẫn đề Hội thảo, Viện trưởng Viện CL&KHTT Nguyễn Quốc Văn cho biết, trong năm 2023, công tác PCTN, tiêu cực tại Việt Nam không chỉ đạt được những kết quả tích cực về phương diện phát hiện và xử lý tham nhũng mà còn có những bước chuyển biến mạnh mẽ trong xây dựng hoàn thiện quy định về PCTN, tiêu cực; về thực hiện các biện pháp phòng ngừa tham nhũng, tiêu cực; về đẩy mạnh hoạt động của các cơ quan chuyên trách PCTN, tiêu cực.

Bên cạnh kết quả đạt được, trong công tác PCTN, tiêu cực còn khó khăn, vướng mắc, tồn tại, hạn chế trong bối cảnh tham nhũng, tiêu cực vẫn được nhìn nhận là một trong những nguy cơ đe dọa sự phát triển bền vững của Việt Nam. Đặc biệt trên một số lĩnh vực, tham nhũng còn diễn biến phức tạp, nghiêm trọng, nổi lên là các sai phạm trong lĩnh vực đất đai, đấu thầu, chứng khoán, trái phiếu DN, hoạt động ngân hàng, đăng kiểm, y tế...

Việc tổ chức Hội thảo khoa học này được đánh giá có ý nghĩa quan trọng, là dịp để các nhà khoa học, các đại biểu đến từ các Bộ, ngành, địa phương, các đại biểu quốc tế trao đổi, chia sẻ ý kiến góp phần hoàn thiện, nâng cao, bảo đảm hiệu quả, hiệu lực các giải pháp PCTN, tiêu cực thời gian tới.

Phát biểu tại Hội thảo, TS Nguyễn Văn Thanh, nguyên Phó Tổng Thanh tra Chính phủ cho rằng việc kiểm soát tài sản, thu nhập của cán bộ, công chức "chưa đạt được tiến bộ đáng kể". Trong đại án Vạn Thịnh Phát, CQĐT đã khởi tố 3 vụ với 108 bị can, trong đó 23 bị can là lãnh đạo cấp Vụ, Cục và cán bộ cơ quan thanh tra, kiểm toán, thanh tra, giám sát ngân hàng, lãnh đạo thanh tra, ngân hàng địa phương.

Thực tế này cho thấy những người làm trong lĩnh vực quan trọng, nhạy cảm cần được đưa vào diện kê khai, kiểm soát tài sản. "Kiểm soát tài sản thu nhập cán bộ là giải pháp kỹ trị, nếu không có thì sẽ khó đạt được hiệu quả tổng thể phòng, chống tham nhũng", TS Thanh nêu quan điểm.

Theo ông Thanh, chúng ta đang thiếu giải pháp pháp lý đủ mạnh, nhất quán, phù hợp kinh nghiệm, xu hướng quốc tế trong đấu tranh ngăn chặn tham nhũng, rửa tiền. Ông Thanh đề xuất các cơ quan sớm hoàn thiện quy định về kiểm soát tài sản, thu nhập của cán bộ, công chức, nhất là với một số lĩnh vực quan trọng; tăng cường vị thế năng lực cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập; xây dựng đưa vào vận hành cơ sở dữ liệu quốc gia về kiểm soát tài sản, thu nhập cán bộ.

Tại Hội thảo, nguyên Phó Tổng Thanh tra Nguyễn Văn Thanh có một số kiến nghị cụ thể để hoàn thiện các trụ cột chính về PCTN mang tính phổ cập quốc tế, như: Đẩy mạnh hơn nữa việc thực hiện công khai, minh bạch trong tổ chức hoạt động của nền công vụ; càng nhiều công khai, minh bạch thì càng ít tham nhũng, tiêu cực; hoàn thiện quy định về kiểm soát tài sản thu nhập; hoàn thiện quy định về nền công vụ liêm chính; lành mạnh hóa hình ảnh nền công vụ và đội ngũ công chức để cải thiện niềm tin công chúng.

TS Nguyễn Cảnh Lam, Vụ trưởng Vụ Cải cách Tư pháp (Ban Nội chính Trung ương) nêu ý kiến, phải phát huy vai trò của Ban Chỉ đạo PCTN, tiêu cực cấp tỉnh, kiên quyết khắc phục tệ “tham nhũng vặt”, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong công tác đấu tranh PCTN, tiêu cực tại địa phương, cơ sở. Bên cạnh đó, chấn chỉnh, khắc phục tư tưởng bàn lùi, đùn đẩy, né tránh, làm việc cầm chừng, sợ sai không dám làm trong một bộ phận cán bộ, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp.

TS Trần Văn Long, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế (Thanh tra Chính phủ), thì nhấn mạnh giải pháp nâng cao hiệu quả tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật (TTPBGDPL) về PCTN, tiêu cực, xây dựng văn hóa liêm chính.

TS Long cho rằng, cần tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo, đề cao trách nhiệm, tinh thần tích cực, chủ động của thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, tổ chức trong công tác TTPBGDPL về PCTN, tiêu cực, xây dựng văn hóa liêm chính. Phân công nhiệm vụ cụ thể và xác định rõ trách nhiệm các cơ quan, tổ chức, đơn vị trong công tác này; phát huy mạnh mẽ việc ứng dụng công nghệ thông tin và lựa chọn phương pháp tuyên truyền phù hợp với từng đối tượng.

Viện trưởng Viện CL&KHTT Nguyễn Quốc Văn phát biểu tại Hội thảo. (Hình: thanhtra.com.vn)

Viện trưởng Viện CL&KHTT Nguyễn Quốc Văn phát biểu tại Hội thảo. (Hình: thanhtra.com.vn)

Biên soạn đầy đủ, kịp thời các tài liệu TTPBGDPL, cập nhật các quy định pháp luật về PCTN, tiêu cực mới; tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng pháp luật về PCTN, tiêu cực, xây dựng văn hóa liêm chính cho đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật.

Tăng cường điều kiện, cơ sở vật chất, bố trí kinh phí cho công tác TTPBGDPL một cách phù hợp, tạo động lực cho công chức, viên chức trong việc thực hiện nhiệm vụ này.

Tại Hội thảo, Phó Chánh Thanh tra TP Hải Phòng Cao Huy Hiếu cho rằng, thực tiễn công tác xác minh tài sản thu nhập của cán bộ nảy sinh một số vấn đề "chưa thể giải quyết được ngay". Vì chưa có hướng dẫn đồng bộ để các tỉnh, thành thực hiện, nên mỗi nơi làm theo quy trình, phạm vi khác nhau.

Ông Hiếu nêu ví dụ như việc thanh tra tỉnh này có xác minh tài sản ở tỉnh khác của cán bộ thuộc diện quản lý hay không? Tiêu chí đánh giá, đưa ra kết luận về việc kê khai tài sản không trung thực cũng chưa cụ thể.

Việc xác minh tài sản, theo ông Hiếu, cần nhiều cơ quan phối hợp thực hiện. Như ngân hàng xác minh tài khoản ngân hàng, công an xác minh tài khoản liên quan đến xe, cơ quan quản lý đất đai xác minh sổ đỏ. "Thực tế có những lô đất chưa được cấp sổ đỏ thì có đưa vào diện xác minh tài sản cán bộ hay không và bằng phương pháp nào để biết của ai?", ông Hiếu nêu dẫn chứng.

Ông Hiếu cũng nêu thực trạng biên chế cơ quan kiểm soát tài sản ở một số nơi ít, trong khi khối lượng công việc ngày càng nhiều.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Chuyện chưa kể về lần hát 'hụt' ở Trường Sa

Nghi thức thả lễ, vòng hoa tại Lễ tưởng niệm cán bộ, chiến sĩ đã hy sinh trong sự kiện Gạc Ma ngày 14/3/1988. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Nhận được lời bài thơ qua tin nhắn điện thoại vào đêm trước khi tàu KN 491 rời cảng, nghệ sĩ Lại Hồng Toan (Nhà hát nghệ thuật truyền thống tỉnh Nam Định) không giấu được cảm xúc. Những giai điệu chèo quen thuộc như hòa quyện với lời thơ suốt hải trình đến với Trường Sa…

Thành kính tiễn đưa Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về nơi an nghỉ

Thành kính tiễn đưa Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về nơi an nghỉ
Hàng triệu trái tim người con đất Việt và đồng bào ta ở nước ngoài, bạn bè quốc tế hướng về Hà Nội, với niềm tiếc thương vô hạn đối với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Trên khắp các tuyến phố Hà Nội - cung đường đoàn tang lễ đi qua, người dân kính cẩn tiễn đưa Tổng Bí thư về nơi Người yên giấc ngàn thu tại Nghĩa trang Mai Dịch.

Trọn đời vì nước, vì dân

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
(PLVN) - Hôm nay (26/7), ngày thứ hai Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Sự ra đi của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, người cộng sản chân chính, nhà văn hóa lớn, người học trò rất xuất sắc, tiêu biểu của Chủ tịch Hồ Chí Minh và các nhà lãnh đạo tiền bối ưu tú của Đảng và đất nước; là tổn thất lớn đối với Đảng, Nhà nước và Nhân dân ta.

Pháp quyền mãi mãi “nở hoa”…

Pháp quyền mãi mãi “nở hoa”…
(PLVN) - Trên ấn phẩm đặc biệt Xuân Canh Tý 2020 của Báo Pháp luật Việt Nam với tiêu đề “Pháp quyền nở hoa”, Ban Biên tập quyết định lựa chọn phương án trang bìa là ảnh Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng với mái tóc bạc trắng quen thuộc và nụ cười ấm áp, hiền từ…

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - Nhà lãnh đạo truyền cảm hứng cho thế hệ trẻ

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng dành trọn niềm tin yêu, kỳ vọng vào thế hệ trẻ. (Ảnh minh họa: Dương Triều)
(PLVN) - Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, người đã truyền cảm hứng và nguồn năng lượng tích cực về nhân cách, đạo đức cho nhiều người, đặc biệt là thế hệ trẻ. Bằng trí tuệ, sự thông thái, một nhà lãnh đạo có tầm, có tâm và giàu tình cảm, Người đã dành hết đời mình cho sự nghiệp cách mạng, đến những ngày tháng cuối cùng…

Thành kính, tiếc thương Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Thành kính, tiếc thương Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
(PLVN) - Lễ viếng đồng chí Nguyễn Phú Trọng được tổ chức tại Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông (Thủ đô Hà Nội), Hội trường Thống Nhất (TP HCM) và tại quê nhà xã Đông Hội, huyện Đông Anh (Hà Nội), từ 7h hôm nay - 25/7. Các đoàn Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Ban, ngành, đoàn thể, tỉnh, thành; các đoàn nước ngoài cùng đông đảo Nhân dân các địa phương và du khách nước ngoài thành kính viếng Tổng Bí thư.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Người đau đáu với vấn đề xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với Nhân dân thôn Thượng Điện, xã Vinh Quang, huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng. (Ảnh: Trí Dũng/TTXVN)
(PLVN) - Trên các cương vị lãnh đạo quan trọng của Đảng và Nhà nước, đặc biệt là trong 3 nhiệm kỳ giữ trọng trách người đứng đầu Đảng ta, một trong những vấn đề luôn được Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đau đáu là xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam. Ông đã có đóng góp to lớn trong việc phát triển, hoàn thiện mô hình Nhà nước mà ở đó tất cả quyền lực thuộc về Nhân dân.

Thấm nhuần tâm nguyện của Tổng Bí thư về đổi mới hoạt động và tổ chức của Quốc hội

Lễ ra mắt cuốn sách “Quốc hội trong tiến trình đổi mới đáp ứng yêu cầu xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam” của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, ngày 16/7/2024. (Ảnh: quochoi.vn)
(PLVN) - Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và nhiều đại biểu Quốc hội đã có những chia sẻ xúc động, bày tỏ niềm tiếc thương vô hạn trước sự ra đi của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, đồng thời bày tỏ quyết tâm xây dựng một Quốc hội dân chủ, pháp quyền, chủ động, trí tuệ, đoàn kết, đổi mới, trách nhiệm.

Bộ đội Biên phòng Hải Phòng khắc ghi lời căn dặn của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chụp ảnh lưu niệm cùng cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Cát Bà – ngày 10/7/2013.
(PLVN) - Khắc ghi lời căn dặn của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, cán bộ, chiến sỹ Bộ đội Biên phòng TP Hải Phòng đã luôn đoàn kết, đồng lòng, triển khai toàn diện, đồng bộ các biện pháp công tác biên phòng, bảo vệ vững chắc chủ quyền, giữ vững an ninh trật tự khu vực biên giới biển, đảo, cửa khẩu cảng...

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh: "Cần đặc biệt quan tâm, giúp đỡ các thế hệ tiếp theo của gia đình chính sách, người có công"

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh: "Cần đặc biệt quan tâm, giúp đỡ các thế hệ tiếp theo của gia đình chính sách, người có công"
(PLVN) - Nhân dịp kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024), ngày 24/7, Đoàn đại biểu Lãnh đạo Đảng, Nhà nước do Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh làm Trưởng đoàn đã đến dâng hương tại Đền thờ các Anh hùng Liệt sĩ và Đài tưởng niệm các Anh hùng Liệt sĩ tỉnh Ninh Bình; thăm, tặng quà Trung tâm Điều dưỡng Thương binh huyện Nho Quan và thăm hỏi, tặng quà các gia đình có công trên địa bàn huyện Yên Mô và Thành phố Ninh Bình. 

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng – Nhà tư tưởng lý luận lỗi lạc, nhà lãnh đạo tài năng

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
(PLVN) - Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là hiện thân của sự hòa quyện giữa mẫu mực về đạo đức và kiệt xuất về tài năng. Trên nhiều phương diện, Tổng Bí thư thể hiện sự uyên bác về trí tuệ và hiệu quả thực tiễn, vươn lên tầm vóc nhà tư tưởng lý luận lỗi lạc, nhà lãnh đạo tài năng của Việt Nam trong thời kỳ đổi mới.