Hồi sinh dòng “tranh Đỏ” thất truyền suốt 7 thập kỷ trên đất Kinh kỳ

Nghệ nhân trẻ Đào Đình Trung, một người hiếm hoi còn thực hiện làm tranh đỏ Kim Hoàng.
Nghệ nhân trẻ Đào Đình Trung, một người hiếm hoi còn thực hiện làm tranh đỏ Kim Hoàng.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Bắt đầu xuất hiện từ thời vua Lê Hy Tông dòng “tranh Đỏ”Kim Hoàng từng một thời nức danh khắp đất Thăng Long. Tuy nhiên, sau một trận lụt cách đây hơn 100 năm, làng tranh Kim Hoàng dần mai một. 

Giờ đây, những nhà nghiên cứu như Nguyễn Thị Thu Hòa, Tiến sĩ Trịnh Sinh… đang nối lại khoảng đứt gẫy của lịch sử để đưa dòng tranh nức tiếng một thời trở về với đời sống hiện đại.

Hơn 300 năm trước, dưới thời vua Lê Hy Tông, đình Kim Hoàng được dựng với bức hoành phi “Lưỡng Bảng hội đình”. Đây là ngôi đình gộp lại của hai làng Kim Bảng và Hoàng Bảng. Làng Kim Hoàng cũng ra đời từ đó. Kim Hoàng nằm ven đô, phía Tây thành Thăng Long xưa, ngày nay thuộc xã Vân Canh, huyện Hoài Đức, ngoại thành Hà Nội. Đây cũng là nơi sản sinh ra dòng tranh Kim Hoàng nổi tiếng được kết hợp từ hai dòng tranh Đông Hồ và Hàng Trống. 

Vang bóng một thời

Gần trăm năm trước, vào mỗi dịp Tết đến xuân về, khắp mọi ngõ ngách của làng Kim Hoàng đều rộn rã tiếng cười nói, tiếng gõ gạch non... Những bức “tranh đỏ” mang danh Kim Hoàng đã theo những đôi quang gánh của người làng đi khắp mọi nơi xứ Đoài. Dòng tranh Kim Hoàng xưa kia được yêu mến bởi sự sáng tạo nhưng phù hợp với nông dân cả về thẩm mỹ và túi tiền. Thế rồi, dần dần, tranh Kim Hoàng được tổ chức thành một phường tranh, thu hút cả làng vào công việc này.

Theo sách “Đồ họa cổ Việt Nam”, làng tranh do những người dân Thanh Hóa di cư ra bắc năm 1701, gồm hai làng Kim Bảng và Hoàng Bảng hợp nhất lại. Thời bấy giờ, tranh dân gian được ưa chuộng và rất thịnh, đặc biệt là vào dịp Tết nguyên đán. Tương truyền,dòng họ làm tranh đầu tiên là dòng họ Nguyễn Sĩ người Thanh Hoá theo mẹ ra Thăng Long rồi lập nghiệp ở làng Kim Hoàng.

Nhà sưu tập Nguyễn Thị Thu Hòa làm việc với bậc cao niên trong làng Kim Hoàng.
Nhà sưu tập Nguyễn Thị Thu Hòa làm việc với bậc cao niên trong làng Kim Hoàng.  

Trước đó, nhận thấy tranh Đông Hồ chỉ đủ cung cấp cho vùng Hà Bắc cũ, Hải Dương, Nam Định, tranh Hàng Trống chỉ đủ cho Hà Nội, dòng họ Nguyễn Sỹ đã quyết tâm tạo ra một dòng tranh mới trên cơ sở kết hợp cả hai kỹ thuật vẽ tranh Đông Hồ và Hàng Trống. Sau này hai dòng Nguyễn Sỹ, Nguyễn Thế sản sinh ra những người làm tranh Kim Hoàng nổi tiếng. Tranh dân gian Kim Hoàng phát triển mạnh vào khoảng thế kỷ 18 đến thế kỷ 19. 

Điểm tương đồng giữa tranh Đông Hồ và tranh Kim Hoàng làdòng tranh dành cho giới bình dân, thể hiện những chủ đề quen thuộc với người dân nông thôn như tranh gà, tranh lợn, tranh ông Công ông Táo, tranh cuộc sống đồng quê… 

Nhưng sự khác biệt với nhiều dòng tranh khác, trên góc tranh Kim Hoàng còn có thơ đề và bùa trấn tà ma, điều mà tranh Hàng Trống và tranh Đồng Hồ không có, nhờ vậy mà phục vụ đa dạng hơn nhu cầu của người dân, từ trang hoàng nhà cửa đầu năm mới, cầu phúc lộc may mắn đến trấn trạch, xua đuổi tà ma.

Nếu đặc trưng của tranh Đông Hồ là giấy điệp, tranh Hàng Trống là giấy dó thì tranh Kim Hoàng sử dụng các sắc hồng điều, đỏ cam, đỏ son, vàng yến… hết sức rực rỡ để làm nền, tạo nên một vẻ tươi thắm rất riêng. Cũng vì màu giấy đỏ ấy mà tranh Kim Hoàng còn được dân gian gọi là tranh đỏ.

Điều tạo nên sự khác biệt của dòng tranh Kim Hoàng là người nghệ nhân không dùng màu phẩm như đa số các dòng tranh dân gian cuối thế kỷ XIX – đầu XX. Chất liệu phổ biến được sử dụng khi làm tranh Kim Hoàng là mực tàu và các loại màu sắc có nguồn gốc tự nhiên, được trộn với chất kết dính là keo da trâu. Màu trắng tạo ra từ thạch cao, màu xanh chàm từ mực tàu hòa với nước chàm, màu đỏ lấy từ đất son, màu đen từ tro rơm rạ, màu xanh từ gỉ đồng, màu vàng từ nước ép của hạt cây dành dành…

Nhà sưu tập Nguyễn Thị Thu Hòa so sánh màu tranh thực tế với màu tranh trong sách về tranh dân gian Việt Nam của Maurice Durand.
 Nhà sưu tập Nguyễn Thị Thu Hòa so sánh màu tranh thực tế với màu tranh trong sách về tranh dân gian Việt Nam của Maurice Durand.

Ở tranh Kim Hoàng, các nghệ nhân chỉ sử dụng một bản khắc để in nét đen lên giấy rồi dựa vào đó để chấm phá màu sắc theo cảm xúc riêng của mỗi người. Vì thế, dù cũng là tranh in nhưng tranh làng Kin Hoàngrất có hồn, mỗi bức mang một diện mạo riêng. Ví như chú gà trống trong tranh Kim Hoàng (bức “Thần Kê”) không xanh đỏ dung dị mà khoác tấm áo rực rỡ với đuôi dài như đuôi chim phượng hoàng. Hay bức tranh lợn với chú lợn ỉ đen no đủ tròn đầy nhưng chiếc mũi được biến tấu như một đám mây trong tranh cổ.

Trong ký ức của nhiều bậc cao niên trong làng, ngày ấy, mỗi dịp Tết đến, nhà nào cũng cố mua cho được một vài đôi bức tranh dân gian để về dán trên vách nhà. Trong đó, những bức về gà, lợn, ông tướng canh cổng, ông Công ông Táo được nhiều người mua nhất. Ngày Tết, tranh đỏ Kim Hoàng đi khắp chốn Mỗ La Canh Cót (khu vực trải rộng từ Cầu Giấy tới hai quận Nam Từ Liêm - Bắc Từ Liêm ngày nay) được người Kẻ chợ lẫn dân xứ Đoài hết sức mê chuộng. Theo các cụ trong làng kể lại, những năm phát đạt, đi chợ bán tranh về phải được một gánh tiền Tự Đức nặng.

Tuy nhiên, vào năm 1915, xảy ra trận lụt lớn cuốn trôi phần lớn ván in tranh, số còn lại cũng không được quan tâm nhiều do mất mùa, đói kém, thiên tai. Nghề làm tranh Kim Hoàng từ đó suy giảm, chỉ còn lác đác vài hộ duy trì. Cùng với đó, thị hiếu người dân chuyển sang thích tranh Hàng Trống hơn, người Kim Hoàng lại mua tranh Hàng Trống để mang về bán lại cho các làng quê trong vùng, dẫn đến thị trường tranh Kim Hoàng bị thu hẹp dần.

“Cho đến khoảng cuối những năm 50 của thế kỷ trước, phong trào chống mê tín dị đoan đã dẫn đến việc các ván in bị chẻ làm củi”, một số bậc cao niên trong làng cho biết thêm. 

Tranh dân gian Kim Hoàng cũng không cạnh tranh được với tranh Đông Hồ vốn có giá rẻ hơn, vì thế dòng tranh này đã dần bị mai một, rồi biến mất hẳn. Hơn 70 năm thất truyền, Kim Hoàng chỉ còn là cái tên được người làng kể lại cho nhau nghe vào mỗi dịp Tết đến, xuân về.

Hành trình làm “sống dậy” dòng tranh dân tộc

Sau 7 thập kỷ thất truyền, tranh đỏ Kim Hoàng đang dần hồi sinh. Người có công đưa dòng tranh này dần sống lại là nhà sưu tập Nguyễn Thị Thu Hòa - Giám đốc Bảo tàng Gốm sứ Hà Nội. Dù không phải là người con của làng nhưng trong quá trình sưu tầm tranh dân gian, thấy tiếc cho dòng tranh Tết đẹp bị thất truyền, nhà sưu tập Thu Hòa đã nghĩ đến việc phục hồi lại dòng tranh này. Mặc dù, ý tưởng về việc khôi phục tranh Kim Hoàng được nhiều người ấp ủ nhưng chưa một ai dám bắt tay vào thực hiện. 

Như một mối lương duyên, nhà sưu tầm Nguyễn Thị Thu Hòa đã trở thành người đại diện khơi nguồn cho sự hồi sinh của dòng tranh này. “Dự án phục hồi tranh Kim Hoàng” mà nhà sưu tầm Nguyễn Thị Thu Hòa cùng các đồng sự, bao gồm các nhà nghiên cứu, họa sĩ và các nghệ nhân có thâm niên, khởi xướng "thành hình", được triển khai từ năm 2016. Dự án nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của cả người dân và cơ quan chức năng.

Giám đốc Bảo tàng Gốm sứ Hà Nội chia sẻ: “Không được may mắn như tranh Đông Hồ và tranh Hàng Trống tuy bị mai một nhưng vẫn còn người giữ nghề, dòng tranh Kim Hoàng sau năm 1945 đã hoàn toàn thất truyền, không còn nghệ nhân nào theo, những chứng tích còn sót lại của dòng tranh Kim Hoàng tại xã Vân Canh gần như biến mất. Những bức tranh và bản khắc còn lại chỉ có ở bảo tàng, sưu tập tư nhân. Có thể nói hành trình phục hồi tranh Kim Hoàng gặp vô vàn những khó khăn”.

Tranh lợn Kim Hoàng.
Tranh lợn Kim Hoàng.  

Nhớ lại chuỗi ngày ngược xuôi đi về làng Kim Hoàng kết nối với các chuyên gia, các nghệ nhân, tìm kiếm tài liệu từ nước ngoài và đầu tư hỗ trợ các nghệ nhân…, chị Nguyễn Thị Thu Hòa đã phải nhờ rất nhiều mối quan hệ mới được vào tham quan đình Kim Hoàng. Khi gặp được các bậc lão niên, chị phải lục tìm tư liệu từ trong những mảng ký ức chắp vá, mờ nhạt của họ. Sau nhiều lần đi đi về về, thân thiết hơn, chị mới gặp được cụ Liên hơn 80 tuổi là rể làng Kim Hoàng - người nắm giữ và am hiểu khá cặn kẽ lịch sử của ngôi làng cổ. Hơn thế, vợ cụ Liên chính là người bán tranh Kim Hoàng cuối cùng ở Kinh đô. Dù vậy thông tin cũng chẳng còn nhiều. 

May mắn, vào một dịp về làng Kim Hoàng, chị Thu Hòa đã mua được một bản lá bùa chú đạo giáo từ một gia đình trong làng. Tấm mộc bản này không phải tranh Kim Hoàng, nhưng dựa trên nét vẽ mảnh đặc trưng có thể phỏng đoán nó ra đời vào thời điểm tranh Kim Hoàng đang thịnh trị.

Năm 2015, nhà nghiên cứu, sưu tầm tranh dân gian, Giám đốc Bảo tàng gốm sứ Nguyễn Thị Thu Hòa đã may mắn được tiếp cận với tập tài liệu quý: bộ sách “Tranh dân gian Việt Nam” của học giả, nhà nghiên cứu Maurice Durand (xuất bản năm 1960). Cuốn sách đề cập đến rất nhiều dòng tranh dân gian của Việt Nam như Đông Hồ, Hàng Trống, và còn có cả những bức tranh đỏ Kim Hoàng. Con của Maurice là Marcus Durand đã cùng các nhà khoa học Pháp - Việt chỉnh lý lại kho tư liệu của cha ở Paris, rồi tái bản tác phẩm. Với bản màu mà chị Thu Hòa mang về, tranh Kim Hoàng dần hiện hình, phô bày một ký ức hoàng kim lộng lẫy.

Bức tranh Tiến tài tiến lộc của tranh Kim Hoàng.
Bức tranh Tiến tài tiến lộc của tranh Kim Hoàng.  

Đáng nói, ngay cả khi đã có tài liệu trong tay thì tất cả thông tin đó vẫn là quá ít ỏi để phục hồi một dòng tranh, hay có khả năng làm sống dậy một làng nghề độc đáo và trên tất cả là gìn giữ vốn liếng văn hóa dân tộc. Cuộc tìm kiếm khởi phát ở làng Kim Hoàng với bao nỗ lực không đem lại kết quả như ý, đôi khi không có sự đồng điệu dù tốn nhiều tiền của. 

Chị chia sẻ: “Phục dựng tranh không đơn thuần là tạo ra một sản phẩm giống với bản gốc mà còn phải bảo đảm cả những yếu tố đi kèm để phản ánh được đầy đủ, chân thực nhất sự tinh xảo, tính thẩm mỹ, kỹ thuật điêu luyện tích lũy trong tác phẩm, giúp người xem cảm nhận được chiều sâu văn hóa của đất nghề. Muốn làm được chính xác như vậy, những gian nan của hành trình này vẫn chưa kết thúc”.

Trong đó có thể kể tới khâu tìm giấy, xác định bề mặt của tranh đã hoàn toàn mất tích suốt 7 thập kỷ ngay cả khi có sự hỗ trợ của chuyên gia vẫn là một bài toán khó giải quyết.

Theo các tài liệu tìm được, chị Thu Hòa biết được tranh Kim Hoàng được thực hiện trên giấy tầu vàng nhưng các nghệ nhân tranh dân gian không ai biết giấy tầu vang là giấy gì. Rồi màu tranh in trong sách chưa chắc đã là màu nguyên bản bởi sự phai màu tự nhiên của thời gian, cũng như kỹ thuật sao chụp, in ấn tạo ra sự sai khác với thực tế. Dựa trên thực chứng, phân tích logic, thử đi thử lại, chốt được sắc độ, chốt được giấy với các cụ trong làng, đến công đoạn nhuộm giấy thì 1.000 tờ hỏng cả 1.000. Quá trình nhuộm đỏ nền tranh này cũng rất công phu. Phải làm sao nhuộm xong rồi phơi, giấy vẽ vẫn phải phẳng phiu, không nhăn, không cong vênh. 

“Tôi lại phải lóc cóc sang bên nghệ nhân Đông Hồ Nguyễn Đăng Chế (nghệ nhân tranh Đông Hồ Nguyễn Đăng Chế, than với ông thế giờ cháu phải làm thế nào. Cụ mới mách sang Hàng Cân mua giấy rồi chỉ cách vừa nhuộm vừa bồi lên đó. Về làm cái ăn luôn.Việc các nghệ nhân mách nước chỉ bảo cho là vô cùng hiếm vì họ thường giữ nghề”, chị Thu Hòa kể. 

Có được giấy và màu rồi, các họa sĩ Nguyễn Đức Hòa và Trần Nguyên Đán đã giúp thiết kế thêm 20 mẫu tranh dân gian dựa trên những mảng chạm khắc trên đình làng. Sau bao vấp váp, thất bại, phải đổ đi bao nhiêu tiền của, tranh Kim Hoàng đã bắt đầu in dấu lên ký ức người Hà Nội hôm nay. Khách hàng không chỉ là những nhà sưu tầm, nhà nghiên cứu, người sành chơi, mà còn cả thường dân dạo phố ông đồ mỗi hội xuân ở Văn Miếu.

Ước muốn đưa tranh Kim Hoàng trở lại thị trường

Sau ba năm nỗ lực với tất cả tâm huyết của mình dành cho văn hóa dân gian, văn hóa dân tộc; nhóm tác giả đã phục hồi được 33 mẫu tranh khắc gỗ và 19 mẫu vẽ tay. Để dòng tranh cổ bắt nhịp được với hơi thở đương đại, đặc biệt sau quãng thời gian “mất tích” đến bảy mươi năm, nhóm tác giả mạnh dạn sáng tạo thêm những mẫu tranh Kim Hoàng mới, bởi có như vậy, sức sống của tranh Kim Hoàng mới khởi sắc và lan tỏa giá trị truyền thống đến giới trẻ.

Cứ dịp Tết đến xuân về, chị Thu Hòa lại nhận được những cuộc gọi, dòng tin nhắn hỏi năm nay có tranh gì. Riêng tranh nghề làm cho năm Tuất nhưng năm Gà năm Chuột ai cũng hỏi mua để mang về trấn trạch, tạo góc riêng độc đáo nghênh xuân. Tranh lợn Kim Hoàng cũng bắt đầu xuất hiện các phiên bản ứng dụng đương đại trên thị trường. 

Hiện tại, làng tranh Kim Hoàng có ba người đang gìn giữ, theo đuổi dòng tranh này, với sự hỗ trợ của dự án khôi phục làng tranh. Người cao tuổi nhất là ông Nguyễn Sĩ Tiến, hậu duệ của dòng họ Nguyễn Sĩ. Ngoài ông Sỹ, còn có hai người trẻ nữa là anh Đào Đình Trung và anh Xuân Như. Anh Đào Đình Trung là người làng, theo như lời anh kể, từ nhỏ đã nghe các cụ nói nhiều về dòng tranh của làng, cũng thấy tiếc. Khi biết được các chuyên gia có ý định khôi phục dòng tranh của làng mình, anh đã tham gia dự án, đã đi học vẽ và luyện tập để vẽ được như yêu cầu của dự án.

“Thấy chị Thu Hòa về dựng lại các mẫu tranh để khôi phục, tôi cũng muốn góp phần làm sống lại dòng tranh của quê hương mình. Gia đình tôi không theo nghề, nhưng sống từ nhỏ ở đây, thấy những bức tranh của các cụ để lại, tôi không muốn một di sản quý giá của làng mình bị mai một”, anh Trung chia sẻ.

Người còn lại là họa sĩ Xuân Như, cũng là chuyên gia viết thư pháp. Anh Xuân Như ở Hà Nội, không phải người làng Kim Hoàng, nhưng vì yêu thích dòng tranh đã thất truyền này nên tìm về tham gia dự án phục hồi và học vẽ tranh. Anh Xuân Như cũng bỏ công nghiên cứu bộ sách Imagerie Populaire Vietnamien của tác giả Maurice Durand bản tiếng Pháp để tìm hiểu thêm về tranh Kim Hoàng.

Nhưng với nhiều trở ngại trong quá trình khôi phục làng nghề, tranh Kim Hoàng hiện tại chỉ sản xuất được một số lượng nhất định, không phục vụ đủ nhu cầu. Dù vậy, hiện tại nhà nghiên cứu Thu Hòa vẫn kiên trì vừa đầu tư hàng trăm triệu mỗi năm để nuôi nghệ nhân, khôi phục làng nghề, vừa nghiên cứu hoàn thiện một công thức màu chuẩn.

Chị cũng số hóa tất cả để lưu giữ lại cho tương lai, vừa thử nghiệm ứng dụng họa tiết tranh Kim Hoàng lên các chất liệu khác nhau từ chặn giấy, lịch để bàn, bao lì xì, hay đưa tranh Kim Hoàng lên đồ chạm bạc, gốm sứ Bát Tràng, vải vóc thời trang…

“Tranh dân gian không chỉ tồn tại trong không gian nhà tranh vách đất mà hoàn toàn có thể trở thành thứ model thời thượng. Tôi muốn là người châm lửa, để người đương thời phải nhìn thấy tranh dân gian ở mọi nơi, mọi dịp lễ Tết, trở thành tâm thức của họ, khiến họ nhận ra nó đẹp đẽ như thế nào và nhìn thấy cả một nền văn hóa dân tộc ẩn giấu phía sau”, chị Thu Hòa chia sẻ. 

Đọc thêm

Tiếp vụ cô gái tử vong vì nâng mũi: Đình chỉ hành nghề với nhân viên Bệnh viện Ung Bướu và cách làm việc khó hiểu của Sở Y tế Hà Nội

Tiếp vụ cô gái tử vong vì nâng mũi: Đình chỉ hành nghề với nhân viên Bệnh viện Ung Bướu và cách làm việc khó hiểu của Sở Y tế Hà Nội
(PLVN) - Ông Tô Tử Anh - Phó Phòng quản lý hành nghề Y dược tư nhân (Sở Y tế Hà Nội) cho biết, liên quan đến vụ việc cô gái tử vong vì nâng mũi, Sở Y tế Hà Nội đã ra quyết định đình chỉ hoạt động chuyên môn kỹ thuật đối với ông Lê Ngọc Anh, là nhân viên Bệnh viện Ung Bướu.

Huyện Đồng Hỷ - Thái Nguyên: Trụ sở xã Nam Hòa "không người" vì cán bộ bỏ việc đi đám ma trong giờ hành chính

Huyện Đồng Hỷ - Thái Nguyên: Trụ sở xã Nam Hòa "không người" vì cán bộ bỏ việc đi đám ma trong giờ hành chính
(PLVN) - Sáng ngày 8/3, nhận được thông tin trên địa bàn xã Nam Hòa, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên đang diễn ra tình trạng khai thác khoáng sản trái phép, phóng viên có mặt tại địa phương để ghi nhận thực trạng và làm việc với chính quyền, tuy nhiên khi tới UBND xã Nam Hòa thì cả xã đều tạm dừng hoạt động để đi đám ma...

Thái Nguyên: Đề thi chọn HSG quốc gia môn Văn Lớp 12 gây tranh cãi

Thái Nguyên: Đề thi chọn HSG quốc gia môn Văn Lớp 12 gây tranh cãi
(PLVN) - Cho một bức ảnh có hai hình tròn to, bên trong có 12 chấm tròn nhỏ chạy vòng quanh, giữa tâm có một que nhọn chỉ lên trên với đề bài: “Theo gợi ý của bức ảnh, anh/chị hãy trình bày cách giải quyết vấn đề của mình”. Đó là đề thi chọn thí sinh vào đội tuyển dự thi học sinh giỏi quốc gia môn Văn Lớp 12 năm 2021-2022 của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Thái Nguyên.

Bài 2: Vụ tổ chức kinh doanh viên sủi Satuchin bị lừa đảo chiếm đoạt tài sản: Cận cảnh một màn kịch… móc túi người bệnh của bác sỹ dởm!

Viên sủi Satuchin đang sử dụng trái phép hình ảnh của y, bác sỹ để quảng cáo sai công dụng?
(PLVN) - Không từ thủ đoạn, chiêu thức để “khu môi múa mép” dù có những lúc màn kịch do các bác sỹ online dàn dựng hết sức lố bịch và không có cơ sở kiểm chứng. Tuy nhiên, phần nào đó lột tả bản chất thiếu đạo đức và bất chấp của tổ chức kinh doanh viên sủi Satuchin trong vụ việc này.

Trả thưởng 200.000 USD cho ứng viên trả lời đúng câu hỏi

APEC GROUP sẵn sàng trả lương 200.000 USD cho ứng viên
(PLVN) - Tập đoàn APEC gây bất ngờ với tuyên bố sẵn sàng trả lương 200.000 USD (tương đương khoảng 5 tỷ đồng Việt Nam) cho ứng viên nào trả lời chính xác và sâu sắc hai câu hỏi:”Có những phương pháp sáng tạo nào?” và “Nguồn gốc của sáng tạo là gì?”

Gần 1 năm không kè nổi 100 mét ngòi tiêu ở Phú Thọ (Bài 2): Công ty Tuấn Phúc làm ăn gian dối, đổ lỗi do “ông trời”?

Gần 1 năm không kè nổi 100 mét ngòi tiêu ở Phú Thọ (Bài 2): Công ty Tuấn Phúc làm ăn gian dối, đổ lỗi do “ông trời”?
(PLVN) -  Sau gần 1 năm loay hoay không thi công nổi 100 mét ngòi tiêu Tam Cường (xã Vạn Xuân, huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ), trao đổi với phóng viên qua điện thoại, ông Nguyễn Anh Tuấn - Giám đốc Công ty cổ phần đầu tư xây dựng Tuấn Phúc cho rằng nguyên dân dự án bị sạt lở, chậm tiến là do "trời mưa".

Phú Thọ: Gần 1 năm không kè nổi 100 mét ngòi tiêu, cần xem xét lại năng lực của Công ty Tuấn Phúc

Phú Thọ: Gần 1 năm không kè nổi 100 mét ngòi tiêu, cần xem xét lại năng lực của Công ty Tuấn Phúc
(PLVN) - Gần 1 năm trôi qua Công ty cổ phần đầu tư xây dựng Tuấn Phúc - đơn vị thi công Dự án nâng cấp, cải tạo kết hợp đường giao thông ngòi tiêu Tam Cường (xã Vạn Xuân, huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ) loay hoay làm vẫn chưa được 100 mét ngòi tiêu. Dự án đến nay bị chậm tiến độ, gây cản trở giao thông khiến người dân vô cùng bức xúc.

Cần “thượng phương bảo kiếm” trị tội phạm trong đấu giá quyền sử dụng đất

(ảnh minh họa).
(PLVN) - Theo số liệu Bộ Tư pháp công bố mới đây, số lượng các cuộc đấu giá Quyền sử dụng đất (QSDĐ) chiếm tỷ lệ lớn trong tổng số các cuộc đấu giá tài sản (ĐGTS) ở Việt Nam. Tổng giá trị các cuộc đấu giá QSDĐ chiếm trên dưới 90% giá trị các cuộc ĐGTS. Tuy nhiên, đằng sau hoạt động này còn nhiều “góc khuất” cần sự vào cuộc mạnh mẽ hơn của các cơ quan chức năng.

Y Tý “chuyển mình” trong mây trắng

Y Tý mùa săn mây.
(PLVN) - Y Tý là một xã rẻo cao quanh năm mây phủ của huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai, được ví như nàng tiên mới tỉnh giấc giữa núi rừng Tây Bắc hùng vĩ, hoang sơ...

Người dân vẫn tin dùng mì Hảo Hảo vì không vi phạm tiêu chuẩn Việt Nam

Người dân vẫn tin dùng mì Hảo Hảo vì không vi phạm tiêu chuẩn Việt Nam
(PLVN) - Cuối tháng 8, dư luận xôn xao với thông tin Cơ quan An toàn Thực phẩm Ireland (FSAI) ra thông báo thu hồi một số lô sản phẩm ăn liền Hảo Hảo vì có chứa chất Ethylene Oxide (EO). Sau sự cố này, người dân vẫn sử dụng mì Hảo Hảo hàng ngày vì sản phẩm được khẳng định không vi phạm tiêu chuẩn Việt Nam.

Vì sao giải Bóng rổ chuyên nghiệp Việt Nam phải “vượt rào” tổ chức giữa đại dịch?

Vì sao giải Bóng rổ chuyên nghiệp Việt Nam phải “vượt rào” tổ chức giữa đại dịch?
(PLVN) - Theo thông báo chính thức của giải Bóng rổ chuyên nghiệp Việt Nam (VBA 2021), được sự cho phép của tỉnh Khánh Hòa, cuối tháng 6/2021 Ban tổ chức giải đã di chuyển toàn bộ 8 đội bóng từ các tỉnh thành như Hồ Chí Minh, Hà Nội, Cần Thơ, Đà Nẵng... vào Nha Trang và thi đấu theo mô hình tập trung cách ly.