“Hồi sinh” 4 cuộc đời mới từ tạng của người cho chết não

Các y bác sĩ cúi đầu tri ân người hiến tạng (Ảnh: Thùy Dương)
Các y bác sĩ cúi đầu tri ân người hiến tạng (Ảnh: Thùy Dương)
0:00 / 0:00
0:00

(PLVN) - Gia đình nam bệnh nhân 36 tuổi qua đời vì chết não đã có nghĩa cử cao đẹp hiến tạng của con trai để mang đến sự sống cho 4 người khác đang nguy kịch.

Chiều 28/10, Bệnh viện Bạch Mai thông tin về cuộc chuyển giao sự sống từ người đàn ông trẻ bị chảy máu não sang 4 người bệnh khác nhờ nguồn tạng hiến.

Trước đó ngày 16/10, người bệnh L.T.S (36 tuổi, ở Hà Nam) tiền sử khỏe mạnh, bất ngờ thấy đau đầu dữ dội, tê bì chân tay. Ngay sau đó, bệnh nhân được đưa đi cấp cứu. Trên đường đi cấp cứu, anh S đã mất ý thức, hôn mê, co giật chân tay.

Tối cùng ngày, người bệnh được đưa vào Bệnh viện Bạch Mai trong tình trạng hôn mê, ngừng tuần hoàn ngoại viện. Người bệnh được cấp cứu nhưng vẫn hôn mê, các bác sĩ chẩn đoán ban đầu nguyên nhân ngừng tuần hoàn do chảy máu dưới nhện mức độ nặng nghi ngờ do phình mạch não.

Sau đó, người bệnh sau khi được hội chẩn đa chuyên khoa tìm căn nguyên chảy máu thì phát hiện túi phình động mạch đốt sống phải vỡ. Người bệnh được can thiệp nút tắc túi phình cấp cứu, hồi sức tích cực nhưng vẫn hôn mê sâu, sốt cao liên tục, không đáp ứng với điều trị...

Sau nhiều ngày nỗ lực điều trị, người bệnh mất các phản xạ. Đến ngày 26/10, người bệnh S được kết luận chết não. Bệnh viện sau đó đã giải thích về tiên lượng người bệnh với gia đình, đồng thời tư vấn về nghĩa cử cao đẹp trong việc hiến mô, tạng sau khi chết não và nhận được sự đồng ý.

Dưới sự chỉ đạo và hỗ trợ của Trung tâm điều phối ghép tạng quốc gia, Bệnh viện Việt Đức, Bệnh viện Trung ương Quân Đội 108, Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Trung ương Huế… đã phối hợp tiến hành phẫu thuật lấy tạng để của người bệnh để chuyển cho người nhận.

Trước khi tiến hành phẫu thuật, Ban Giám đốc Bệnh viện cùng tất cả các đồng nghiệp trong ê-kíp đã có những lời tri ân xúc động gửi tới người bệnh, người nhà bệnh nhân.

Theo sự điều hành của Trung tâm Điều phối ghép tạng Quốc gia, trái tim của người bệnh được vận chuyển vào Bệnh viện Trung ương Huế, gan được vận chuyển đến Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 và 2 thận được ghép tại Bệnh viện Bạch Mai cho 2 người bệnh suy thận giai đoạn cuối, đang phải chạy thận, lọc máu nhiều năm.

Các bệnh nhân được tiến hành ghép tạng ở 3 bệnh viện, hiện nay đang trong quá trình phục hồi tốt.

Chia sẻ về ca hiến - ghép tạng này, PGS.TS Đào Xuân Cơ - Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai cho biết: "Cuộc chuyển giao sự sống này là một hành trình đầy thử thách và đã đạt được những kết quả tốt đẹp. Sự sống được nối dài và những giá trị cao đẹp đã lay động và chạm vào sự xúc động sâu xa của chúng ta. Những nghĩa cử cao quý chắc chắn sẽ được lan tỏa và kết nối trong cuộc chiến đấu vì sự sống con người, vì sức khỏe nhân dân".

Đọc thêm

TP HCM có thêm bệnh viện đa khoa hiện đại, chuyên sâu hiếm muộn

TP HCM có thêm bệnh viện đa khoa hiện đại, chuyên sâu hiếm muộn
(PLVN) - Sáng 19/12, Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh khai trương thêm một bệnh viện đa khoa tại Quận 8, góp phần tăng cường hệ thống y tế TP HCM, phục vụ nhu cầu thăm khám, điều trị chuyên sâu, công nghệ cao, chi phí hợp lý cho người dân khu vực Tây Nam thành phố và các tỉnh lân cận.

Cứu sống 2 bệnh nhi bị tan máu bẩm sinh bằng kỹ thuật ghép tủy đồng loại

Bệnh viện Trung ương Huế tổ chức lễ ra viện cho các cháu.
(PLVN) - Bệnh viện Trung ương Huế vừa thực hiện thành công hai ca ghép tủy đồng loại, cứu sống hai bệnh nhi mắc chứng tan máu bẩm sinh hiếm gặp. Đây là bệnh viện đầu tiên thực hiện thành công kỹ thuật ghép tế bào gốc tại khu vực miền Trung - Tây Nguyên và là đơn vị thứ ba của Việt Nam áp dụng kỹ thuật cao cấp này trên các bệnh nhân tan máu bẩm sinh.

Bệnh gây chết người từ Congo có nguy cơ lây tới TP HCM không?

Đoàn của CDC châu Phi đến Congo hỗ trợ (Ảnh: AFRICACDC)
(PLVN) - Dù WHO đánh giá nguy cơ lây lan bệnh là thấp ở cấp độ khu vực và toàn cầu, song TP HCM vẫn đang theo dõi sát tình hình diễn biến dịch bệnh lạ nguy hiểm gây chết người hàng loạt tại Congo, đồng thời chuẩn bị sẵn sàng phương án đáp ứng theo từng mức độ nguy cơ của dịch.