Hội nhập gây sức ép lên thu ngân sách?

Hội nhập góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế nhưng cũng tạo ra khó khăn cho nguồn thu ngân sách nhà nước
Hội nhập góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế nhưng cũng tạo ra khó khăn cho nguồn thu ngân sách nhà nước
(PLO) - Theo Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR), việc cắt giảm hàng rào thuế quan thương mại là điều kiện bắt buộc khi Việt Nam tham gia ký kết các Hiệp định thương mại song điều này lại gây sức ép ngày càng lớn lên việc thu ngân sách.

Phải tăng thu nội địa 

Theo VEPR, số liệu dự toán ngân sách nhà nước (NSNN) qua các năm của Bộ Tài chính thể hiện rõ sự dịch chuyển cơ cấu nguồn thu ngân sách trong bối cảnh thế giới nhiều biến động. 

Đơn cử, dự toán nguồn thu dầu thô được điều chỉnh giảm dần qua các năm 2015-2017, sau cuộc khủng hoảng giá dầu từ cuối năm 2014, từ 10,2% năm 2015 xuống 5,4% và 3,2% lần lượt trong các năm 2016 và 2017. Trong bối cảnh giá dầu hồi phục trong thời gian gần đây, Chính phủ vẫn giảm dự toán thu ngân sách từ dầu thô còn 2,7% năm 2018. VEPR cho rằng, đây là chủ trương đúng đắn khi giảm sự phụ thuộc của thu NSNN vào nguồn tài nguyên thiên nhiên có hạn. 

Nhưng không chỉ có dầu thô, thu từ hoạt động xuất nhập khẩu (XNK) trong dự toán ngân sách cũng đã được điều chỉnh giảm về tỷ trọng trong bối cảnh Việt Nam đã hội nhập sâu rộng với thế giới. VEPR chỉ ra, việc cắt giảm hàng rào thuế quan thương mại là điều kiện bắt buộc khi Việt Nam tham gia ký kết các Hiệp định thương mại.  “Nhưng để bù đắp cho sự suy giảm tỷ trọng thu ngân sách từ hoạt động XNK và từ dầu thô, Chính phủ buộc phải tăng các thu nội địa như thuế thu nhập cá nhân, thuế bảo vệ môi trường, thu về nhà đất…”- Báo cáo vừa được VEPR công bố đưa ra nhận định. 

Về vấn đề này, TS. Nguyễn Đức Thành, Viện trưởng Viện VEPR cho biết thêm: Việc ký kết Hiệp định CPTPP tiếp tục củng cố tiến trình hội nhập sâu rộng của Việt Nam với thế giới. Nhưng rõ ràng bên cạnh việc góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, việc hội nhập sâu rộng cũng tạo ra khó khăn cho nguồn thu NSNN khi thu cân đối từ hoạt động xuất nhập khẩu ngày càng giảm.

Bên cạnh đó, Chính phủ cũng xác định giảm tỷ trọng thu từ nguồn tài nguyên thiên nhiên có sẵn như dầu thô. Và để thu hút đầu tư tư nhân và FDI, Chính phủ cũng đã liên tiếp hạ thuế suất thuế TNDN trong những năm gần đây nên tỷ trọng nguồn thu từ loại thuế này cũng đang giảm dần. “Và như vậy, để bù đắp cho sự sụt giảm tổng thu ngân sách, Chính phủ buộc phải tăng các khoản thu nội địa khác. Như trong thời gian gần đây, Bộ Tài chính đã đề xuất dự thảo tăng thuế suất VAT là một minh chứng.”- TS. Thành chỉ ra.  

Tăng thuế, phí không phải là cách?

Phân tích về nguy cơ cho đề xuất tăng thuế suất VAT của Bộ Tài chính, TS. Thành cho rằng, việc tăng thuế suất VAT một mặt tăng gánh nặng thuế lên người dân, gián tiếp đẩy một bộ phận vào khu vực kinh tế phi chính thức. Nhưng mặt khác cũng không đảm bảo là sẽ tăng được tỷ trọng thu thuế VAT trong tổng thu ngân sách. 

Để đảm bảo cân đối thu, chi, Viện trưởng Thành cho rằng cần cải thiện nguồn thu thông qua tăng hiệu quả thu trên các loại thuế đã có và thuế suất hiện thời, thay vì vội vã áp thêm các loại thuế mới hoặc tăng thuế suất. “Việc này cần có sự cải cách ngay trong nội bộ ngành Thuế”- TS. Thành đề xuất.  

Cũng theo TS. Thành, một giải pháp đi liền là cần duy trì nỗ lực kiểm soát tiêu ngân sách, đặc biệt là chi thường xuyên. Chi thường xuyên lâu nay luôn ở mức cao trên 70% tổng chi qua các năm, một phần nguyên nhân tới từ bộ máy nhà nước và đoàn thể chính trị cồng kềnh, lãng phí, kém hiệu quả. 

Trong khi đó, nguồn lực cho phát triển kinh tế dài hạn là chi đầu tư phát triển chưa có nhiều cải thiện. “Do đó, Chính phủ cần tiếp tục thực hiện các biện pháp quyết liệt để thắt chặt chi thường xuyên như các chính sách tinh giản biên chế, sắp xếp lại và tinh giản bộ máy, hạn chế chi tiêu cho các tổ chức đoàn thể, thoái vốn khỏi các DNNN như đã và đang thực hiện trong thời gian qua”- TS. Thành khuyến nghị. 

Cũng liên quan tới vấn đề ngân sách nhà nước, Báo cáo Kinh tế quý 1 vừa được VEPR công bố còn nhấn mạnh, thâm hụt ngân sách và nợ công cũng luôn là mối quan tâm hàng đầu của người dân. Và thời gian vừa qua, ý tưởng đưa “kinh tế ngầm” vào tính toán GDP đã tạo nên một cuộc tranh luận sôi nổi.  

Theo VEPR, việc ước lượng nền kinh tế phi chính thức là cần thiết để Chính phủ đề ra chiến lược phát triển phù hợp. Tuy nhiên, việc đưa nền kinh tế ngầm vào GDP là chưa thích hợp vì tổng GDP có thể tăng về danh nghĩa, nhưng có thể gây bất nhất trong so sánh quốc tế theo thông lệ. Thêm vào đó, điều quan trọng là các chỉ tiêu quốc gia như chi ngân sách hay nợ công có thể tăng tương ứng, nhưng lại không phục vụ được cho khu vực phi chính thức, vốn chưa có biện pháp quản lý hữu hiệu và thích hợp. 

 “Chúng tôi cho rằng việc cấp thiết không phải là tính toán khu vực phi chính thức vào tổng GDP mà cần quản lý hiệu quả nguồn vốn vay nước ngoài để nâng hiệu quả kinh tế- xã hội, hay giảm thiểu lãng phí, sử dụng sai mục đích. Nếu không kiểm soát tốt nợ nước ngoài và cân đối ngân sách, trần nợ công chắc chắn bị phá vỡ trong thời gian tới và Việt Nam ngày càng lún sâu vào nợ nần trước khi kịp cất cánh”- Viện trưởng VEPR Nguyễn Đức Thành cảnh báo.  

Chi thường xuyên tiếp tục chiếm tỷ lệ quá lớn

Theo số liệu từ thống kê, tổng thu ngân sách tính đến ngày 15/03/2018 ước đạt 216,7 nghìn tỷ đồng. Trong đó, thu nội địa là 175,5 nghìn tỷ đồng, chiếm tới gần 81,0% tổng thu. Trong khi đó, tổng chi NSNN ước đạt 229,1 nghìn tỷ đồng, bằng 16,5% dự toán năm. Trong đó, chi thường xuyên bằng 173,2 nghìn tỷ đồng, chiếm tới 75,6% tổng chi. Nguồn nội lực cho phát triển kinh tế dài hạn là chi đầu tư phát triển chỉ chiếm 14,2% tổng chi NSNN. Theo VEPR, điều này một mặt cho thấy quy trình phân bổ dự toán chi tiêu đầu tư công vẫn còn rất chậm. Mặt khác, thực trạng này tiếp tục phản ảnh sự thiếu cân bằng của tổng chi ngân sách.

Đọc thêm

Tận dụng tối đa cơ hội từ các FTA thế hệ mới, đảm bảo mục tiêu tăng trưởng bền vững

Hình ảnh minh họa.
(PLVN) - Việt Nam cần tập trung vào các mục tiêu cụ thể để giải quyết hiệu quả các thách thức trọng tâm trong việc thực thi các FTA thế hệ mới, nhằm tận dụng các cơ hội đang có và khắc phục một số hạn chế, qua đó hướng đến thúc đẩy nền kinh tế phục hồi và phát triển theo hướng bền vững.

Hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu tiếp cận và thích ứng với xu hướng chuyển đổi xanh của EU

Bà Trịnh Thị Thu Hiền, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu – Bộ Công Thương phát biểu khai mạc.
(PLVN) -  Xuất khẩu sang thị trường EU có nhiều lợi thế từ việc tận dụng ưu đãi thuế quan theo Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu ( Hiệp định EVFTA ). Tuy nhiên, EU là thị trường khó tính trong việc áp dụng quy định về hàng rào phi thuế quan, đặc biệt là tiêu chuẩn kỹ thuật và phát triển bền vững.

Lưu ý quan trọng cho doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản sang Trung Đông

Năm 2024, xuất khẩu thuỷ sản sang Trung Đông dự kiến đạt hơn 360 triệu USD. (Ảnh minh hoạ)
(PLVN) - Trong 11 tháng năm 2024, xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam sang Trung Đông đạt 334 triệu USD, chiếm gần 4% tổng giá trị xuất khẩu thuỷ sản của cả nước. Dự kiến, năm 2024, xuất khẩu sang thị trường này ước đạt hơn 360 triệu USD, nằm trong top 2 thị trường nhập khẩu thuỷ sản có tăng trưởng mạnh nhất sau Trung Quốc.

Gia tăng hiệu quả ứng phó với điều tra phòng vệ thương mại

Thép là mặt hàng có tần suất bị điều tra phòng vệ thương mại lớn nhất. (Ảnh minh họa: MOIT)
(PLVN) - Số lượng các vụ kiện phòng vệ thương mại (PVTM) ở các thị trường lớn đang gia tăng, sẽ tác động rất lớn đến kim ngạch xuất khẩu. Do đó, Bộ Công Thương tiếp tục đẩy mạnh các biện pháp PVTM để ứng phó với các vụ việc do nước ngoài điều tra và áp dụng đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam.

7 vấn đề khuyến nghị các doanh nghiệp, hiệp hội về phòng vệ thương mại trong Hiệp định EVFTA và các FTA thế hệ mới

Bộ Công Thương đang triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng tốt những ưu đãi từ EVFTA cũng như các FTA thế hệ mới.
(PLVN) - Bộ Công Thương đang triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng tốt những ưu đãi từ EVFTA cũng như các FTA thế hệ mới. Đại diện Cục Phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương đã đưa ra 7 vấn đề khuyến nghị các doanh nghiệp, hiệp hội xử lý hiệu quả các biện pháp phòng vệ thương mại.

FTA Index: Công cụ giúp Bắc Giang khai phá thị trường tiềm năng và sản phẩm xuất khẩu

Lĩnh vực công nghiệp điện tử tại Bắc Giang rất phát triển.
(PLVN) - Đối với Bắc Giang (BG), FTA Index có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng thương mại và đầu tư. Việc áp dụng các chỉ số FTA Index giúp Bắc Giang hiểu rõ hơn về các cơ hội và thách thức trong việc tận dụng các FTA, từ đó có thể đưa ra các chiến lược phù hợp để phát triển kinh tế, gia tăng xuất khẩu và thu hút đầu tư.

Dự báo lãi suất xu hướng tăng đến cuối năm

Dự báo ngân hàng sẽ “hút” mạnh tiền gửi dịp cuối năm. (Ảnh: TBNH)
(PLVN) -  Với việc các ngân hàng đang đồng loạt tăng lãi suất, lượng tiền gửi vào các ngân hàng cũng tăng đều theo từng tháng, các chuyên gia dự báo trong giai đoạn này, xu hướng dòng tiền đã quay trở lại sản xuất.

Hiện thực hóa chủ trương phát triển công nghiệp bán dẫn

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) - Phát triển lĩnh vực bán dẫn là đột phá chiến lược và cũng là nhiệm vụ trọng tâm, là việc cần làm, phải làm và quyết tâm làm bằng được. Đó là chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính khi giao nhiệm vụ chung và các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể với các Bộ, ngành, địa phương, tại Phiên họp lần thứ nhất vừa diễn ra của Ban Chỉ đạo quốc gia về phát triển ngành công nghiệp bán dẫn.

Ngành Hải quan phải hướng tới mục tiêu kép

Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng phát biểu chỉ đạo Hội nghị. (Ảnh: H.P)
(PLVN) - Theo Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng, trong thời gian tới, ngành Hải quan phải nỗ lực giải quyết thách thức, vừa đơn giản hóa thủ tục, vừa tăng cường phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại để hướng tới mục tiêu kép: tạo thuận lợi thương mại tối đa vừa đảm bảo an ninh quốc gia vừa chống thất thu ngân sách cao nhất.

Anh gia nhập CPTPP sẽ tạo động lực mới trong quan hệ song phương Việt Nam - Anh

Ngành thủy sản sẽ có được những thuận lợi rất lớn khi cam kết chính thức có hiệu lực.
(PLVN) - Ngày 15/12, Vương quốc Anh đã trở thành quốc gia châu Âu đầu tiên gia nhập Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). Việc Vương quốc Anh tham gia Hiệp định CPTPP đánh dấu một chương mới trong quan hệ kinh tế, thương mại giữa các nước trong khu vực nói chung và giữa Việt Nam - Anh nói riêng, mở ra cơ hội tăng cường thương mại, thu hút đầu tư và đẩy mạnh hợp tác trên nhiều lĩnh vực.