Hội nghị xúc tiến đầu tư tại Hàn Quốc năm 2018

Hội nghị thu hút sự quan tâm của nhiều nhà đầu tư Hàn Quốc
Hội nghị thu hút sự quan tâm của nhiều nhà đầu tư Hàn Quốc
(PLO) - 400 nhà đầu tư Hàn Quốc cùng sự có mặt của lãnh đạo các Cơ quan liên quan như Ủy ban Giám sát tài chính (FSC) của Hàn Quốc, Phòng Thương mại và Công nghiệp Hàn Quốc (KCCI), Hiệp hội Các nhà đầu tư tài chính Hàn Quốc (KOFIA), Sở GDCK Hàn Quốc (KRX), các DN Hàn Quốc, các quỹ đầu tư, ngân hàng đầu tư và tập đoàn bảo hiểm lớn của Hàn Quốc... đã tham dự Hội nghị xúc tiến đầu tư tại Hàn Quốc năm 2018 tổ chức sáng ngày 18/4, tại Seoul, Hàn Quốc. Hội nghị do Bộ Tài chính nước CHXHCN Việt Nam tổ chức...

Phát biểu khai mạc tại Hội nghị, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng đánh giá cao sự tham gia đông đảo và tích cực của các nhà đầu tư, các đối tác Hàn Quốc, thể hiện trách nhiệm và tâm huyết trong mục tiêu chung tay xây dựng mối quan hệ Việt - Hàn ngày càng thịnh vượng.

Sau hơn 25 năm chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao, Bộ trưởng khẳng định, quan hệ giữa hai nước Việt Nam và Hàn Quốc đã phát triển mạnh mẽ và đang ở vào giai đoạn tốt nhất trong lịch sử. 

Hàn Quốc hiện nay là đối tác lớn thứ 2 của Việt Nam và Việt Nam là đối tác thương mại lớn thứ 4 của Hàn Quốc. Đến tháng 3/2018 tính lũy kế đã có 126 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư vào Việt Nam, Hàn Quốc đứng thứ đầu theo sau là Nhật Bản, Singapore và Đài Loan.

Bên cạnh đó, một loạt Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới đã và đang được ký kết, trong đó có Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Hàn Quốc (VKFTA) tạo ra dòng chảy thương mại giữa các quốc gia và các đối tượng tham gia. Trong bối cảnh đó, các chuyến thăm của lãnh đạo cấp cao hai nước mà đặc biệt là chuyến thăm Việt Nam gần đây nhất của Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-In vào tháng 3/2018 vừa qua đã làm sâu sắc hơn quan hệ hai nước trên mọi lĩnh vực; thúc đẩy liên kết giữa hai nền kinh tế cả ở cấp trung ương và địa phương trao đổi về các vấn đề khu vực và quốc tế hai bên cùng quan tâm vì hòa bình, ổn định và sự phồn vinh của khu vực và trên thế giới. 

Theo Bộ trưởng, Việt Nam là nền kinh tế mở, năm 2017, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam lần đầu tiên phá kỷ lục chạm ngưỡng 400 tỷ USD; tổng vốn FDI đăng ký vào Việt Nam đạt 319,6 tỷ USD. Khu vực DN FDI đã tạo ra hàng triệu việc làm cũng như thúc đẩy đổi mởi mô hình tăng trưởng. Với quy mô dân số đang tiệm cận 100 triệu dân, trong đó 60% có độ tuổi dưới 35, Việt Nam có lợi thế về khả năng cung cấp một lực lượng lao động trẻ, dồi dào, có chất lượng với chi phí cạnh tranh. Việt Nam luôn có sự ổn định về chính trị, xã hội và kinh tế vĩ mô; thể chế luật pháp và sự minh bạch của Việt Nam không ngừng được cải thiện, từng bước phù hợp với các cam kết và chuẩn mực quốc tế, tạo điều kiện cho các nhà đầu tư, DN yên tâm hoạt động lâu dài, phát triển.

Hiện tại, xu hướng các DN Hàn Quốc đầu tư vào Việt Nam rất lớn, lớn nhất trong số các nước ASEAN. Hàn Quốc đã và đang là nhà đầu tư lớn nhất tại Việt Nam với tổng số vốn đầu tư đạt 59 tỷ USD (tính đến 20/3/2018). Bộ trưởng khẳng định Chính phủ Việt Nam ghi nhận và đánh giá rất cao sự tin tưởng và sự hiện diện của các tập đoàn tài chính, các nhà đầu tư Hàn Quốc tại Việt Nam trong suốt gần ba thập niên qua.  

“Chúng tôi mong rằng sau Hội nghị này, các DN hai nước sẽ có thêm nhiều ý tưởng và dự án hợp tác mới để làm sâu sắc hơn hợp tác kinh tế cũng như quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam - Hàn Quốc. Bộ Tài chính Việt Nam cam kết đồng hành và tạo thuận lợi cho các DN hai nước, cùng tiến tới mục tiêu nâng kim ngạch thương mại giữa 2 nước lên hơn 100 tỷ USD vào năm 2020 và Hàn Quốc tiếp tục là quốc gia hàng đầu về đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp vào Việt Nam”- Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng nhấn mạnh. 

Phát biểu tại Hội nghị, ông JunDong Kim, Phó chủ tịch Phòng thương mại và công nghiệp Hàn Quốc kiêm Chủ tịch Hiệp hội các nhà đầu tư Hàn Quốc nói Bộ trưởng Bộ Tài chính là vị Bộ trưởng đầu tiên của Việt Nam sang thăm Hàn Quốc sau chuyến công tác thăm Việt Nam của  Tổng thống Hàn Quốc vào tháng 3 vừa qua.  Theo  ông JunDong Kim, nhà đầu tư Hàn Quốc rất quan tâm đến Việt Nam, nhất là trong bối cảnh Chính phủ Hàn Quốc đã xây dựng Chiến lược hướng Nam mới, nhằm tăng kim ngạch giao thương giữa Hàn Quốc và ASEAN, trong đó Việt Nam là đối tác trọng tâm của sự hợp tác. Hiệp hội các nhà đầu tư Hàn Quốc hiện có 200.000 thành viên là DN, trong đó trên 50% rất quan tâm đến châu Á, trong đó Việt Nam nhận được sự quan tâm lớn nhất. 

Chia sẻ về triển vọng thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam, Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) Trần Văn Dũng cho biết, sau 18 năm hình thành và phát triển, TTCK Việt Nam được biết đến là một thị trường non trẻ nhất, quy mô khiêm tốn nhất, nhưng đến nay là một thị trường có tốc độ phát triển nhanh nhất về quy mô và thanh khoản trong khu vực ASEAN và Đông Á.

Trong 10 năm qua, quy mô của thị trường cổ phiếu đã tăng 4 lần, năm 2006 là 22% GDP, năm 2010 là 44% GDP và thời điểm hiện tại là gần 84% GDP, tốc độ tăng trưởng bình quân trong 10 năm qua là 43%/năm. Nếu vào thời điểm 2006, tính cả 2 Sở Giao dịch chứng khoán (Sở GDCK) chỉ có 192 DN niêm yết/đăng ký giao dịch thì cho đến nay, thị trường có 1.467 DN niêm yết, đăng ký giao dịch trên 2 Sở (trong đó có 743 cổ phiếu và chứng chỉ quỹ niêm yết và 724 cổ phiếu đăng ký giao dịch trên thị trường UPCoM), và có gần 30 DN có giá trị vốn hóa trên 1 tỷ USD. Nhiều DN tên tuổi lớn hoạt động trên các lĩnh vực kinh tế khác nhau đã tham gia TTCK như Vinamilk, Vin Group, Novaland, Sabeco, Vietnam Airline, Vietjet Air, Petrolimex, Vpbank,… và những tên tuổi lớn khác sắp được chào sàn như Techcombank, Vinhomes… Trong năm 2017, có 92,5% DN niêm yết có lãi, tổng doanh thu tăng 18,5% và tổng lợi nhuận sau thuế tăng 27,5% so với năm 2016.

VN-Index - chỉ số đại diện cho TTCK Việt Nam đã tăng trưởng hơn 48% trong năm 2017. Đến thời điểm Quý I của năm 2018, VN-Index tiếp tục tăng trưởng thêm 19,3% trong khi HNX-Index tăng trưởng 13,3%. Thanh khoản của TTCK tăng mạnh. Nếu năm 2017, thanh khoản thị trường tăng 66% so với năm 2016 thì sang quý I/2018 đã gần tăng 76% so với năm 2017, và đang giao dịch ở mức khoảng 390 triệu USD/ngày. 

Về cấu trúc của thị trường, Chủ tịch UBCKNN cho biết, TTCK Việt Nam đã có một hệ thống thị trường với cơ cấu tương đối hoàn chỉnh bao gồm thị trường cổ phiếu được tổ chức ở 2 Sở GDCK, thị trường TPCP được tổ chức tại SGDCK Hà Nội có quy mô đạt 19% GDP, giao dịch bình quân năm 2017 đạt gần 400 triệu USD/ngày và mới đây là TTCK phái sinh (8/2017). Mặc dù mới ra đời chưa được 01 năm và mới chỉ có 01 sản phẩm giao dịch là hợp đồng tương lai trên chỉ số VN30, nhưng TTCK phái sinh đã có tốc độ tăng trưởng bình quân 42%/tháng và đang thu hút được mối quan tâm ngày càng lớn. 

Đối với các nhà đầu tư Hàn Quốc, Chủ tịch UBCKNN đánh giá, Hàn Quốc có cộng đồng DN đông đảo đang hoạt động tại Việt Nam, trong đó có nhiều ngân hàng, DN bảo hiểm, văn phòng đại diện công ty quản lý quỹ và đặc biệt là có 05 CTCK gốc do Hàn Quốc sở hữu 100% vốn hoặc giữ cổ phần chi phối trên 90%.

“Do vậy, tôi tin tưởng rằng con số gần 5 nghìn tài khoản và giá trị danh mục của nhà đầu tư đến từ Hàn Quốc sẽ tăng nhanh trong thời gian tới. Chúng tôi đánh giá cao chất lượng của các nhà đầu tư và cam kết sẽ cùng với Cơ quan quản lý dịch vụ tài chính Hàn Quốc (FSS) và các cơ quan liên quan của Hàn Quốc tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của các nhà đầu tư Hàn Quốc tại Việt Nam, bởi thành công của các bạn cũng là thành công của chúng tôi”, Chủ tịch UBCKNN nói.

Tin cùng chuyên mục

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái.

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái: Chuẩn bị sẵn sàng các phương án, lộ trình điều chỉnh giá

(PLVN) -  Phó Thủ tướng Lê Minh Khái chỉ đạo các Bộ, ngành, địa phương chủ động thực hiện theo thẩm quyền hoặc đề xuất, tham mưu cấp có thẩm quyền các biện pháp, giải pháp, kịch bản ứng phó phù hợp, linh hoạt, kịp thời, bảo đảm mục tiêu kiểm soát lạm phát trong năm 2024 trong giới hạn 4-4,5% theo đúng Nghị quyết của Quốc hội trong mọi tình huống.

Đọc thêm

Chuyển đổi số ngành Thuế: Định vị top đầu

Ngành Thuế là đơn vị dẫn đầu trong chuyển đổi số của Bộ Tài chính. (Nguồn: ITN)
(PLVN) - Đó là nội dung quan trọng trong chiến lược cải cách hiện đại hóa (CCHĐH) ngành Thuế đến năm 2030. Theo Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế Mai Xuân Thành, công cuộc chuyển đổi số (CĐS) đang có những bước tiến lớn để ngành Thuế giữ vững vị trí hàng đầu.

Xem xét xử lý trách nhiệm các chủ đầu tư không đảm bảo tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

Xem xét xử lý trách nhiệm các chủ đầu tư không đảm bảo tiến độ giải ngân vốn đầu tư công
(PLVN) - Đây là yêu cầu của tỉnh Lào Cai tại Thông báo 108/TB-VPUBND ngày 2/5/2024 kết luận của Thường trực UBND tỉnh về tiến độ giải ngân xây dựng cơ bản (kể cả chương trình mục tiêu quốc gia), công tác chuẩn bị đầu tư năm 2024 và giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công năm 2024.

Khai thông nền kinh tế để tăng trưởng bền vững

Cần phải nhận thức thực chất quan hệ “tăng trưởng GDP” và ổn định kinh tế vĩ mô ở Việt Nam. (Ảnh minh họa)
(PLVN) - Theo PGS. TS Trần Đình Thiên, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam (VKTVN), tăng trưởng kinh tế (GDP) của Việt Nam trong quý I/2024 khá cao, song cần nhận thức thực chất vấn đề, đồng thời khai thông nền kinh tế để tăng trưởng bền vững.

Ngành Thép đối diện nhiều thách thức

Sản xuất thép cán nóng. (Ảnh: Tập đoàn Hòa Phát cung cấp)
(PLVN) - Thị trường thép ở nước ta đang khá trầm lắng dù đang trong thời gian cao điểm mùa xây dựng. Không những thế, các doanh nghiệp sản xuất thép còn chịu áp lực cạnh tranh bởi thép nhập khẩu từ nước ngoài.

Cân nhắc kỹ đề xuất nhập khẩu cát làm cao tốc

Nhiều dự án giao thông trọng điểm tại ĐBSCL thiếu cát đắp nền. (Ảnh: Bộ GTVT)
(PLVN) - Nhiều dự án giao thông trọng điểm tại TP Hồ Chí Minh và các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đang có nguy cơ chậm tiến độ do thiếu cát đắp nền đường. Trước đề xuất nhập cát từ Campuchia về phục vụ các dự án giao thông này, đại diện Bộ Xây dựng cho rằng việc này có những được - mất khác nhau, cần nghiên cứu kỹ.

Tăng chế tài xử phạt trong lĩnh vực thủy sản: Thể hiện quyết tâm của Việt Nam để gỡ “thẻ vàng IUU”

BĐBP Đà Nẵng kiểm tra thiết bị trên tàu bảo đảm điều kiện an toàn hàng hải. (Ảnh: Minh Trang)
(PLVN) - Ngày 4/4/2024, Chính phủ ban hành Nghị định 37/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 26/2019/NĐ-CP ngày 8/3/2019 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thủy sản. Một ngày sau đó, ngày 5/4/2024, Chính phủ ban hành Nghị định 38/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 42/2019/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính (XPVPHC) trong lĩnh vực thủy sản.

Nancy Ngô Thị Bích Quyên - Nhà sáng lập Hà Nội coaching Group: “Bà đầm thép” của BNI Việt Nam

Nancy Ngô Thị Bích Quyên - Nhà sáng lập Hà Nội coaching Group: “Bà đầm thép” của BNI Việt Nam
(PLVN) -  Không chỉ nổi danh trong lĩnh vực đào tạo doanh nghiệp (DN) ở trong nước, Nancy Ngô Thị Bích Quyên còn là nhà huấn luyện doanh nghiệp được vinh danh xuất sắc trên thế giới và khu vực châu Á Thái Bình Dương nhiều năm liên tục. Và “Bà đầm thép” chính là biệt danh mọi người dành cho chị. Cụm từ đó cũng thể hiện bản lĩnh, tri thức, tiếng tăm và chất “thép” trong con người nữ doanh nhân tài giỏi này!

ĐHĐCĐ 2024 Vietjet (VJC): Doanh thu vận tải hàng không vượt 53,7 nghìn tỷ; Kế hoạch vận chuyển 27 triệu lượt khách năm 2024, chia cổ tức 25%

ĐHĐCĐ 2024 Vietjet (VJC): Doanh thu vận tải hàng không vượt 53,7 nghìn tỷ; Kế hoạch vận chuyển 27 triệu lượt khách năm 2024, chia cổ tức 25%
(PLVN) - Ngày 26/4/2024, Công ty Cổ phần hàng không Vietjet (mã CK: VJC) đã tổ chức Đại hội cổ đông thường niên năm 2024 và thông qua kế hoạch kinh doanh với mục tiêu tập trung giữ vững thị phần trong nước, đẩy mạnh hợp tác và liên doanh để mở rộng các tuyến bay quốc tế.

Làm rõ khó khăn, vướng mắc mới "cứu" được dự án BOT

Làm rõ khó khăn, vướng mắc mới "cứu" được dự án BOT (Ảnh: TTXVN)
(PLVN) - Trong tổng số 140 dự án BOT giao thông được triển khai trước thời điểm Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công - tư (PPP) ban hành, hiện có 8 dự án thuộc phạm vi quản lý của Bộ Giao thông vận tải (GTVT) còn vướng mắc cần xử lý, được chia thành 3 nhóm. Đây là số liệu được Thứ trưởng Bộ GTVT báo cáo tại buổi làm việc do Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà chủ trì, ngày 24/4.

Tập trung gỡ vướng cho các công ty nông, lâm nghiệp

Công tác sắp xếp đổi mới các công ty nông lâm nghiệp vẫn còn những tồn tại, khó khăn. (Ảnh minh họa. Nguồn: TTXVN)
(PLVN) - Chiều 25/4, Bí thư Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái, Trưởng Ban Chỉ đạo đã chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc của Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp về thúc đẩy công tác sắp xếp, đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của các công ty nông, lâm nghiệp.

Nhiều dự án ở Khu kinh tế Dung Quất chậm tiến độ

Phó Chủ tịch tỉnh Quảng Ngãi Trần Phước Hiền kiểm tra các dự án ở KKT Dung Quất.
(PLVN) - Loạt dự án giao thông quan trọng hay hạ tầng tái định cư để ổn định dân sinh, tạo điều kiện để thu hút nhà đầu tư ở Khu kinh tế (KKT) Dung Quất, tỉnh Quảng Ngãi đang bị chậm tiến độ vì vướng mặt bằng.