Hội nghị về khí hậu COP 27 từ ngày 6 - 8/11/2022: Nguyện vọng người trẻ về chính sách khí hậu

Thanh niên Việt Nam hành động vì khí hậu
Thanh niên Việt Nam hành động vì khí hậu
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Trong những năm tới, Việt Nam sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức của biến đổi khí hậu. Thanh niên - nhóm đại diện cho 23% dân số Việt Nam, sẽ có tiếng nói rất quan trọng trong việc thực hiện các cam kết khí hậu đến năm 2050.

Cụ thể, kể từ khi bắt đầu thực hiện Báo cáo đặc biệt “Thanh niên Việt Nam hành động vì khí hậu” vào năm 2021, đến nay, thanh niên Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu. Ví như, với sự hỗ trợ của UNDP, thanh niên Việt Nam đã thành lập Trung tâm học tập thanh niên hành động vì khí hậu đầu tiên, Mạng lưới thanh niên vì khí hậu,… Tuyên bố thanh niên tại Việt Nam đã nhận được hơn 1.000 chữ ký, đóng góp vào tiếng nói thanh niên toàn cầu trước cuộc chiến với biến đổi khí hậu (BĐKH).

Giống như bản báo cáo năm 2021, bản báo cáo năm 2022 vừa được công bố tại Lễ công bố Báo cáo đặc biệt “Thanh niên Việt Nam hành động vì khí hậu năm 2022” được UNDP phối hợp với Cục BĐKH, Bộ TN&MT tổ chức vừa qua do 24 tác giả trẻ tiêu biểu trên cả nước viết. Báo cáo gồm bốn chủ đề chính: Thanh niên với chính sách khí hậu và quá trình ra quyết định, thúc đẩy chuyển dịch kinh tế theo hướng kinh tế tuần hoàn, giảm phát thải hướng tới phát thải ròng bằng “0”; và thích ứng với BĐKH và giảm nhẹ rủi ro thiên tai. Các tác giả đã nghiên cứu hơn 130 sáng kiến và dự án khí hậu do thành niên khởi xướng, là những trường hợp điển hình về hành động khí hậu thiết thực do thanh niên thực hiện.

Theo Báo cáo đặc biệt lần này, thanh niên đang đối mặt với hai khó khăn chính: hạn chế tài chính và thiếu kiến thức kỹ thuật, kỹ năng. Báo cáo cũng đề xuất các hướng giải quyết, như phát triển cổng kết nối thông tin tài chính cho BĐKH dành cho thanh niên, thúc đẩy vai trò của thanh niên trong quản trị khí hậu và ngoại giao khí hậu và xây dựng bộ tài liệu chuyên ngành dành cho thanh niên...

Tại Lễ công bố, các bạn trẻ cũng đã trình bày các vấn đề quan tâm của mình, trong đó mong muốn Chính phủ ưu tiên đầu tư vào các nhà máy điện tái tạo; xác lập lộ trình loại bỏ dần nhiên liệu hóa thạch vào năm 2030; hạn chế các tổ chức tài chính đầu tư vào các dự án phát thải cao; và giảm thiểu việc sử dụng các sản phẩm nhựa dùng một lần với mục tiêu loại bỏ hoàn toàn các sản phẩm này vào năm 2030.

“Thanh niên cần được trao quyền và hỗ trợ một cách thiết thực nhất để có thể tham gia vào các hoạt động khí hậu và đem lại sự hiệu quả”, bà Ramla Al Khalidi - Trưởng Đại diện thường trú của Chương trình Phát triển Liên Hợp quốc (UNDP) tại Việt Nam - nhấn mạnh tại Lễ công bố.

Với mong muốn thanh niên được tham gia vào quá trình hoạch định chính sách, ông Khổng Tuấn Anh - Điều phối Tổ chức Thanh niên Ynet bày tỏ: “Chúng tôi khuyến nghị rằng thanh niên phải được bày tỏ quan điểm, tiếng nói và tham gia nhiều hơn vào quá trình xây dựng chính sách tại cấp địa phương và quốc gia, bao gồm các chính sách quan trọng như: Đóng góp quốc gia tự quyết định (NDC), Chiến lược quốc gia về BĐKH giai đoạn đến năm 2050, các luật và chính sách về BĐKH và môi trường”.

Được biết, bản báo cáo đặc biệt lần hai này cũng đã được giới thiệu với Tổng Thư ký Liên Hợp quốc Antonio Guterres tại Đối thoại chính sách với thanh niên khi ông sang thăm chính thức Việt Nam mới đây. Bà Amal Salama, Đại sứ Ai Cập tại Việt Nam khẳng định, Ai Cập dành riêng một ngày cho sự tham gia của thanh niên trong tiến trình hành động vì khí hậu tại Hội nghị thượng đỉnh về BĐKH của Liên Hợp quốc (COP27).

Đọc thêm

Kiến nghị dừng dự án trồng và phục hồi rạn san hô ngoài biển Thừa Thiên Huế

Dự án phục hồi tái tạo hệ sinh thái thủy sinh và nguồn lợi thủy sản được thực hiện trên vùng biển huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế. (Ảnh: Thùy Nhung)
(PLVN) - UBND tỉnh Thừa Thiên Huế vừa có văn bản đề xuất Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) dừng triển khai hợp phần trồng, phục hồi san hô thuộc dự án phục hồi, tái tạo hệ sinh thái thủy sinh và nguồn lợi thủy sản ngoài vùng biển Thừa Thiên Huế; do một số khó khăn trong công tác xây dựng định mức và tình hình thời tiết tại địa phương.

Bão số 9 suy yếu dần, miền Bắc chuyển lạnh

Ảnh minh họa: Ngọc Nga
(PLVN) -  Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, cơn bão số 9 đang có xu hướng suy yếu dần. Trên đất liền, do tác động của không khí lạnh, khu vực Bắc Bộ đêm và sáng mai trời lạnh, vùng núi có nơi trời rét...

Bão giật cấp 14 đổ bộ biển Đông

Dự báo vị trí,m hướng di chuyển của bão số 9. Ảnh: Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia
(PLVN) - 7h hôm nay 18/11, vị trí tâm bão ở vào khoảng 18,2 độ Vĩ Bắc; 118,3 độ Kinh Đông, khu vực vùng biển phía Đông của khu vực Bắc Biển Đông. Trên đất liền, khoảng chiều tối và đêm nay, không khí lạnh sẽ ảnh hưởng đến một số nơi ở khu Đông Bắc Bắc Bộ, sau đó ảnh hưởng các nơi khác...

Công bố Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia thời kỳ 2021-2030

 Toàn cảnh Hội nghị.
(PLVN) -  Quy hoạch xác định mục tiêu tổng quát là chủ động phòng ngừa, kiểm soát ô nhiễm và suy thoái môi trường; phục hồi và cải thiện chất lượng môi trường; ngăn chặn suy giảm và nâng cao chất lượng đa dạng sinh học, nhằm bảo đảm quyền được sống trong môi trường trong lành của Nhân dân.

Xuất hiện bão mới gần biển Đông

Bão số 8 suy yếu ngay trên biển Đông. Ảnh: Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia
(PLVN) - Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, trong khoảng 24 giờ tới, bão số 8 sẽ suy yếu thành vùng áp thấp tại phía Tây Bắc khu vực Bắc Biển Đông. Tuy nhiên, gần biển Đông lại xuất hiện cơn bão có tên quốc tế là USAGI.

Khẩn cấp xử lý sự cố thủng đập thuỷ lợi ở Gia Lai

Đập hồ thuỷ lợi Ia Rằng huyện Chư Sê, Gia Lai, nơi xảy ra sự cố thủng bờ đập.
 (PLVN) - Trong quá trình kiểm tra thân đập, nhân viên công ty thuỷ lợi bất ngờ phát hiện vết thủng kéo dài tại thân đập tại hồ đập thuỷ lợi Ia Ring, xã Ia Tiêm, huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) khiến nước tràn xuống hạ du gây ngập úng lúa, hoa màu… Người dân xung quanh lo ngại.

Hướng tới đạt thỏa thuận toàn cầu về rác thải nhựa

Sự bền vững của môi trường và hệ sinh thái biển đang đứng trước mối đe dọa to lớn từ ô nhiễm nhựa. (Ảnh minh họa. Nguồn: Bộ CT)
(PLVN) - Việt Nam sẽ tham gia vào cuộc đàm phán toàn cầu về ô nhiễm nhựa sẽ diễn ra tại Phiên họp thứ 5 (INC-5), từ 24/11 đến 1/12/2024 ở Busan, Hàn Quốc. Khi được thực thi, Thỏa thuận này có thể tác động mạnh mẽ đến kinh tế - xã hội, thúc đẩy một “cuộc cách mạng” trong sản xuất, tiêu dùng và quản lý rác thải nhựa trên toàn cầu.

Bão số 8 suy yếu dần

Dự báo vị trí, hướng di chuyển của bão số 8. Ảnh: Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia
(PLVN) -  Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, bão số 8 sẽ suy yếu dần và tan trên khu vực biển Đông.

Cập nhật mới nhất về cơn bão số 8 trên biển Đông

Dự báo vị trí, hướng di chuyển của bão số 8. Ảnh: Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia
(PLVN) -  Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, hồi 10h ngày 13/11, vị trí tâm bão ở vào khoảng 20,4 độ Vĩ Bắc; 116,0 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Đông Bắc của khu vực Bắc Biển Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8-9 (62-88km/h), giật cấp 11.

Cảnh sát cứu 1 phụ nữ trong đám cháy rừng

Cảnh sát cứu 1 phụ nữ trong đám cháy rừng
(PLVN) - Trong quá trình dập tắt đám cháy rừng tại thành phố Yên Bái, Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (PCCC và CNCH) đã cứu sống 1 phụ nữ mắc kẹt trong đám cháy.