Hội nghị bàn giải pháp phòng, chống tội phạm lừa đảo trực tuyến

Đại diện Cục An toàn thông tin công bố số liệu về tình trạng lừa đảo trên không gian mạng. (Ảnh: Lưu Hương)
Đại diện Cục An toàn thông tin công bố số liệu về tình trạng lừa đảo trên không gian mạng. (Ảnh: Lưu Hương)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Hôm qua (22/10), tại TP Đà Nẵng, Cục An toàn thông tin (Bộ TT&TT) tổ chức Hội nghị bảo vệ người dân, khách hàng trước thực trạng lừa đảo trực tuyến trên không gian mạng.

Các hình thức lừa đảo trên mạng liên tục gia tăng

Theo thống kê của Cục An toàn thông tin, Việt Nam hiện có khoảng 70 triệu người sử dụng internet. Các đối tượng xấu đã lợi dụng sự bùng nổ công nghệ thông tin, những tiện ích mà công nghệ thông tin mang lại để thực hiện nhiều vụ lừa đảo trực tuyến, chiếm đoạt tài sản giá trị cao.

Năm 2023, Cổng Cảnh báo an toàn thông tin Việt Nam đã nhận gần 17.400 phản ánh về các trường hợp lừa đảo trực tuyến. Trong 9 tháng đầu năm 2024, Cổng tiếp nhận hơn 22.210 phản ánh về các trường hợp lừa đảo trực tuyến do người dùng gửi đến.

Các hình thức lừa đảo trên mạng liên tục gia tăng, từ lừa đảo đánh cắp thông tin cá nhân, lừa đảo tình cảm đến lừa đảo đầu tư… Mục tiêu cuối cùng các đối tượng nhắm đến là tài sản thông qua các ứng dụng ngân hàng, ví điện tử, ứng dụng chứng khoán…

Phương thức lừa đảo trực tuyến thường gồm các bước: Tiếp cận nạn nhân (gọi điện, tin nhắn, thư điện tử, mạng xã hội); phương thức lừa đảo (link website lừa đảo, độc hại để lấy thông tin, mã giao dịch; cài ứng dụng app mobile độc hại; tác động tâm lý trực tiếp) và chiếm đoạt tài sản (chuyển tiền vào tài khoản ngân hàng rác, cổng thanh toán; chuyển tiền thông qua tiền ảo).

Cục An toàn thông tin cho biết, hiện Bộ TT&TT đã hoàn thành chuẩn hóa thuê bao (đối soát cơ sở dữ liệu dân cư và xử lý 17 triệu sim có thông tin không trùng khớp); xử lý tệp thuê bao một giấy tờ đứng tên nhiều sim; xây dựng cơ sở dữ liệu chống lừa đảo trực tuyến quốc gia; xây dựng hệ thống cảnh báo, ngăn chặn tên miền độc hại quốc gia (gần 124.000 địa chỉ website giả mạo, tài khoản, group mạng xã hội liên quan đến lừa đảo); xây dựng và phát triển hệ sinh thái tín nhiệm mạng.

Ngoài ra, theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, từ ngày 1/7/2024, 100% các giao dịch chuyển tiền với giá trị trên 10 triệu qua ứng dụng ngân hàng bắt buộc phải thực hiện xác thực sinh trắc học.

Tăng cường các biện pháp bảo vệ dữ liệu cá nhân

Phát biểu tại Hội nghị, ông Thái Thanh Hải, Giám đốc Trung tâm Phát triển hạ tầng công nghệ thông tin Đà Nẵng cho rằng, để bảo vệ người dân trước thực trạng lừa đảo trực tuyến, các doanh nghiệp viễn thông cần sớm xử lý dứt điểm sim rác và làm sạch dữ liệu thuê bao di động.

Đồng thời, cần ngăn chặn các website, các từ khóa liên quan đến tín dụng đen trên không gian mạng, các hình thức sử dụng Voice-IP từ nước ngoài để thực hiện các cuộc gọi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản; sớm xây dựng các phương án kiểm soát công nghệ trí tuệ nhân tạo, các cuộc gọi deep fake, deep voice...

Bên cạnh đó, triển khai các biện pháp tăng cường tính chính danh các kênh thông tin của cơ quan nhà nước; làm sạch cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và cấp 100% tài khoản định danh điện tử; chia sẻ dữ liệu từ cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư cho các địa phương khai thác phục vụ công tác quản lý nhà nước tại địa phương và bảo đảm an toàn, an ninh, phòng, chống lừa đảo trực tuyến.

"Các DN viễn thông, công nghệ thông tin, nền tảng số cần tăng cường các biện pháp bảo vệ dữ liệu cá nhân theo Nghị định 13/2023/NĐ-CP, phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp xảy ra lộ, lọt thông tin cá nhân", ông Hải đề nghị.

Ông Trần Quang Hưng, Cục phó Cục An toàn thông tin cho hay, để bảo vệ người dân, khách hàng trước thực trạng lừa đảo trực tuyến trên không gian mạng, cần tăng cường tuyên truyền cho người dân thông qua các kênh truyền thông đại chúng, hệ thống thông tin cơ sở. Các tổ chức tài chính, chứng khoán cần khẩn trương, chủ động tự rà soát, củng cố về hệ thống, nhân sự chuyên môn bảo mật; xây dựng các phương án ứng cứu sự cố.

Đồng thời, cần tuân thủ nghiêm các quy định, yêu cầu hướng dẫn về an toàn thông tin, an ninh mạng đã được ban hành; áp dụng công nghệ để phát hiện sớm các tài khoản ngân hàng có liên quan đến lừa đảo.

Đặc biệt, cần có cơ chế để các ngân hàng chia sẻ thông tin với nhau, từ đó cảnh báo sớm cho người dùng. Đây là trách nhiệm của mỗi tổ chức để bảo vệ chính mình và khách hàng trước các nguy cơ tấn công mạng tiềm ẩn.

"Khi mỗi người dân, mỗi đối tượng yếu thế biết được cách nhận diện các hình thức lừa đảo, họ sẽ tự bảo vệ mình và giảm thiểu rủi ro, góp phần giảm bớt vấn nạn lừa đảo trực tuyến", ông Hưng nói.

Tin cùng chuyên mục

 Khởi tố các đối tượng liên quan đến vụ án kinh tế tại Công ty Cổ phần vật tư nông nghiệp Bạc Liêu

Khởi tố các đối tượng liên quan đến vụ án kinh tế tại Công ty Cổ phần vật tư nông nghiệp Bạc Liêu

(PLVN) - Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Bạc Liêu cho biết, đơn vị vừa ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, lệnh bắt tạm giam và cấm đi khỏi nơi cư trú đối với 7 đối tượng có hành vi “Tham ô tài sản”, “Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng” và “Gian lận bảo hiểm xã hội” xảy tại Công ty Cổ phần vật tư nông nghiệp Bạc Liêu.

Đọc thêm

Công an TP HCM khởi tố 17 người mua bán chất độc Xyanua, thu giữ 9,5 tấn tang vật

Từ trái qua, đối tượng Phan Minh Trung, Nguyễn Thành, Hà Văn Việt, Khúc Văn Hiếu kinh doanh, mua bán gần 4 tấn chất độc xyanua ra thị trường. (Ảnh: Công an TP HCM)
(PLVN) -  Sau hơn 1 tháng triển khai Kế hoạch “Tăng cường công tác phòng ngừa, quản lý, đấu tranh xử lý các hành vi vi phạm pháp luật liên quan kinh doanh hóa chất nguy hiểm, độc hại trên địa bàn Thành phố”, Công an TP HCM đã phát hiện khởi tố 5 vụ án, 17 bị can về tội “Mua bán, tàng trữ trái phép chất độc”, thu giữ 9,5 tấn xyanua, 315 kg axit sulfuric, 105 kg clohidric và nhiều tang vật khác.

Thi hành án vụ “1 khu đất, 2 bản án, 3 đương sự” tại Cần Thơ: Cục THADS và Văn phòng Đăng ký Đất đai thống nhất chưa cấp sổ đỏ mới

Thi hành án vụ “1 khu đất, 2 bản án, 3 đương sự” tại Cần Thơ: Cục THADS và Văn phòng Đăng ký Đất đai thống nhất chưa cấp sổ đỏ mới
(PLVN) - Sau khi PLVN có bài phản ánh về vụ án bồi thường tiền đặt cọc tại cần Thơ, Chi cục Thi hành án dân sự (THADS) quận Cái Răng đã yêu cầu Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai (VPĐKĐĐ) Bình Thủy tạm dừng cấp sổ đỏ mới; đồng thời các cơ quan liên quan đã họp và thống nhất thu hồi quyết định hủy 4 sổ đỏ mà VPĐKĐĐ đã ban hành.

Vụ án “hành động kỳ quặc trong nhà vệ sinh siêu thị”

Bị cáo Phú tại hiện trường vụ án. (Ảnh trong bài: Trần Tiến)
(PLVN) - Vụ án có nhiều tình tiết pháp lý thú vị gây tranh cãi. Chứng cứ cho thấy nạn nhân liên tục đi ra vào nhà vệ sinh công cộng, khi gặp một số nam thanh niên thì sẽ có “hành động kỳ quặc”. Cho rằng mình bị quấy rối tình dục, nam giáo viên dạy nhạc đã huých một cùi chỏ vào lưng nạn nhân, ngã đập vào tường, bất tỉnh nhân sự. Án sơ thẩm tuyên bị cáo 3 năm tù. TAND TP HCM sau đó hủy án sơ thẩm, trả hồ sơ điều tra lại.

Vụ vi phạm đấu thầu tại Trung tâm ứng cứu khẩn cấp máy tính

Vụ vi phạm đấu thầu tại Trung tâm ứng cứu khẩn cấp máy tính
(PLVN) - Cơ quan CSĐT (C03, Bộ Công an) vừa ban hành bản kết luận điều tra (KLĐT) vụ án xảy ra tại Trung tâm ứng cứu khẩn cấp máy tính Việt Nam (VNCERT) thuộc Bộ TT&TT, Cty CP Tiến bộ Quốc tế (AIC). C03 đề nghị truy tố Nguyễn Thị Thanh Nhàn (Chủ tịch Cty AIC, hiện đang bỏ trốn), Nguyễn Trọng Đường (cựu Phó Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính (KH - TC), Bộ TT&TT, cựu Giám đốc VNCERT) và 11 bị can về tội “Vi phạm quy định đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng”.