Hội Luật gia cần đóng vai trò nòng cốt giúp Mặt trận trong công tác phản biện xã hội

Chủ tịch nước chụp ảnh lưu niệm cùng các đại biểu.
Chủ tịch nước chụp ảnh lưu niệm cùng các đại biểu.
(PLVN) - Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu Hội Luật gia Việt Nam cần đóng vai trò nòng cốt giúp Mặt trận Tổ quốc trong phản biện xã hội đối với xây dựng pháp luật, góp phần để luật pháp đi đúng hướng.

Kết luận buổi làm việc với Đảng đoàn, Ban Thường vụ Trung ương Hội Luật gia Việt Nam sáng 21/4, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc khẳng định, với gần 70 năm xây dựng và phát triển, lịch sử của Hội đồng hành, gắn bó chặt chẽ với sự nghiệp cách mạng nói chung của Đảng, quá trình xây dựng, hoàn thiện pháp luật nói riêng.

Bên cạnh đó, thực hiện tinh thần đại đoàn kết của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Hội đã tập hợp được rộng rãi đội ngũ cán bộ làm công tác pháp luật, các nhà nghiên cứu, các chuyên gia pháp luật trong nước tham gia hoạt động khoa học, là hội chính trị - xã hội – nghề nghiệp vững mạnh; đóng góp xứng đáng vào sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ quyền tự do, dân chủ của nhân dân, đóng góp xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

Chủ tịch nước cũng nhấn mạnh, Đảng và Nhà nước luôn dành sự quan tâm đặc biệt đến tổ chức, hoạt động của Hội, nhất là có nhiều văn bản quan trọng chỉ đạo hoạt động của Hội, trong đó có Chỉ thị 56 là kim chỉ nam cho tổ chức, hoạt động của Hội. Nhờ đó, Hội ngày càng lớn mạnh, phát triển vượt bậc; hoạt động nền nếp, chỉn chu, có ý thức cao.

Về những kết quả đạt được, Chủ tịch nêu bật, đó là công tác xây dựng, củng cố tổ chức Hội và phát triển hội viên được củng cố, kiện toàn và phát triển mạnh mẽ từ Trung ương xuống cơ sở; công tác tham gia xây dựng và hoàn thiện chính sách, pháp luật được đẩy mạnh, nâng cao chất lượng với nhiều hình thức, phương pháp phong phú, đa dạng, nội dung các hoạt động thiết thực, bám sát yêu cầu, nhiệm vụ được giao.

Trong đó, chủ trì soạn thảo Luật Trọng tài thương mại 2010, Luật Trưng cầu ý dân 2015. Hội cũng làm tốt công tác tuyên truyền, phổ biến chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước, vận động nhân dân tôn trọng, chấp hành pháp luật; tham gia công tác cải cách tư pháp, cải cách hành chính, tư vấn giải quyết khiếu nại, tố cáo, giải quyết khiếu nại một cách tích cực, thường xuyên, có nhiều đóng góp cụ thể…

Chủ tịch nước tặng ảnh chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh cho Đảng đoàn, Ban Thường vụ Trung ương Hội Luật gia Việt Nam.

Chủ tịch nước tặng ảnh chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh cho Đảng đoàn, Ban Thường vụ Trung ương Hội Luật gia Việt Nam.

Một lần nữa biểu dương những kết quả đạt được của Hội Luật gia, Chủ tịch nước lưu ý, đất nước ta đang đổi mới, phát triển trên tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XIII, công cuộc xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN, hội nhập quốc tế sâu rộng đặt ra nhiều yêu cầu, nhiệm vụ nặng nề cho hệ thống chính trị nói chung, cho Hội nói riêng. Trong bối cảnh đó, Chủ tịch nước đề nghị cần phát huy vai trò của Hội với nhiều nhiệm vụ trọng tâm.

Trước hết, Đảng đoàn, Ban Thường vụ Trung ương Hội cần tiếp tục quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo các cấp hội quán triệt sâu sát, thực hiện hiệu quả các Nghị quyết, Chỉ thị của Đảng, trọng tâm là Chỉ thị 56 của Bộ Chính trị, bảo đảm hoạt động của Hội theo đúng tôn chỉ, mục đích đã đề ra. Ngoài ra, thực hiện tốt hơn nữa vai trò thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và một số liên hiệp hội, đóng vai trò nòng cốt giúp Mặt trận Tổ quốc trong phản biện xã hội đối với xây dựng pháp luật, góp phần để luật pháp đi đúng hướng.

Đồng thời, tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các cấp hội nhằm đáp ứng yêu cầu của tình hình mới, trong đó chú trọng đẩy mạnh tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước cho hội viên, các tầng lớp nhân dân, nâng cao nhận thức pháp luật, ý thức chấp hành pháp luật, thực hiện pháp luật của công dân; tích cực tham gia xây dựng chính sách, pháp luật, nghiên cứu khoa học pháp lý, đặc biệt là nhiệm vụ xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam, công tác cải cách tư pháp, cải cách hành chính; thực hiện tốt nhiệm vụ giám sát, phản biện xã hội…

Bên cạnh đó, tiếp tục thực hiện chủ trương, đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước trong quan hệ quốc tế với tư cách Hội Luật gia Việt Nam, tranh thủ sự ủng hộ của giới luật gia, bạn bè quốc tế, vận động luật gia là người Việt Nam ở nước ngoài đóng góp xây dựng quê hương.

Không những thế, Hội Luật gia Việt Nam cần tiếp tục chăm lo xây dựng, củng cố, kiện toàn tổ chức các cấp Hội trong sạch, vững mạnh, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong giai đoạn mới khi hiện mới có 46 Hội Luật gia cấp tỉnh, trong đó phải giáo dục tư tưởng hội viên, quán triệt thực hiện Nghị quyết Trung ương 4, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” gắn với thực hiện Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị về học tập, làm theo phong cách, tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh.

Liên quan đến các kiến nghị của Hội, Chủ tịch nước cho biết, Ban Bí thư đã cho ý kiến về Chỉ thị mới sẽ trình Bộ Chính trị xem xét, trong đó giữ vững tinh thần quan trọng của Chỉ thị 56 về việc Hội là hội chính trị - xã hội – nghề nghiệp, được Đảng và Nhà nước giao nhiệm vụ; Ban Chỉ đạo Đề án xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XCHN Việt Nam sẽ đề nghị Hội tham gia lấy ý kiến nhân dân về Đề án để Ban Chỉ đạo lắng nghe, tiếp thu... Nhân dịp này, Chủ tịch nước đề nghị các bộ, ngành quan tâm tháo gỡ về tài chính, các cơ chế nhằm tạo điều kiện cho Hội hoàn thành nhiệm vụ được giao…

Bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Tin cùng chuyên mục

'Cần xác định rõ mối quan hệ phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực'

'Cần xác định rõ mối quan hệ phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực'

(PLVN) - Là một trong những chủ thể đóng vai trò chủ chốt trong việc nghiên cứu, soạn thảo và chịu trách nhiệm về chất lượng của các dự án luật, pháp lệnh, Chính phủ ngày càng phải nâng cao hơn nữa vai trò, trách nhiệm của mình trong vấn đề này trước những yêu cầu ngày càng cao của kỷ nguyên phát triển mới của đất nước. Xoay quanh vấn đề này, ông Nguyễn Phước Thọ, nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Pháp luật, Văn phòng Chính phủ đã có cuộc trao đổi cùng Báo Pháp luật Việt Nam.

Đọc thêm

Uỷ viên Bộ Chính trị Nguyễn Xuân Thắng tiếp Bí thư Khu ủy Khu tự trị Dân tộc Choang Quảng Tây

Quang cảnh buổi tiếp
(PLVN) - Chiều 20/2, tại TP Hạ Long, ông Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương đã tiếp ông Trần Cương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Bí thư Khu ủy, Chủ nhiệm Ủy ban Thường vụ Đại hội đại biểu nhân dân Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây.

Khẩn trương xây dựng hành lang pháp lý cho những vấn đề mới, xu hướng mới

Nhiều chính sách đặc thù sẽ được áp dụng cho việc triển khai Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam. (Ảnh minh họa: Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam do AI thực hiện).
(PLVN) - Ở Việt Nam hiện nay, hệ thống chính trị được thiết lập và vận hành theo cơ chế Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Nhân dân làm chủ. Đảng Cộng sản Việt Nam với tư cách là “lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội” có trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo việc xây dựng thể chế và cơ chế vận hành cụ thể để bảo đảm thực hiện nguyên tắc tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân.

Hội nghị Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam lần thứ ba: Đồng lòng chung sức xây dựng đất nước phát triển giàu mạnh, thịnh vượng

Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam Đỗ Văn Chiến phát biểu tại Hội nghị. (Ảnh: PV).
(PLVN) - Ngày 20/2, tại Hà Nội, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (UBTƯ MTTQ) Việt Nam tổ chức Hội nghị lần thứ ba khóa X dưới sự chủ trì của Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Bí thư Đảng ủy MTTQ, các đoàn thể Trung ương, Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam Đỗ Văn Chiến.

Bảo đảm tốt quân nhu, phòng, chống rét cho bộ đội

BĐBP và dân quân mặc ấm khi tuần tra giữa trời giá rét. (Ảnh: Phạm Khoa)
(PLVN) - Những ngày qua, nhiệt độ tại các tỉnh miền núi phía Bắc giảm sâu, có nơi xuống còn 1 - 2 độ C. Rét đậm, rét hại dự báo vẫn còn kéo dài, vì vậy, các cơ quan, đơn vị của Quân khu (QK) 1, 2, các đơn vị Bộ đội Biên phòng (BĐBP) đã triển khai nhiều biện pháp phòng, chống rét cho bộ đội; bảo vệ vật nuôi, cây trồng của đơn vị và người dân.

Hết lòng, hết sức phụng sự Tổ quốc, Nhân dân

Hết lòng, hết sức phụng sự Tổ quốc, Nhân dân
(PLVN) -  Chỉ trong một thời gian rất ngắn, cùng với việc tổng kết Nghị quyết 18-NQ/TW, ngành Công an đã khiến người dân cả nước khâm phục, kinh ngạc vì vừa thần tốc tinh gọn bộ máy, thậm chí bỏ một cấp là công an huyện; vừa chuẩn bị tiếp nhận thêm một khối lượng công việc rất lớn.

Quốc hội 'chốt' đầu tư tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng và Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận

Các đại biểu Quốc hội bấm nút biểu quyết thông qua nhiều quyết sách quan trọng. (Ảnh trong bài: Cổng TTĐTQH)
(PLVN) - Ngày 19/2, tiếp tục chương trình Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội đã biểu quyết thông qua nhiều quyết sách mới phục vụ cuộc cách mạng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị và kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về thể chế, chính sách… và bế mạc Kỳ họp sau 6,5 ngày làm việc nghiêm túc, dân chủ, đổi mới, khoa học, trách nhiệm cao.

Nhà khoa học được miễn trừ trách nhiệm dân sự nếu gây thiệt hại khi nghiên cứu

Quang cảnh buổi họp báo. (Ảnh: Phạm Thắng)
(PLVN) - Tổ chức, cá nhân hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ được miễn trách nhiệm dân sự khi gây ra thiệt hại cho Nhà nước trong quá trình thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước khi đã thực hiện đầy đủ các quy trình, quy định liên quan trong quá trình triển khai thực hiện hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ.

Kỳ họp bất thường lần thứ 9 có ý nghĩa rất quan trọng trong sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy

Tổng Bí thư Tô Lâm dự phiên bế mạc.
(PLVN) - Phát biểu bế mạc Kỳ họp, Chủ tịch Quốc hội cho rằng, đây là dấu mốc quan trọng trong tiến trình xây dựng pháp luật, có ý nghĩa rất quan trọng phục vụ cuộc cách mạng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị và kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về thể chế, chính sách, tạo đột phá để hoàn thiện cơ sở hạ tầng, phát huy nguồn lực, kiến tạo không gian phát triển mới cho địa phương và cả nước.

Hai ông Mai Văn Chính và Nguyễn Chí Dũng làm Phó Thủ tướng Chính phủ

Quang cảnh phiên làm việc chiều 18/2. (Ảnh: Cổng TTĐTQH)
(PLVN) - Tại Kỳ họp bất thường lần thứ 9 diễn ra chiều 18/2, với 448/448 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết phê chuẩn đề nghị của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ nhiệm Phó Thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ 2021 - 2026 đối với hai ông Mai Văn Chính và Nguyễn Chí Dũng.