Ở nước Mỹ hiện không chỉ có chuyện dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do virus corona chủng mới gây ra hoành hành dai dẳng và dữ dội nhất thế giới và chuyện cả đất nước rúng động bởi làn sóng biểu tình phản đối phân biệt sắc tộc và bạo lực của cảnh sát người da trăng đối với người da mầu mà còn có chuyện cuốn hồi ký của cựu Cố vấn an ninh quốc gia John Bolton có tiềm năng như một trái bom chính trị làm cho đất nước này thêm rung chuyển.
Tuần tới, cuốn sách này của ông Bolton mới được phát hành. Nhưng dường như chỉ việc ông Bolton xuất bản hồi ký về 19 tháng ở trong Nhà Trắng phục vụ Tổng thống Mỹ Donald Trump không thôi chứ chưa kể đến những nội dung cụ thể trong đó đã khiến cho ông Trump và cộng sự hết sức lo ngại và bối rối.
Ông Bolton kể lại chuyện thâm cung bí sử ở Nhà Trắng khiến người đọc có cảm nhận là ông Trump không có đủ năng lực thật sự trên thực tế để đảm trách cương vị tổng thống Mỹ, vốn liếng hiểu biết về chính trị và thế giới rất hạn Tư pháp lật hành pháp chế cũng như quyết định cầm quyền theo ngẫu hứng.
Cuốn hồi ký của ông John Bolton sắp ra mắt dự kiến sẽ trở thành bom tấn làm rung chuyển Nhà Trắng |
Cho nên, không có gì là khó hiểu khi Bộ tư pháp Mỹ can thiệp trực tiếp ở toà án tối cao Mỹ để toà này ra lệnh cấm phát hành cuốn hồi ký của ông Bolton. Và rồi toà này đưa ra phán quyết rằng không thể ngăn cản việc phát hành cuốn hồi ký này. Ở đây có chuyện phía tư pháp bác bỏ yêu cầu của phía hành pháp. Đấy thực chất là một cuộc chiến giữa luật và luật, giữa hai cách hiểu khác nhau về luật và giữa hai mục đích khác nhau ở hai bên.
Phía chính quyền của ông Trump muốn dùng phán quyết của toà để ngăn ngừa tổn hại trực tiếp tới uy tín và thể diện của cá nhân ông Trump và để cơ may của người này được tái đắc cử trong cuộc bầu cử tổng thống năm nay ở nước Mỹ không bị tổn hại. Lập luận của phía Bộ Tư pháp Mỹ là ông Bolton tiết lộ bí mật quốc gia trong cuốn hồi ký và vì thế gây rủi ro cho lợi ích an ninh của quốc gia. Luật pháp hiện hành ở Mỹ đúng là cấm tiết lộ những bí mật hay thông tin gây tổn hại đến lợi ích quốc gia.
Thật ra, ở nơi nào trên thế giới này chẳng thế. Như vậy cũng còn có nghĩa rằng phía chính quyền của ông Trump chủ ý dùng luật chứ không dùng biện pháp hành chính để ngăn cản việc công bố cuốn hồi ký của ông Bolton. Toà án tối cao Mỹ bác bỏ cả yêu cầu lẫn biện luật của phe cánh của ông Trump.
Ông John Bolton - cựu Cố vấn an ninh quốc gia Hoa Kỳ |
Trước tiên, toà này viện dẫn là không thể cấm một cuốn sách khi nó chưa được công bố công khai. Luật pháp chỉ chế tài hành động cụ thể chứ không thể chế tài bất kỳ một dự định nào đấy của bất kỳ ai đó. Một khi cuốn sách chưa được phát hành thì nội dung trong đó đâu đã được cụ thể và cố định đủ mức để toà án có thể đánh giá. Phía hành pháp không thể yêu cầu cấm phát hành một ấn phẩm khi không biết nội dung cụ thể của ấn phẩm ấy.
Trong đề nghị gửi lên toà án tối cao Mỹ, Bộ tư pháp Mỹ lại không nêu đích danh nhà xuất bản nào ở Mỹ thực hiện việc xuất bản cuốn hồi ký của ông Bolton nên nếu toà án này có phán quyết cấm thì biết cấm nhà xuất bản nào đây. Bên cạnh đó, toà án này còn đưa ra cách tiếp cận và nhận thức trong trường hợp cụ thể để định hướng cho đánh giá về khi nào thì lợi ích quốc gia bị đe doạ.
Toà này đi đến kết luận rằng theo luật pháp hiện hành thì không đủ cơ sở về luật để cấm việc xuất bản và công bố cuốn hồi ký của ông Bolton. Phán quyết này của toà án tối cao Mỹ còn đáng được chú ý bởi ông Trump đã cơ cấu và bố trí nhân sự với toàn những người thuộc phe cánh của chính mình. Vì thế, phán quyết này chẳng khác gì cú đòn đau đối với cá nhân ông Trump trên nhiều phương diện chứ không chỉ đơn thuần nhằm vào mỗi bộ máy hành pháp ở Mỹ.