Hội đồng thẩm định thông qua đề án thành lập TP Huế trực thuộc Trung ương

Sau khi thành lập, TP Huế trực thuộc trung ương có 9 đơn vị hành chính cấp huyện (gồm 2 quận, 3 thị xã và 04 huyện).
Sau khi thành lập, TP Huế trực thuộc trung ương có 9 đơn vị hành chính cấp huyện (gồm 2 quận, 3 thị xã và 04 huyện).
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Thông tin từ Văn phòng UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, Hội đồng thẩm định của Chính phủ vừa thống nhất đề nghị cấp có thẩm quyền thành lập TP Huế trực thuộc Trung ương trên cơ sở địa giới hành chính tỉnh Thừa Thiên Huế và thống nhất với phương án sắp xếp, thành lập các đơn vị hành chính trực thuộc TP Huế trực thuộc trung ương.

Theo đó, sau khi thành lập, TP Huế trực thuộc Trung ương có 9 đơn vị hành chính cấp huyện (gồm 2 quận, 3 thị xã và 4 huyện), 133 đơn vị hành chính cấp xã, gồm (78 xã, 48 phường và 7 thị trấn); giảm 8 đơn vị hành chính cấp xã. Kết quả này được thống nhất tại Hội nghị thẩm định đề án thành lập TP Huế trực thuộc Trung ương diễn ra vào ngày 9/9, tại trụ sở Văn phòng Chính phủ, do ông Nguyễn Hòa Bình - Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ, Chủ tịch Hội đồng thẩm định chủ trì.

Tại hội nghị, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế Nguyễn Văn Phương trình bày tóm tắt nội dung Đề án thành lập TP Huế trực thuộc Trung ương, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà báo cáo thẩm định hồ sơ đề án. Theo báo cáo, đến nay, trình tự, thủ tục xây dựng và nội dung hồ sơ đề án đã bảo đảm đầy đủ theo quy định. Việc thành lập TP Huế trực thuộc Trung ương là phù hợp với các chủ trương, định hướng của Đảng và các quy hoạch của Thủ tướng Chính phủ.

Tên gọi "thành phố Huế trực thuộc trung ương" phù hợp với lịch sử, truyền thống văn hóa của địa phương và được đại đa số cử tri đồng thuận, đạt tỷ lệ 98,67% trên tổng số cử tri của tỉnh Thừa Thiên Huế. Việc thành lập TP Huế trực thuộc Trung ương và sắp xếp, thành lập các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã bảo đảm đạt đủ các điều kiện cũng như tiêu chuẩn quy định.

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hoà Bình chủ trì hội nghị. (Ảnh: Ngọc Hiếu)

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hoà Bình chủ trì hội nghị. (Ảnh: Ngọc Hiếu)

Tỉnh Thừa Thiên Huế đã có phương án và lộ trình sắp xếp tổ chức bộ máy của các cơ quan, tổ chức, đơn vị trong hệ thống chính trị của thành phố trực thuộc Trung ương sau khi được thành lập; bố trí, giải quyết số lượng cán bộ, công chức, viên chức và người lao động dôi dư sau sắp xếp, thành lập các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã.

Đề án đã được lấy ý kiến cử tri theo quy định. Kết quả lấy ý kiến cử tri đạt tỷ lệ đồng thuận cao (trên 98%) và đã được đăng tải trên Cổng thông tin điện tử Chính phủ. Hồ sơ đề án đã được 100% đại biểu tham dự kỳ họp HĐND các cấp biểu quyết tán thành.

Trên cơ sở hồ sơ đề án của tỉnh Thừa Thiên Huế, báo cáo thẩm định của Bộ Nội vụ, ý kiến của thành viên Hội đồng thẩm định và kết quả bỏ phiếu của Hội đồng thẩm định (17/17 phiếu đồng ý), Hội đồng thẩm định thống nhất đề nghị cấp có thẩm quyền thành lập TP Huế trực thuộc Trung ương trên cơ sở địa giới hành chính tỉnh Thừa Thiên Huế và thống nhất với phương án sắp xếp, thành lập các đơn vị hành chính trực thuộc TP Huế trực thuộc Trung ương như đề án đã nêu.

Phát biểu kết luận hội nghị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình đánh giá cao sự nỗ lực và quyết tâm của các cấp ủy Đảng, chính quyền tỉnh Thừa Thiên Huế và sự phối hợp chặt chẽ của Bộ Nội vụ, các bộ, cơ quan Trung ương liên quan trong việc xây dựng, trình hồ sơ Đề án thành lập TP Huế trực thuộc trung ương.

Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế Nguyễn Văn Phương trình bày báo cáo tóm tắt Đề án. (Ảnh: Ngọc Hiếu)

Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế Nguyễn Văn Phương trình bày báo cáo tóm tắt Đề án. (Ảnh: Ngọc Hiếu)

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ đề nghị UBND tỉnh Thừa Thiên Huế khẩn trương xây dựng kế hoạch để hoàn thiện các tiêu chuẩn đô thị loại I trực thuộc Trung ương; xây dựng lộ trình về việc sắp xếp tổ chức bộ máy, chủ động giải quyết hợp lý vấn đề nhân lực, kịp thời động viên, làm tốt công tác tuyên truyền vận động, có chế độ chính sách cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong đó có số dôi dư.

Đồng thời, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đáp ứng yêu cầu của chính quyền đô thị trực thuộc Trung ương, tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước; xây dựng phương án sắp xếp, xử lý, sử dụng hiệu quả, tiết kiệm đối với các trụ sở, tài sản công dôi dư theo đúng quy định của pháp luật.

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ cũng yêu cầu Bộ Nội vụ tiếp thu đầy đủ ý kiến thành viên Hội đồng thẩm định, khẩn trương hoàn thiện dự thảo tờ trình và đề án của Chính phủ trình Quốc hội vào kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XV (tháng 10 năm 2024).

Tin cùng chuyên mục

Cần Thơ: Nhiều cơ hội để doanh nghiệp mở rộng kinh doanh tại Hoa Kỳ

Cần Thơ: Nhiều cơ hội để doanh nghiệp mở rộng kinh doanh tại Hoa Kỳ

(PLVN) -  Ngày 21/11, tại TP Cần Thơ, Tổng lãnh sự quán Hoa Kỳ tại TP HCM phối hợp với Trung tâm Xúc tiến Đầu tư - Thương mại và Hội chợ Triển lãm Cần Thơ tổ chức hội thảo Mở rộng kinh doanh tại Hoa Kỳ. Tại hội thảo, các đại biểu đã trao đổi về các vấn đề liên quan đến việc doanh nghiệp Việt Nam mở rộng kinh doanh tại Hoa Kỳ.

Đọc thêm

Chuyển đổi số tại BQL Dự án Đầu tư xây dựng công trình NN&PTNT tỉnh Hưng Yên

Chuyển đổi số tại BQL Dự án Đầu tư xây dựng công trình NN&PTNT tỉnh Hưng Yên
(PLVN) - Chuyển đổi số đang trở thành xu thế không thể đảo ngược, đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn. Nhận thức rõ điều này, Ban Quản lý (BQL) Dự án Đầu tư xây dựng công trình Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) tỉnh Hưng Yên đã và đang triển khai mạnh mẽ các kế hoạch và hoạt động nhằm hiện thực hóa mục tiêu xây dựng chính quyền điện tử, hướng tới phát triển kinh tế số và xã hội số.