Hội đồng Lý luận Trung ương: Phải luận giải được các vấn đề thực tiễn đặt ra

Quang cảnh buổi làm việc.
Quang cảnh buổi làm việc.
(PLVN) -  Phát biểu tại buổi làm việc với Hội đồng Lý luận Trung ương (Hội đồng) vào hôm qua (13/2), Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng nhấn mạnh, tình hình quốc tế và trong nước đặt ra nhiều vấn đề đòi hỏi phải làm rõ về lý luận, góp phần luận giải được các vấn đề thực tiễn đặt ra, làm cơ sở cho việc hoạch định, hoàn thiện đường lối, chính sách phát triển đất nước…

Gắn kết chặt chẽ nghiên cứu lý luận với định hướng chính sách

Tại buổi làm việc, Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương Nguyễn Xuân Thắng cho biết, Hội đồng luôn nhận được sự lãnh đạo, chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư... và bám sát chương trình làm việc toàn khóa của Trung ương Đảng, chương trình công tác hằng năm của Bộ Chính trị, Ban Bí thư; phối hợp chặt chẽ các ban, bộ, ngành Trung ương và các cấp ủy, chính quyền địa phương, các cơ quan nghiên cứu lý luận, học viện, trường đại học lớn trong nước cả nước.

Hội đồng đang xây dựng và triển khai Chương trình nghiên cứu khoa học lý luận chính trị giai đoạn 2021 - 2025 phục vụ việc chuẩn bị các văn kiện trình Đại hội XIV của Đảng; tham gia công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng; thẩm định các chương trình, đề án, báo cáo trình Bộ Chính trị, Ban Bí thư theo chức năng, nhiệm vụ và thẩm quyền được giao.

Ngoài ra, Hội đồng chủ trì tổ chức hội thảo, trao đổi, đối thoại lý luận với các đảng cộng sản, đảng cầm quyền và các tổ chức nghiên cứu, học giả, chính khách có uy tín trên thế giới; xây dựng đề án và chuẩn bị triển khai nghiên cứu tổng kết một số vấn đề lý luận và thực tiễn 40 năm công cuộc đổi mới (1986 - 2026), góp phần hoàn thiện lý luận về đường lối đổi mới, về CNXH và con đường đi lên CNXH ở Việt Nam, chuẩn bị bước đầu cho việc tổng kết 40 năm thực hiện Cương lĩnh 1991...

Phát biểu chỉ đạo tại buổi làm việc, thay mặt Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng khẳng định tầm quan trọng, vị trí không thể thay thế của Hội đồng trong công tác tham mưu, tư vấn phục vụ trực tiếp công tác lãnh đạo, chỉ đạo của Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư khóa XIII...

Hội đồng đã chủ động khắc phục nhiều khó khăn, hoàn thành một khối lượng công việc rất lớn, gắn kết chặt chẽ nghiên cứu lý luận với định hướng chính sách, phát huy dân chủ, tăng cường trao đổi, tọa đàm sâu với các chuyên gia, các học giả trong và ngoài nước.

Thường trực Ban Bí thư nhấn mạnh, thời gian của nhiệm kỳ XIII sắp đi hết một nửa chặng đường. Tình hình quốc tế đang diễn biến rất nhanh, phức tạp, khó lường, tác động nhiều mặt đến sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Công cuộc đổi mới đang được đẩy mạnh, nền kinh tế nước ta đã và đang có bước phát triển nhanh, năng động, tuy nhiên cũng đang đứng trước những khó khăn, thách thức về nhiều mặt. Tình hình đó đặt ra nhiều vấn đề đòi hỏi phải làm rõ về lý luận, góp phần luận giải được các vấn đề thực tiễn đặt ra, làm cơ sở cho việc hoạch định, hoàn thiện đường lối, chính sách phát triển đất nước của Đảng trong giai đoạn cách mạng mới.

Dấn thân tìm tòi, nâng tầm sáng tạo và đột phá lý luận

Để phục vụ thiết thực và có chất lượng các Hội nghị Trung ương tới đây và đặc biệt là việc soạn thảo các văn kiện trình Đại hội XIV của Đảng, Thường trực Ban Bí thư đề nghị Hội đồng quán triệt sâu sắc chỉ đạo của Tổng Bí thư, Bộ Chính trị và Ban Bí thư, tập trung thực hiện tốt một số công việc trọng tâm. Theo đó, Hội đồng tập trung xây dựng với chất lượng cao nhất các báo cáo tư vấn phục vụ các Hội nghị Trung ương 7, 8, 9 khóa XIII và các báo cáo chuyên đề phục vụ học tập, nghiên cứu lý luận của Bộ Chính trị, Ban Bí thư khóa XIII.

Hội đồng triển khai tổ chức thực hiện Đề án nghiên cứu tổng kết những vấn đề lý luận và thực tiễn qua 40 năm đổi mới (1986 - 2026), góp phần hoàn thiện lý luận về đường lối đổi mới, về CNXH và con đường đi lên CNXH ở Việt Nam; chuẩn bị cho việc tổng kết 40 năm thực hiện Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH năm 1991, trong đó có 20 năm thực hiện Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH (bổ sung, phát triển năm 2011). Hội đồng cần chú trọng nghiên cứu các lý luận chuyên ngành để phục vụ cho công tác lãnh đạo, điều hành thực tiễn kinh tế - xã hội; qua đó thu hẹp khoảng cách giữa lý luận với thực tiễn.

Thường trực Ban Bí thư yêu cầu Hội đồng tổ chức, chỉ đạo quyết liệt việc triển khai Chương trình nghiên cứu khoa học lý luận chính trị giai đoạn 2021 - 2025; tổ chức chắt lọc kết quả nghiên cứu mới của các đề tài, cũng như kết quả nghiên cứu mới của các chương trình, đề tài khoa học lý luận chính trị khác từ các cơ quan nghiên cứu của Đảng, Nhà nước, kịp thời báo cáo Bộ Chính trị, Ban Bí thư, phục vụ có chất lượng, hiệu quả việc soạn thảo các văn kiện trình Đại hội XIV của Đảng.

Thường trực Ban Bí thư đề nghị Hội đồng tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt động; là đầu mối tập hợp, kết nối các thành viên, phát huy dân chủ và trí tuệ tập thể, nhạy bén với thực tiễn phát triển đất nước và sự biến chuyển của thế giới và nhân loại, dấn thân tìm tòi, đúc rút quy luật, nâng tầm sáng tạo và đột phá lý luận, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.

Đọc thêm

Tổng Bí thư Tô Lâm: Tuổi trẻ Việt Nam sẽ không ngừng vươn lên tự chủ tự cường, tự hào dân tộc

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu trong phiên Đại Hội trọng thể. (Ảnh: Như Ý).
(PLVN) -  Sáng 18/12, tại Hà Nội, đã diễn ra phiên trọng thể Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam lần thứ 9. Đại hội là sự kiện chính trị lớn của tuổi trẻ, ngày hội đoàn kết rộng rãi các tầng lớp thanh niên Việt Nam yêu nước, đánh dấu bước phát triển mới của tổ chức Hội và phong trào thanh niên.

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình chủ trì Hội nghị toàn quốc về tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình chủ trì Hội nghị toàn quốc về tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp
Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025 là cuộc tổng điều tra quy mô lớn, được thực hiện trên phạm vi cả nước đối với tất cả các đơn vị điều tra và quá trình điều tra sẽ ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin trong tất cả các công đoạn, từ công tác chuẩn bị, thu thập thông tin, xử lý số liệu và công bố kết quả nhằm nâng cao chất lượng thông tin thống kê, rút ngắn quá trình xử lý thông tin và công bố kết quả.

Thủ tướng dự hội nghị toàn quốc tổng kết năm 2024 của ngành văn hóa, thể thao và du lịch

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025 của ngành văn hóa, thể thao và du lịch - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Sáng 18/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025 của ngành văn hóa, thể thao và du lịch với chủ đề: "Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc - Động lực phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới – Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam".

Chế độ chính sách khi sắp xếp, tinh gọn bộ máy: Bảo đảm công bằng, nhân văn, hài hòa và tương quan hợp lý

Chế độ chính sách khi sắp xếp, tinh gọn bộ máy: Bảo đảm công bằng, nhân văn, hài hòa và tương quan hợp lý
(PLVN) - Chiều 17/12/2024, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25 tháng 10 năm 2017 của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” chủ trì Phiên họp lần thứ tư của Ban Chỉ đạo.

Phấn đấu đến năm 2030, 70% người dân trưởng thành sử dụng dịch vụ công trực tuyến

Người dân thao tác sử dụng dịch vụ công trực tuyến. (Ảnh minh họa: baochinhphu.vn)
(PLVN) - Đề án “Tuyên truyền, phổ biến, nâng cao chất lượng về cung cấp và sử dụng hiệu quả dịch vụ công trực tuyến đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” đặt ra các mục tiêu cụ thể đến năm 2030, trong đó mục tiêu quan trọng nhất là 70% người dân trưởng thành sử dụng dịch vụ công trực tuyến.

Giảm 5 bộ và 5 cơ quan trực thuộc Chính phủ, cơ bản bỏ tổng cục và tương đương

Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà. Ảnh tư liệu: Dương Giang/TTXVN
Liên quan đến sắp xếp, tinh gọn bộ máy của Chính phủ, sáng 17/12, trao đổi với phóng viên TTXVN, Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho biết, theo phương án hợp nhất, sáp nhập một số bộ, cơ quan, dự kiến bộ máy Chính phủ còn 13 bộ, 4 cơ quan ngang bộ, giảm 5 bộ và 5 cơ quan trực thuộc Chính phủ; giảm 12/13 tổng cục và tổ chức tương đương tổng cục thuộc bộ, cơ quan ngang bộ.

Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì Hội nghị Quân ủy Trung ương

Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì Hội nghị Quân ủy Trung ương
Chiều 16/12, tại Hà Nội, Quân ủy Trung ương đã tổ chức Hội nghị lần thứ mười hai, nhiệm kỳ 2020 - 2025, nhằm kiểm điểm, đánh giá kết quả lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng năm 2024 và quyết nghị những chủ trương, giải pháp lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ năm 2025.

Quân đội nhân dân Việt Nam sẽ tiếp tục lập nên những chiến công xuất sắc

Chủ tịch nước Lương Cường phát biểu chỉ đạo tại Hội thảo. (Ảnh trong bài: Tuấn Huy)
(PLVN) - Cuối tuần qua, tại Hà Nội, Bộ Quốc phòng đã chủ trì, phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Công an và tỉnh Cao Bằng tổ chức Hội thảo khoa học cấp quốc gia với chủ đề “Quân đội nhân dân Việt Nam - Truyền thống hào hùng, sự nghiệp vẻ vang, lực lượng nòng cốt xây dựng nền quốc phòng toàn dân vững mạnh”.