Hội đồng chuyên gia Mỹ khuyến nghị tiêm vaccine Pfizer cho trẻ em từ 5-11 tuổi

Hội đồng chuyên gia Mỹ khuyến nghị tiêm vaccine Pfizer cho trẻ em từ 5-11 tuổi
0:00 / 0:00
0:00
Nếu được FDA phê duyệt, việc tiêm vaccine Pfizer cho trẻ em thuộc nhóm tuổi trên sẽ là một bước đi quan trọng trong cuộc chiến chống Covid-19 ở Mỹ...

Một hội đồng chuyên gia Mỹ ngày 26/10 biểu quyết với tỷ lệ áp đảo khuyến nghị Cơ quan Quản lý thực phẩm và dược phẩm nước này (FDA) tiêm vaccine ngừa COVID-19 do BioNTech/Pfizer sản xuất cho trẻ em từ 5-11 tuổi, cho rằng lợi ích của việc tiêm này lớn hơn nhiều so với những rủi ro.

Nếu được FDA phê duyệt, việc tiêm vaccine Pfizer cho trẻ em thuộc nhóm tuổi trên sẽ là một bước đi quan trọng trong cuộc chiến chống COVID-19 ở Mỹ. Ở thời điểm hiện tại, phần lớn trong số 28 triệu trẻ từ 5-11 tuổi ở Mỹ đã quay trở lại trường để học trực tiếp, thay vì học trực tuyến.

Quyết định của FDA có thể được đưa ra sớm nhất trong tuần tới. FDA không nhất thiết phải hành động theo khuyến nghị của hội đồng chuyên gia, nhưng thường làm như được hội đồng này khuyến nghị. Trong cuộc bỏ phiếu của hội đồng, có 17 phiếu ủng hộ việc tiêm vaccine Pfizer cho trẻ từ 5-11 tuổi và 1 phiếu trắng.

Nếu FDA phê duyệt tiêm vaccine Pfizer cho nhóm tuổi trên, một hội đồng chuyên gia tư vấn cho Trung tâm Kiểm soát và ngăn ngừa bệnh dịch (CDC) Mỹ sẽ họp ngay trong tuần tới để đưa ra khuyến nghị cho CDC về vấn đề này. Giám đốc CDC sẽ là người đưa ra quyết định cuối cùng.

Những trường hợp trẻ em bị nhiễm bệnh thể nặng hoặc tử vong do COVID-19 ở Mỹ là khá hiếm so với người trưởng thành. Tuy nhiên, nước này cũng đã ghi nhận một số trường hợp trẻ em mắc Covid với các triệu chứng phức tạp. Ngoài ra, lây nhiễm COVID-19 ở trẻ chưa tiêm vaccine cũng gia tăng do biến chủng Delta lây lan nhanh. Dữ liệu từ Học viện Nhi khoa Mỹ cho biết hơn 500 trẻ em ở nước này đã chết vì COVID kể từ khi đại dịch bắt đầu.

COVID “là nguyên nhân gây tử vong cao thứ 8 đối với trẻ em ở nhóm tuổi này trong vòng 1 năm qua”, bác sỹ Amanda Cohn, một chuyên gia về vaccine dành cho trẻ em thuộc CDC Mỹ, cho biết. “Việc tiêm vaccine Pfizer sẽ giúp ngăn các trường hợp trẻ em tử vong hoặc nhập viện vì Covid, cũng như ngăn những ảnh hưởng tiêu cực dài hạn đối với trẻ em”.

Trên thế giới, đến hiện tại mới chỉ có một số quốc gia khác, gồm Trung Quốc, Cuba và Các tiểu vương quốc Arab thống nhấn (UAE), phê duyệt tiêm vaccine COVID-19 cho trẻ em trong độ tuổi 5-11 và nhỏ hơn.

Hiện Mỹ đã tiêm đủ vaccine COVID cho 57% dân số, một tỷ lệ kém hơn so với nhiều quốc gia phát triển khác như Anh và Pháp. Tỷ lệ tiêm đủ đối thiếu niên Mỹ từ 12-15 tuổi mới chỉ đạt khoảng 47%.

Hồi tháng 5, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) kêu gọi các nước giàu xem lại kế hoạch tiêm phòng COVID-19 cho trẻ em, thay vào đó tài trợ vaccine cho chương trình COVAX để phân phối tới các nước nghèo hơn.

Pfizer đã nộp hồ sơ xin phê duyệt mũi tiêm cho trẻ em ở Mỹ, với liều thấp hơn so với liều dành cho người trưởng thành, chỉ chứa 10 microgram hoạt chất mỗi liều thay vì 30 microgram hoạt chất mỗi liều như tiêm cho người từ 12 tuổi trở lên. Vaccine Pfizer đã được Mỹ phê duyệt để tiêm cho nhóm tuổi 12-15 từ tháng 5, và tiêm cho người từ 16 tuổi trở lên từ tháng 12 năm ngoái.

Pfizer cho biết vaccine của hãng đạt hiệu quả 90,7% trong việc chống lây nhiễm Sars-CoV2 ở trẻ từ 5-11 tuổi trên thử nghiệm lâm sàng. Hãng cũng cho biết đến cuối năm nay sẽ có dữ liệu về thử nghiệm lâm sàng vaccine COVID trên trẻ từ 2-4 tuổi.

Hội đồng chuyên gia cố vấn cho FDA chú ý nhiều đến rủi ro viêm cơ tim sau khi tiêm vaccine Pfizer và Moderna, đặc biệt là ở nam giới trẻ tuổi. Tuy nhiên, tài liệu mà hội đồng chuẩn bị cho cuộc họp ngày 26/10 nói rằng nếu tỷ lệ viêm cơ tim ở trẻ 5-11 tuổi sau khi tiêm vaccine COVID tương tự như ở nhóm 12-15 tuổi, thì nguy cơ nhập viện vì COVID ở nhóm tuổi này sau khi tiêm vẫn thấp hơn nhiều so với nguy cơ mắc viêm cơ tim. Điều này có nghĩa là lợi ích mà vaccine mang lại cao hơn so với rủi ro tác dụng phụ.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Thúc đẩy chuyển giao công nghệ, tri thức bán dẫn từ Nhật Bản sang Việt Nam

Hình ảnh tại hội thảo.
(PLVN) - Hội thảo nhằm thúc đẩy chuyển giao công nghệ, tri thức về ngành sản xuất chất bán dẫn từ Nhật Bản sang Việt Nam, hỗ trợ phát triển năng lực chuyên môn, nghiên cứu của nguồn nhân lực chất lượng cao tại Việt Nam; tạo ra các cơ hội việc làm, thực tập và đào tạo cho sinh viên và các chuyên gia Việt Nam tại Nhật Bản...

Ưu điểm 'xe tăng tốt nhất thế giới' của Nga

Một mẫu xe tăng hiện đại hoá từ nguyên mẫu T-72 của Nga.
(PLVN) - Dù có thiết kế rất đơn giản nhưng xe tăng chiến đấu chủ lực T-72 của Nga là xe tăng tốt nhất thế giới, hãng tin Sputnik dẫn lời nhà báo Brandon Weichert trên ấn phẩm The National Interest (TNI) của Mỹ khẳng định.

Vì sao UNESCO khuyến nghị bảo tồn di sản nghe nhìn?

Hoạt động kiểm kê phim tại Kho lưu trữ UNESCO. (Ảnh: UNESCO)
(PLVN) - Di sản nghe nhìn là những tư liệu quý giá về lịch sử, văn hóa và sự phát triển của con người. Tuy nhiên, sự phát triển nhanh chóng của công nghệ số cùng với các nguy cơ tự nhiên và nhân tạo đang đe dọa sự tồn tại của các tài liệu này. Nhận thức được điều đó, UNESCO đã không ngừng thúc đẩy các sáng kiến bảo tồn di sản nghe nhìn, nhằm đảm bảo tính bền vững và khả năng tiếp cận cho các thế hệ tương lai.