Hội đồng bảo an không đạt được thỏa thuận về Syria

Các phái viên Hội đồng bảo an Liên hợp quốc đến từ Anh, Trung Quốc, Pháp, Nga và Mỹ ngày 11/9 đã có các cuộc bàn thảo về cuộc khủng hoảng vũ khí hạt nhân tại Syria, song không đạt được thỏa thuận nào.

Các phái viên Hội đồng bảo an Liên hợp quốc đến từ Anh, Trung Quốc, Pháp, Nga và Mỹ ngày 11/9 đã có các cuộc bàn thảo về cuộc khủng hoảng vũ khí hạt nhân tại Syria, song không đạt được thỏa thuận nào.

Đề cập đến cuộc họp kín kéo dài 45 phút giữa các thành viên thường trực có quyền phủ quyết tại Hội đồng bảo an (HĐBA), một nhà ngoại giao Liên hợp quốc (LHQ) cho hay: “Họ đã thảo luận về các yếu tố có thể đưa đến một nghị quyết”. “Mỗi người đều đưa ra các quan điểm của họ nhưng không các cuộc thương lượng thực sự và cũng không có thỏa thuận nào được đưa ra” – một nhà ngoại giao khác cho biết thêm.

b
Các nạn nhân chết vì vũ khí hóa học ở Syria.

Vài giờ trước cuộc họp của HĐBA, Tổng thống Nga Vladimir Putin trong một bài viết đăng trên tờ New York Times đã cảnh báo rằng một cuộc tấn công quân sự của Mỹ tại Syria có thể dẫn tới làn sóng khủng bố mới.

Ông Putin cũng kêu gọi Washington theo đuổi con đường ngoại giao thay vì dùng vũ lực. “Cuộc tấn công tiềm tàng của Mỹ vào Syria bất chấp sự phản đối của nhiều quốc gia cũng như các nhà lãnh đạo chính trị và tôn giáo trên thế giới sẽ khiến có thêm nhiều nạn nhân vô tội và có nguy cơ làm cuộc xung đột lan ra khỏi biên giới Syria” – ông Putin viết.

Cho đến nay, Nga vẫn ngăn chặn các động thái của HĐBA để gia tăng áp lực đối với tổng thống Syria Bashar al-Assad. Tuy nhiên, cuộc gặp giữa Ngoại trưởng Mỹ John Kerry và Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov tại Geneva từ ngày 12/9 sẽ quyết định liệu HĐBA vốn đang bị chia rẽ có thể đạt được một thỏa thuận hay không. “Mỗi đại biểu dường như muốn dành chỗ cho sáng kiến của ông Kerry và ông Lavrov”, một nhà ngoại giao LHQ nói.

Ông Kerry và ông Lavrov dự kiến sẽ thảo luận về kế hoạch của Nga nhằm chuyển kho vũ khí của Syria dưới sự giám sát của cộng đồng quốc tế cũng như để tránh một cuộc tấn công quân sự của Mỹ. Ngày 11/9, 2 người đứng đầu ngành ngoại giao Mỹ - Nga cũng đã trao đổi qua điện thoại. Theo thông tin từ giới chức Mỹ, cuộc gặp có thể kéo dài đến ngày 14/9. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Jen Psaki xác nhận ông John Kerry cũng sẽ gặp ông Lakhdar Brahimi - đặc sứ của LHQ và Liên đoàn Ả Rập về Syria - ở Geneva. Một nhóm các chuyên gia về vũ khí cũng tháp tùng ông Kerry đến Geneva.

Pháp, Anh và Mỹ hiện đang gia tăng sức ép nhằm đạt được một giải pháp có thể đưa đến những hậu quả nghiêm trọng đối với chính quyền của ông Assad nếu Damascus không bàn giao quyền kiểm soát các vũ khí hóa học của họ. Theo một bản dự thảo nghị quyết do Pháp đệ trình, HĐBA sẽ cho Syria 15 ngày để nói rõ vị trí cất giấu các loại vũ khí hóa học của nước này.

Nghị quyết này đe dọa sẽ hành động theo Chương VII của Hiến chương LHQ, theo đó cho phép sử dụng các biện pháp quân sự. Pháp tuyên bố đã sẵn sàng ủng hộ cuộc tấn công quân sự của Mỹ nhằm vào các lực lượng của ông Assad vì cho rằng quân đội Syria đã gây ra vụ tấn công bằng vũ khí hóa học ở gần Damascus hôm 21/8. Trong khi đó, ngoại trưởng Nga nói rằng việc HĐBA gồm 15 thành viên thông qua một nghị quyết đổ lỗi vụ tấn công cho ông Assad là “không thể chấp nhận được”. Nga cũng bác bỏ khả năng sử dụng vũ lực của Chương VII.

Pháp cho biết sẽ thay đổi có giới hạn bản dự thảo của họ nhưng khẳng định vẫn phải đảm bảo duy trì áp lực đối với ông Assad. Theo dự đoán của các nhà ngoại giao, các cuộc đàm phán của HĐBA sẽ kéo dài trong vài ngày sau khi kết thúc các cuộc thương lượng giữa ông Kerry và ông Lavrov và các thay đổi lớn sẽ được đưa vào nghị quyết để bỏ phiếu.

HĐBA đang đối mặt với những chỉ trích ngày càng nặng nề vì cái mà Tổng thư ký LHQ Ban Ki-moon gọi là “tình trạng tê liệt đáng xấu hổ” trong cuộc xung đột kéo dài suốt 30 tháng qua tại Syria, với hơn 100.000 người đã thiệt mạng. Trong khi đó, người phụ trách chính sách đối ngoại của EU Catherine Ashton nói: “Thật đáng tiếc khi HĐBA không thể đạt được thỏa thuận về cách gánh vác trách nhiệm đối với cuộc xung đột ở Syria”.

Minh Tuệ (Theo báo nước ngoài)

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự, chứng kiến Lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Anh: Ký kết thỏa thuận hợp tác trị giá hàng tỷ USD

(PLVN) - Nhân chuyến tham dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Vương quốc Anh, chiều 31/10 (giờ địa phương), tại thành phố Edinburg, Scotland, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự, chứng kiến lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác trong các lĩnh vực thương mại, nông nghiệp, năng lượng, y tế, giáo dục, đào tạo, bảo vệ môi trường, thể thao... của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Đọc thêm

Giảm tải mật độ, hạn chế lây nhiễm trong khu cách ly

làm thủ tục tiếp nhận công dân vào khu cách ly tại Trường Quân sự Bộ Tư lệnh Thủ đô. Ảnh: báo Lao động (chụp tháng 2/2020)
(PLVN) - Những ngày vừa qua, số ca F1 chuyển biến thành F0 tăng nhanh nên TP Hà Nội đã chỉ đạo xét nghiệm toàn bộ số F1 đang cách ly để sàng lọc, rà soát mà không cần chờ đủ thời gian 7 ngày theo quy định. Qua xét nghiệm đã xác định thêm 27 ca bệnh chuyển từ F1 thành F0.

Những nữ Công an tỉnh Phú Thọ nhiệt huyết trong công việc

Chiến sỹ Cảnh sát nhập dữ liệu thông tin của người dân.
(PLVN) - Trong bất kể lĩnh vực công tác nào, thì những “bông hồng thép”- nữ cán bộ, chiến sĩ Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an Phú Thọ đều luôn nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ, góp phần mang lại cuộc sống bình yên, hạnh phúc cho nhân dân.