Hội chứng “nằm cả ngày”... xấu xí

Tuổi trẻ nên không ngừng cố gắng. (Ảnh - phanmemninja.com)
Tuổi trẻ nên không ngừng cố gắng. (Ảnh - phanmemninja.com)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Trong cuộc sống hiện đại, xã hội luôn không ngừng phát triển với tốc độ chóng mặt, cảm tưởng như mỗi cá nhân chỉ dừng chân nghỉ một chút là sẽ không theo kịp. Thế nhưng, lại có những người không bận tâm đến việc bị tụt lại phía sau mà lựa chọn cho mình lối sống độc lạ, có một không hai.

Ngưng theo đuổi thành công

Ở cuộc đời mỗi người, ai cũng có những ước mơ cho riêng mình, ước mơ đó có thể vẫn như in từ hồi thơ bé hay có thể thay đổi theo từng mốc thời gian của cuộc đời. Người mong làm bác sĩ, có người là kỹ sư, cô giáo,… Mỗi ước mơ đều là động lực và là mục tiêu hướng bản thân trở nên hoàn thiện hơn. Nhiều người lấy ước mơ làm mục đích sống nhưng cũng có nhiều người chỉ cần sống thôi cũng đã là hoàn thành mục đích rồi.

Nhưng dù thế nào, người có ước mơ hay không vẫn cố gắng làm việc và phấn đấu từng ngày để có thể bám trụ và là một người có ích cho xã hội. Không khó để nhìn thấy hình ảnh những người cao tuổi dù đã qua độ tuổi làm việc nhưng ngày ngày vẫn lao động, vẫn cống hiến hết mình cho xã hội. Dù là để kiếm sống hay là để đỡ buồn chán thì đó cũng là việc đáng tuyên dương.

Ấy thế mà ngày nay, nhiều người còn trẻ có sức dài vai rộng nhưng lại không chịu lao động mà muốn “an dưỡng” ngay khi tuổi đời còn chưa đến 30. Nghe thì thật kỳ lạ nhưng trong xã hội đang tồn tại hội chứng thể hiện mong muốn đó của người trẻ. Nhiều người trưởng thành cho rằng, thật kì lạ, các bạn trẻ chưa làm gì được cho ngay chính bản thân mình, chứ không nói gì tới những điều lớn lao hơn cho xã hội, gia đình, nhưng đã tự cho mình quyền “sống để yêu thương bản thân”…

Trên mạng xã hội video TikTok, có đến gần 305 triệu lượt xem về các video có nội dung người trẻ nằm lì nhiều giờ, thậm chí nằm cả ngày trên giường của mình. Trong những video có hashtag #bedrotting (ám chỉ việc nằm trên giường nhiều), mọi sinh hoạt của người quay (nhân vật chính) đều diễn ra chỉ trong phạm vi giường ngủ. Họ có thể xem phim, ăn uống, chăm sóc da mặt, ngồi thiền hay đơn giản là chỉ nằm và nhìn lên trần nhà.

Đây được gọi là hội chứng “nằm cả ngày” và được Gen Z tuyên bố là phương pháp chăm sóc bản thân ưa thích nhất hiện giờ. Mới đầu hội chứng này chỉ được áp dụng khi họ có nhu cầu phục hồi sau khi bị cảm lạnh, say rượu hay muốn nghỉ ngơi sau một tuần làm việc. Hoặc có thể là thói quen hậu COVID-19. Nhưng dần dần hội chứng này được áp dụng trong thời gian dài hơn, không chỉ khi có nhu cầu nghỉ ngơi nữa mà dần thành “niềm đam mê” giúp bản thân “chữa lành tâm hồn”, “tăng cường niềm tin và ý chí”.

Tại Việt Nam, hội chứng “nằm cả ngày” có lẽ đã xuất hiện từ lâu và là “căn bệnh” chung của nhiều người trẻ. T.Linh (23 tuổi, Hà Nội), một du học sinh cho biết sau khi kết thúc chương trình học bên nước ngoài, trở về Việt Nam sau 1 năm cô dành thời gian chính của mình ở nhà. “Thời gian biểu cả ngày của tôi chắc chỉ quanh quẩn trên giường. Thật sự chắc tôi chỉ bước xuống giường khoảng 1 - 2 tiếng mỗi ngày. Còn lại tôi làm mọi việc trên giường. Hơn 1 năm nay, nếu không phải ra ngoài thì hầu hết ngày nào tôi cũng nằm như vậy”, T.Linh chia sẻ.

T.Linh cho biết, ban đầu sau khi đi du học về cô định cho phép bản thân nghỉ 3 tháng rồi sẽ đi tìm việc làm. Nhưng dần dà việc nằm nghỉ ngơi cả ngày đã khiến bản thân cô chây ỳ, không muốn ra ngoài làm việc nữa và dẫn đến tình trạng như hiện nay. Bản thân T.Linh cũng biết đây là thói quen xấu nhưng chính cô cũng không biết thoát ra khỏi “vòng lặp” này ra sao.

Trên thực tế, đây không phải hội chứng mới lạ mà khá nhiều bạn trẻ Việt Nam đã và đang mắc hội chứng này mà có khi không hề hay biết. Hội chứng này càng trở nên nghiêm trọng khi thời gian kéo dài đây không chỉ còn là hội chứng mà có thể trở thành lối sống lệch lạc của nhiều bạn trẻ. Những ngày tháng nằm dài khiến cho họ cảm thấy làm việc trở nên vô nghĩa và việc theo đuổi giấc mơ, thành công là điều không cần thiết.

Đừng chỉ sống cho hôm nay

Người ta vẫn thường nói, tuổi trẻ nếu không cố gắng thì sau này dù có muốn cũng không còn cơ hội. Bởi chỉ ở tuổi trẻ bạn mới có sức khỏe, thời gian và nhiệt huyết để cố gắng. Thế nhưng, với cách sống nói trên thì hoàn toàn đi ngược lại, tuổi trẻ của bạn sẽ phí hoài. Dẫu vậy, để bao biện cho lối sống lười nhác, nhiều người gọi đây là “nghỉ hưu sớm” nhưng thực chất không phải. Nếu như “nghỉ hưu sớm” là việc sống tự do tài chính với lượng tài sản đã được hoạch định và tích lũy sau nhiều năm lao động. Thì lối sống này đơn giản chỉ là quyết định sống tạm bợ qua ngày của giới trẻ khi không muốn cố gắng để sống đời thảnh thơi.

Nhưng thực tế, việc sống đời thảnh thơi có thể khiến cho cuộc sống của họ mất đi giá trị của bản thân, trong khi khó khăn lại tạo nên giá trị của cuộc sống. Vốn dĩ đoạn thời gian tuổi trẻ sẽ luôn tồn tại với những thử thách và bắt buộc bản thân không ngừng nỗ lực, chịu đựng đau đớn, cô đơn. Nhưng bù lại, sự cố gắng ở tuổi trẻ sẽ được đền đáp nếu bạn đủ kiên trì và cố gắng vượt để chạm đến thành công trong tương lai.

Ông cha ta vẫn thường có câu “cần cù bù thông minh”, rõ ràng không ai sinh ra đã là người xuất chúng hay giỏi giang cả nhưng khi tài năng không đủ, con người cần “nâng cấp” bản thân mình mỗi ngày. Vậy nên, tuổi trẻ cần phải không ngừng học hỏi những điều mới mẻ, không ngừng nâng cao kiến thức để tăng giá trị của bản thân thì cuộc sống đâu còn ý nghĩa.

Có thể ngay sau khi bạn cố gắng, “quả ngọt” sẽ chưa đến ngay. Nhưng ở tại thời điểm đó bạn sẽ tích lũy được vốn kiến thức và tích lũy cho bản thân trở nên ngày một hoàn thiện hơn. Mọi điều trên đời xảy ra đều có mục đích của nó và hãy tin rằng sự cố gắng sẽ được đền đáp tại một thời điểm khác.

Có một điều đáng mừng là không phải hầu hết người trẻ nào cũng có suy nghĩ buông thả sự cố gắng như vậy. M.Nghĩa (21 tuổi, Bắc Ninh) cho biết, tuổi trẻ bạn chọn vất vả và cố gắng chứ không chọn “nằm” và tận hưởng. “Tuổi trẻ mà không ra ngoài thăm thú, va chạm, không làm thêm, không cố gắng học tập, không thử những điều bạn chưa từng làm mà thay vào đó là dành thời gian nằm cả ngày để lướt mạng, mua sắm online, hay đổ thời gian vào chơi game,... thì tôi cho rằng rất vô nghĩa. Với lối sống đó bạn đang lãng phí rất nhiều thời gian của mình, trong khi mọi người đều đang cố gắng từng ngày”, M.Nghĩa chia sẻ quan điểm của mình.

Chị T.Thảo (32 tuổi, Hà Nội) cũng cho rằng tuổi trẻ nên là khoảng thời gian phấn đấu hết mình chứ không phải để lười biếng. “Tôi cho rằng các bạn trẻ đừng chỉ sống cho hôm nay, đừng chỉ biết thoải mái tận hưởng sự lười biếng của mình mà quên mất ngày mai vẫn đang chờ đón. Sống hết mình ở ngày hôm nay để bản thân ở tương lai sẽ không phải hối hận mà thốt lên rằng ước gì ngày đó mình… đến lúc đó thì đã muộn rồi. Như bản thân tôi dù những năm tháng tuổi trẻ không nằm ỳ một chỗ nhưng đến hiện tại tôi vẫn ước rằng mình đã chăm chỉ hơn”, T.Thảo tâm sự.

Còn đối với những thế hệ đi trước như anh T.Hùng (45 tuổi, Hà Nội) thì nhận thấy rằng nếu bạn trẻ nào có ý nghĩ như vậy thì họ đang sống quá ích kỷ, sống vì bản thân. Bởi từ trước đến nay, ở bất kỳ xã hội nào, con người luôn luôn phải có sự vận động, có sự phấn đấu hay nói cách khác phải có lý tưởng sống. Tức là học tập, lao động vừa vì bản thân mình, vừa vì người thân và cả xã hội. Nếu người trẻ lười lao động hậu quả của nó không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống sau này của họ mà còn gây hậu quả xấu cho xã hội.

Có một câu nói như thế này: “Đời người bao giờ cũng rất vất vả, bây giờ bạn không mệt, sau này càng mệt hơn. Đừng nên chọn nhàn nhã vào lứa tuổi nên phấn đấu, khiến mười năm sau bạn cảm thấy tất cả mọi cố gắng hiện tại đều từ bỏ bạn!”. Vì vậy mong rằng các bạn trẻ thay vì lựa chọn dừng lại khi chân chưa mỏi thì hãy cố gắng hết sức vì tương lai của chính mình.

Tin cùng chuyên mục

Món quà vô giá từ lòng thành

Món quà vô giá từ lòng thành

(PLVN) - Trong cuộc sống, không phải lúc nào ta cũng nhận được sự yêu thương, giúp đỡ từ những người xung quanh. Thế nên, khi có ai đó không có quan hệ máu mủ nhưng lại đối xử tốt với bạn, đó chính là điều đáng trân quý nhất.

Đọc thêm

Mở cửa sổ tâm hồn, nhìn ra thế giới rộng lớn

Ảnh minh họa từ internet.
(PLVN) - Trong cuộc sống, sẽ có những lúc chúng ta cảm thấy bế tắc, tâm trạng trở nên tồi tệ, như thể tất cả mọi thứ đang chống lại mình. Nhưng thay vì chìm đắm trong suy nghĩ tiêu cực rằng bạn chẳng có gì trong tay, hãy thử hỏi bản thân: “Mình đang có gì?” Chắc chắn, bạn sẽ nhận ra rằng mình vẫn còn rất nhiều thứ để trân trọng: sức khỏe, gia đình, những người bạn tốt, hoặc chỉ đơn giản là cơ hội để bắt đầu lại từ đầu.

Giới trẻ và hành trình tới thế giới tinh thần lành mạnh

Nhiều bạn trẻ đang trên hành trình xây đắp những giá trị sống tốt lành cho mình và cộng đồng.
(PLVN) - Nếu xây dựng được đời sống tinh thần lành mạnh, một tâm hồn phong phú, người trẻ có thể dễ dàng chống lại những cám dỗ của lối sống nhanh, sống gấp, sống buông thả hiện nay, bảo vệ được chính mình trong một xã hội mà giá trị vật chất đang lên ngôi...

Mở cửa sổ tâm hồn, nhìn ra thế giới rộng lớn

Ảnh minh họa: Internet
(PLVN) - Trong cuộc sống, sẽ có những lúc chúng ta cảm thấy bế tắc, tâm trạng trở nên tồi tệ, như thể tất cả mọi thứ đang chống lại mình. Nhưng thay vì chìm đắm trong suy nghĩ tiêu cực rằng bạn chẳng có gì trong tay, hãy thử hỏi bản thân: “Mình đang có gì?” Chắc chắn, bạn sẽ nhận ra rằng mình vẫn còn rất nhiều thứ để trân trọng: sức khỏe, gia đình, những người bạn tốt, hoặc chỉ đơn giản là cơ hội để bắt đầu lại từ đầu.

Gặp nhau là duyên, xin hãy trân quý

Ảnh minh họa: Internet
(PLVN) - Cuộc đời giống như một hành trình dài với vô vàn ngã rẽ. Trên hành trình đó, chúng ta sẽ gặp biết bao người. Có những cuộc gặp gỡ chỉ thoáng qua, nhưng cũng có những mối nhân duyên đi cùng ta một đoạn đường dài. Mỗi người xuất hiện trong cuộc đời ta đều mang theo một ý nghĩa nhất định, dù ngắn hay dài, dù vui hay buồn.

Giao lưu văn hoá Phật giáo Việt Nam - Nhật Bản tại chùa Tam Chúc

Giao lưu văn hoá Phật giáo Việt Nam - Nhật Bản tại chùa Tam Chúc
(PLVN) -  Ngày 27/11, tại Khu Du lịch Tam Chúc (thị trấn Ba sao, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam), chùa Tam Chúc tổ chức khai mạc Lễ hội giao lưu Văn hóa Phật giáo Việt Nam – Nhật Bản. Đây là lần đầu tiên chùa Tam Chúc kết hợp với Hội Phật tử Việt Nam tại Nhật Bản thỉnh 12 vị chư tăng Nhật Bản sang Việt Nam đồng tổ chức Phật sự này.

Sống tốt để hoa nở trong tim

Sống tốt để hoa nở trong tim
(PLVN) - Trong cuộc sống, ai cũng có lúc chán nản, buồn bã hay cô đơn. Những cảm xúc tiêu cực này là một phần không thể tránh khỏi. Nhưng điều quan trọng là chúng ta phản ứng thế nào với những khoảnh khắc ấy.

“Con đường chuyển hóa” - Tu hành là trở về với chính mình

“Con đường chuyển hóa” - Tu hành là trở về với chính mình
(PLVN) - Nếu “Chia sẻ từ trái tim” như một tấm bản đồ giúp ta hiểu được những điều căn bản của đạo Phật, thì “Con đường chuyển hóa” lại giống như một phương tiện giúp mọi người chuyển hóa nỗi khổ niềm đau, đi đến mục đích cuối cùng là tự do và giải thoát.

Ly nước và nỗi buồn

Ly nước và nỗi buồn
(PLVN) - Nỗi buồn trong cuộc sống cũng giống như ly nước. Khi mới chạm đến, chúng ta có thể cảm thấy nó chỉ là một chút vướng bận. Nhưng nếu cứ giữ mãi trong lòng, không buông bỏ, nỗi buồn ấy sẽ ngày càng đè nặng, khiến tâm hồn bạn mệt mỏi, đau đớn hơn.

Đối diện với phiền não

Đối diện với phiền não
(PLVN) - Trong cuộc sống, không ai tránh được những phiền não. Chúng đến từ công việc, gia đình, bạn bè, hay thậm chí là những chuyện rất nhỏ nhặt. Tuy nhiên, điều quan trọng không phải là làm thế nào để tránh phiền não, mà là cách chúng ta đối diện và xử lý chúng.

'Cùng chung tay cùng thay đổi - Gắn kết yêu thương'

'Cùng chung tay cùng thay đổi - Gắn kết yêu thương'
(PLVN) - Đây là khẩu hiệu được hô vang tại diễn đàn “Phụ nữ và nam giới cùng chia sẻ” nhằm thể hiện sự đoàn kết, chung tay cùng thay đổi thúc đẩy bình đẳng giới vì một xã hội bình đẳng, văn minh, hạnh phúc.

51 tác phẩm độc đáo tại triển lãm 'Sáng đạo trong đời'

Triển lãm "Sáng đạo trong đời" diễn ra từ ngày 21-28/11/2024 tại Trung tâm triển lãm Tràng Tiền (Hà Nội). (Ảnh: Thùy Dương)
(PLVN) - Bằng những nét vẽ và cách thể hiện tinh tế trên các chất liệu hội họa, 12 hoạ sỹ tham gia triển lãm “Sáng đạo trong đời” đã tái hiện lại những hình ảnh, biểu tượng quen thuộc của Phật giáo theo cách riêng, đưa người xem vào một hành trình tâm linh độc đáo và cảm xúc.

Tha thứ - Liều thuốc chữa lành tâm hồn

Tha thứ - Liều thuốc chữa lành tâm hồn
(PLVN) - Trong cuộc sống, tha thứ không chỉ là cách giúp người khác có cơ hội sửa sai, mà còn là liều thuốc giúp chính chúng ta nhẹ nhõm hơn, bớt đi những gánh nặng tâm hồn.

Đạo làm người – con đường khó nhất

Đạo làm người – con đường khó nhất
(PLVN) - Mỗi tôn giáo, mỗi đạo lý đều dạy chúng ta cách sống hiền lành, tử tế, biết yêu thương và đối xử tốt với nhau. Nhưng trong tất cả các đạo, có lẽ đạo làm người là con đường khó nhất để thực hành.

Lặng lẽ với chính mình

Ảnh minh họa
(PLVN) - Sau những đêm trắng sẽ luôn là ánh bình minh. Và đôi khi, chỉ cần một tia sáng nhỏ bé cũng đủ để soi rọi cả một đêm dài.