Hội An - Thành phố quyến rũ nhất thế giới 2019

Dãy phố cổ lung linh huyền ảo bên sông Hoài
Dãy phố cổ lung linh huyền ảo bên sông Hoài
(PLVN) - Mới đây, Hội An (Quảng Nam) đã được tạp chí du lịch nổi tiếng thế giới Travel + Leisure trao giải thưởng “Thành phố quyến rũ nhất thế giới 2019” do bạn đọc bình chọn; vượt qua nhiều “đối thủ nặng ký” như Chiang Mai, Bangkok (Thái Lan), Ubud (Indonexia), Tokyo, Kyoto, Osaka (Nhật Bản), Udaipur, Jaipur (Ấn Độ), Siem Reap (Campuchia) …

Thành phố quyến rũ

Ngày 4/12/1999, UNESCO công nhận đô thị cổ Hội An là Di sản Văn hóa thế giới. Sau đó 10 năm, ngày 26/5/2009, Cù Lao Chàm - Hội An được công nhận là Khu Dự trữ sinh quyển thế giới. Không chỉ là một di sản văn hóa vật thể với các di tích phố cổ mà Hội An còn sở hữu di sản văn hóa phi vật thể thể hiện đặc trưng nét văn hóa dân gian miền Trung Việt Nam như Nghệ thuật Bài Chòi (Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại được UNESCO công nhận vào 7/12/2017), hoặc thả hoa đăng cầu an trên sông Hoài hay ẩm thực phong phú với các món ăn đặc trưng như Cao lầu. 

Phố cổ Hội An là đô thị cổ nằm ở hạ lưu sông Thu Bồn, thuộc vùng đồng bằng ven biển tỉnh Quảng Nam, cách thành phố Đà Nẵng khoảng 30km về phía Nam. Nơi đây từng có những dấu tích của thương cảng Chăm Pa hay được nhắc đến cùng con đường tơ lụa trên biển. Vào khoảng thế kỷ 17 và 18, Hội An từng là thương cảng quốc tế sầm uất, nơi gặp gỡ của những thuyền buôn Nhật Bản, Trung Quốc và phương Tây. Phần lớn các ngôi nhà, đình, chùa ở đây là những kiến trúc truyền thống có niên đại từ thế kỷ 17 đến thế kỷ 19, phân bổ dọc theo trục các tuyến phố nhỏ hẹp; cùng với các hội quán, chùa, miếu mang dấu tích của người Trung Hoa hay Nhật Bản.

Phố cổ Hội An là một địa điểm rất quen thuộc và luôn nằm trong danh sách “phải đến” của khách du lịch tại Việt Nam lẫn khách du lịch trên toàn thế giới. Được biết, vào ngày 16/7, Google Doodles lần đầu tiên vinh danh Đô thị cổ Hội An trên trang chủ Google Tiếng Việt (Google.com.vn). Đây là lần đầu tiên trong lịch sử Doodle, một địa danh cụ thể của Việt Nam được chọn để vinh danh. 

Đại diện Google Việt Nam cho hay: “Phát triển du lịch đồng hành cùng bảo tồn di sản văn hóa đã đưa Hội An trở thành thành phố đầu tiên của Việt Nam xuất hiện trên trang chủ Google.com.vn qua biểu tượng Google Doodles ngày 16/7/2019. Đây là thời điểm đặc biệt với lễ hội Đêm rằm phố cổ tại Hội An. Các tuyến đường ven sông Hoài thuộc khu phố cổ sẽ cấm xe cộ lưu thông, yên tĩnh không tiếng động cơ và ánh đèn điện nhường chỗ cho đèn lồng được thắp sáng từ 18h. Người dân địa phương thắp hương trên bàn thờ tổ tiên cầu mong may mắn, còn khách du lịch có thể thả hoa đăng cầu an, hòa mình trong không gian lung linh huyền ảo trên sông Hoài, thưởng thức các hoạt động nghệ thuật truyền thống tại các địa điểm thu hút đông đảo du khách. Đến Hội An vào dịp lễ hội trăng rằm này, du khách sẽ đắm chìm trong không gian nhiều thế kỷ trước”.

Phố cổ Hội An được Google Doodles vinh danh TP quyến rũ nhất thế giới
Phố cổ Hội An được Google Doodles vinh danh TP quyến rũ nhất thế giới

Nêu cao lợi ích cộng đồng

Theo Báo Quảng Nam, ông Nguyễn Văn Sơn - Phó Chủ tịch UBND TP.Hội An chia sẻ Hội An đến nay đã trở thành điểm đến hấp dẫn du khách trong nước và quốc tế bởi phương châm “văn hóa là động lực, mục tiêu”, nhằm xây dựng thành phố sinh thái – văn hoá – du lịch. Từ đó, phát triển du lịch phải đi cùng việc phát triển nền kinh tế bền vững, nâng cao đời sống của người dân. Theo đó, việc quản lý và bảo tồn di tích, di sản phải gắn kết và bảo đảm lợi ích của cộng đồng và trên hết phải có sự gắn kết chặt chẽ giữa các nhà quản lý, nhà khoa học và người dân, trong đó, người dân là chủ thể của quần thể di tích, di sản. Đây chính là một trong những yếu tố tạo nên thành công của phố cổ Hội An ngày nay.

Trong khi đó, ông Lê Trung Cường - Phó Chủ tịch UBND huyện Duy Xuyên cũng cho biết, qua 20 năm được vinh danh di sản, công tác quản lý, bảo tồn Mỹ Sơn luôn đi kèm với việc vận động người dân địa phương, cộng đồng di sản và du khách cùng chung tay bảo vệ cảnh quan thiên nhiên, môi trường Mỹ Sơn, nêu cao nguyên tắc đối xử thận trọng và có ý thức, cũng như tiếp tục gắn trách nhiệm, chia sẻ quyền lợi với người dân trong vùng.

Còn với Khu dự trữ sinh quyển thế giới Cù Lao Chàm, bà Nguyễn Thị Hồng Thúy - Giám đốc Ban Quản lý Khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm cho biết: “Việc gìn giữ và phát triển tài nguyên khu sinh quyển là một quá trình khó khăn, phức tạp, đòi hỏi sự hiểu biết sâu sắc, chính xác và sự vào cuộc đầy trách nhiệm của toàn lực lượng trong xã hội. Quan trọng hơn hết là làm thế nào để danh hiệu khu sinh quyển đem lại lợi ích cho người dân, hỗ trợ tốt cho chiến lược phát triển bền vững TP.Hội An”.

Từ đó cho thấy, phát triển du lịch bền vững, công tác bảo tồn di sản luôn phải có sự đồng hành, chung tay của người dân địa phương mà theo đó cuộc sống người dân cũng được cải thiện. Ông Michael Croft – Trưởng Đại diện UNESCO tại Việt Nam cho hay: “Quảng Nam là đối tác đặc biệt của UNESCO tại Việt Nam; chính những kinh nghiệm thực tiễn tại Quảng Nam mang đến nhiều ý nghĩa đối với bạn bè quốc tế. Di sản và phát triển thúc đẩy, cộng hưởng lẫn nhau mới tạo nên xã hội phát triển toàn diện”.

Cù lao Chàm là một cụm đảo đã được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới
Cù lao Chàm là một cụm đảo đã được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới

Phát huy di sản cho mãi mãi

Tại lễ kỷ niệm 20 năm đô thị cổ Hội An, khu đền tháp Mỹ Sơn được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới và 10 năm Cù Lao Chàm được công nhận khu dự trữ sinh quyển thế giới; Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng: “Học tập và làm theo tư tưởng, tấm gương đạo đức của Bác Hồ, đòi hỏi chúng ta phải nghiêm túc nghiên cứu tầm nhìn, quan điểm, hành động và ứng xử của Bác trước từng vấn đề, trong đó có công tác bảo tồn, phát huy các giá trị di sản của Việt Nam. Mỗi một di sản hiện diện trên đất nước là một minh chứng cho một Việt Nam hội nhập, cởi mở, hội nhập văn hóa, văn minh và sự phát triển của nhân loại; một trong những điển hình là đô thị cổ Hội An, khu đền tháp Mỹ Sơn”. 

Theo đó, Thủ tướng nhấn mạnh: “Các di sản trên đất nước Việt Nam được UNESCO công nhận không chỉ đem lại sinh kế, thu nhập cho ngành du lịch, quan trọng và thiêng liêng hơn cả đó là niềm tự hào, tự tôn dân tộc của chúng ta về lịch sử hình thành, phát triển đất nước. Tất cả những người làm công tác di sản, cơ quan chức năng và nhân dân cần ý thức sâu sắc ý nghĩa, sứ mệnh, các giá trị chiến lược của di sản trong việc vun đắp bản sắc dân tộc, nuôi dưỡng lòng yêu quê hương, đất nước, khối đại đoàn kết toàn dân, sức mạnh mềm của Việt Nam trên toàn cầu cũng như chính nghĩa của chúng ta trước công luận quốc tế”.

Để tiếp tục bảo tồn và phát huy một cách bền vững các di sản, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề nghị Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Quảng Nam tập trung làm tốt một số nhiệm vụ trọng tâm như: Tiếp tục hoàn chỉnh kế hoạch triển khai hiệu quả công tác bảo tồn, tôn tạo đô thị cổ Hội An, khu đền tháp Mỹ Sơn, cần hướng tới mô hình tăng trưởng trong việc phát triển du lịch gắn với giá trị di sản, gắn việc giải quyết hài hòa giữa bảo vệ, phát huy giá trị di sản với việc nâng cao đời sống nhân dân, nhất là người dân sinh sống trong vùng di sản.

Hai là, tăng cường nghiên cứu sớm ban hành, thực thi hiệu quả kế hoạch quản lý, quy chế bảo vệ di sản thế giới theo quy định của UNESCO, xây dựng triển khai các dự án, các chương trình đầu tư, nghiên cứu, bảo tồn, tranh thủ sự giúp đỡ của các tổ chức trong và ngoài nước, đặc biệt về vốn, kỹ thuật, ứng dụng công nghệ số trong bảo tồn, quản lý, tu bổ, tôn tạo di sản.

Tất cả các địa phương có di sản thế giới, trong đó có đô thị cổ Hội An, khu đền tháp Mỹ Sơn cần đẩy mạnh thu hút đầu tư trong và ngoài nước nhằm phát triển các sản phẩm du lịch, mô hình dịch vụ một cách đa dạng, bền vững, phù hợp với bản sắc văn hóa, bảo đảm hài hòa về kinh tế, xã hội, môi trường; lưu ý bảo tồn, phát huy tốt các di sản là một nhiệm vụ chính trị quan trọng, là nhân tố góp phần thúc đẩy chiều sâu mối quan hệ quốc tế trên nhiều phương diện văn hóa, chính trị, kinh tế, quốc phòng và an ninh; đồng thời văn hóa, thể thao và du lịch kết nối các điểm đến di sản, trung tâm đô thị lớn của khu vực miền Trung và Tây Nguyên.

Tin cùng chuyên mục

Toạ đàm với doanh nghiệp ASEAN và các đối tác với chủ đề “Cộng đồng doanh nghiệp ASEAN, gắn kết, tự cường và bền vững: Nắm bắt thời cơ trong thời đại số”. Ảnh: Dương Giang/TTXVN.

Thủ tướng đề xuất đưa ASEAN thành hình mẫu trong chuyển đổi số toàn cầu

Ngày 23/4, trong khuôn khổ Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone, nước Chủ tịch ASEAN 2024 đồng chủ trì tọa đàm với doanh nghiệp các nước ASEAN và các đối tác với chủ đề “Cộng đồng doanh nghiệp ASEAN gắn kết, tự cường và bền vững: Nắm bắt thời cơ trong thời đại số”.

Đọc thêm

Tăng cường kết nối hai nền kinh tế Việt Nam - Lào

Thủ tướng Phạm Minh Chính đón Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone.
(PLVN) - Theo tin từ Bộ Ngoại giao, chiều 22/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có cuộc gặp làm việc với Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone nhân dịp tham dự Diễn đàn Tương lai ASEAN tại Hà Nội.

Tăng cường kỷ cương, kỷ luật trong việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật

Phó Chủ tịch QH Nguyễn Khắc Định điều hành nội dung thảo luận.
(PLVN) - Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) đề nghị Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, các bộ, ngành và các cơ quan hữu quan nâng cao chất lượng hiệu quả công tác xây dựng pháp luật gắn với việc theo dõi thi hành pháp luật; khẩn trương khắc phục những hạn chế, vướng mắc, tăng cường kỷ cương, kỷ luật trong việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL).

Giám sát các dự án trọng điểm quốc gia: Có giải pháp để tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ

Phó Chủ tịch QH Nguyễn Đức Hải nội dung thảo luận.
(PLVN) - Sáng 22/4, tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 32, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) xem xét kết quả giám sát Việc thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 ngày 11/1/2022 của QH về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội và các nghị quyết của QH về một số dự án quan trọng quốc gia đến hết năm 2023.

Giám sát cán bộ, đảng viên: Khắc phục bằng được tình trạng nể nang, né tránh, ngại va chạm

Hội thảo về nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giám sát, phản biện xã hội của MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị xã hội do UBTƯ MTTQ Việt Nam tổ chức. (Ảnh: Quang Vinh)
(PLVN) - Nhằm ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên, thời gian qua, Đảng ta đã ban hành nhiều quy định nhằm đẩy mạnh công tác giám sát đối với người đứng đầu, cán bộ chủ chốt và cán bộ, đảng viên. Bên cạnh những kết quả đáng ghi nhận, vẫn còn không ít hạn chế, tồn tại cần khắc phục.

Ký kết Hiệp định Geneve: Mốc son lịch sử của dân tộc, mang ý nghĩa thời đại

Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn.
(PLVN) - Trả lời báo chí nhân dịp kỷ niệm 70 năm ngày ký Hiệp định Geneve, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn khẳng định, việc ký kết Hiệp định không chỉ là một mốc son lịch sử của dân tộc ta, mà còn mang ý nghĩa thời đại. Hiệp định này cùng với chiến thắng Điện Biên Phủ đã cổ vũ mạnh mẽ cho các dân tộc bị áp bức đứng lên đấu tranh giải phóng dân tộc, mở đầu cho thời kỳ sụp đổ của chủ nghĩa thực dân trên toàn thế giới.

Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024: Phát huy vai trò dẫn dắt của Việt Nam trong hợp tác khu vực

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt.
(PLVN) - Vào ngày 23/4 tới, Việt Nam sẽ đăng cai tổ chức Diễn đàn Tương lai ASEAN. Trả lời phỏng vấn báo chí, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt, sáng kiến tổ chức Diễn đàn một lần nữa thể hiện sự chủ động, tích cực của Việt Nam, mong muốn đóng góp tích cực hơn cho hợp tác khu vực và mong muốn phát huy vai trò dẫn dắt, nòng cốt của Việt Nam trong hợp tác khu vực và trên phạm vi toàn cầu.

Tháo gỡ 'điểm nghẽn' bậc học mầm non

Cô và trò Trường Mầm non Tuổi hoa Cầu Giấy - Hà Nội. (Ảnh minh họa - Nguồn: Web trường)
(PLVN) - Vừa qua, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã chủ trì Phiên họp Ủy ban quốc gia Đổi mới giáo dục và đào tạo về “Đổi mới, phát triển giáo dục mầm non đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”.

Tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác tham mưu và kinh nghiệm cho đội ngũ cán bộ

Chủ tịch Hồ Chí Minh (Ảnh tư liệu)
(PLVN) - Công tác tham mưu có vị trí, vai trò rất quan trọng trong mỗi cơ quan và được Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm. Tuy nhiên, tham mưu là công việc khó, để hoàn thành nhiệm vụ, cán bộ làm công tác tham mưu phải chủ động, nắm tình hình từ “sớm”, từ xa, có đầu óc “sắc” sảo, nhạy bén, vững “chắc” ngay trong bản lĩnh chính trị và nhiệm vụ được giao, và phải đi “sâu”, đi sát vào đời sống cán bộ và quần chúng nhân dân. Đó chính là “Sớm – Sắc – Chắc – Sâu”.