Hội An (Quảng Nam): Chậm trễ dự án kè biển ngàn tỷ

Một đoạn kè chắn sóng từ xa tại Quảng Nam.
Một đoạn kè chắn sóng từ xa tại Quảng Nam.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Tình trạng biển xâm thực gây sạt lở đang diễn ra ngày một nghiêm trọng tại bờ biển thuộc TP Hội An (Quảng Nam). Đã có nhiều nhà dân bị sóng đánh sập, trong khi đó đã có dự án kè biển gần 1.000 tỷ đồng, nhưng còn vướng mắc chưa thể triển khai.

Sóng dữ đánh sập nhiều căn nhà

Thời gian gần đây, tình trạng xâm thực, sạt lở dọc bờ biển khối Thịnh Mỹ (phường Cẩm An, TP Hội An, tỉnh Quảng Nam) diễn ra ngày càng có dấu hiệu nghiêm trọng. Hàng trăm cây dừa nước, dương liễu giữ đất, chắn sóng bị quật ngã la liệt, nằm trơ gốc, nhiều cây bị cuốn phăng ra biển. Một số vị trí xung yếu cũng bị sóng đánh tan, biển lấn vào bờ làm đổ sập nhiều ngôi nhà ven biển và tiếp tục đe dọa nhiều căn nhà bên trong.

Có căn nhà bị sóng đánh trôi, chị Nguyễn Thị Hường (SN 1987, ngụ khối Thịnh Mỹ) kể lại, thấy sóng biển mỗi ngày áp sát, chị vội lo đi tìm thuê chỗ ở cho gia đình tá túc. Khi đang dọn dẹp phòng trọ, chị gái gọi điện báo tin căn nhà bị sóng đánh đổ sập phần bếp và một nửa phòng khách. Chị lật đật chạy về, nhìn thấy ngôi nhà nay đã thành đống đổ nát.

“Đây là lần thứ 3 trong vòng 3 năm, căn nhà của tôi bị sóng biển tàn phá. Tháng 11/2020, 7 căn nhà ở đây bị sóng biển tàn phá hư hỏng nặng. Gia đình tôi vay mượn khắp nơi xây lại căn nhà để ở. Chưa được bao lâu, tháng 10/2022 sóng biển lại tiếp tục làm sập một phần căn nhà. Không còn nơi nào khác để ở, chúng tôi đành phải tiếp tục sửa chữa. Nay một lần nữa sóng biển lại đánh sập gần như hoàn toàn căn nhà. Trước mắt, tôi sẽ thuê phòng trọ ở tạm, sau đó gom góp để tìm nơi ở mới. Cũng do hoàn cảnh gia đình rất khó khăn, tôi rất mong chính quyền địa phương quan tâm, giúp đỡ”, chị Hường nói.

Cách nhà chị Hường vài bước chân, gia đình ông Lê Văn Biết (SN 1951) cũng như “ngồi trên đống lửa” khi sóng biển đã khoét sâu gần vách gian bếp. Hàng dừa chắn sóng ở phía sau nhà sóng đánh nằm ngả nghiêng. Nhìn bờ biển mất dần, mặt ông Biết buồn rười rượi: “Trước kia, bờ biển còn cách nhà cả trăm mét. Với tốc độ xâm thực mạnh đang diễn ra, tôi e rằng qua mùa mưa năm sau căn nhà của tôi và các hộ dân trong xóm sẽ bị sóng đánh đổ sập”.

Theo gia đình ông Biết và các hộ dân ven biển thuộc khối Thịnh Mỹ, thực tế trên có thể đã không nghiêm trọng như vậy, nếu tuyến đê ngầm chắn sóng sớm được triển khai đến vùng biển địa phương.

Bờ biển tiến sát vào một căn nhà.

Bờ biển tiến sát vào một căn nhà.

Một ngôi nhà đã bị sóng biển đánh sập.

Một ngôi nhà đã bị sóng biển đánh sập.

Vì sao triển khai chậm trễ dự án?

Trước ý kiến trên của người dân, ông Nguyễn Thế Hùng, Phó Chủ tịch UBND TP Hội An cho biết, trước tình trạng sạt lở bờ biển Hội An, thời gian qua UBND tỉnh Quảng Nam đã xây dựng tuyến đê ngầm chắn sóng từ xa, bắt đầu từ bờ biển Cửa Đại. Tuy nhiên, vẫn chưa triển khai đến khu vực phường Cẩm Châu. Địa phương đang rà soát lại thủ tục đầu tư, xây dựng tuyến kè cứng ven biển để chống sóng biển xâm thực.

Dự án chống xói lở và bảo vệ bền vững bờ biển Hội An có tổng mức đầu tư hơn 982 tỷ đồng, tương đương 42 triệu Euro. Trong đó gồm 807,745 tỷ đồng là vốn vay Cơ quan Phát triển Pháp (AFD, tương đương 35 triệu Euro); vốn viện trợ không hoàn lại là 46,585 tỷ đồng (2 triệu Euro); vốn đối ứng ngân sách tỉnh chiếm 127,9 tỷ đồng (tương đương 5,477 triệu Euro). Về cơ chế tài chính, với vốn vay ODA, ngân sách Trung ương cấp phát 50%, ngân sách tỉnh vay lại 50%; với vốn viện trợ không hoàn lại, ngân sách Trung ương cấp phát 100%. Thời gian thực hiện dự án được phê duyệt 6 năm, dự kiến từ 2019 - 2024.

Để đảm bảo triển khai thi công hoàn thành dự án, mới đây, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, ông Hồ Quang Bửu đã ký văn bản gửi Bộ Tài chính bổ sung thông tin việc điều chỉnh thời gian thực hiện.

Theo UBND tỉnh, bờ biển Hội An đã đang bị xâm thực mạnh bất thường, người dân, các DN, khách sạn, nhà hàng ven biển chịu tổn thất rất nặng nề. Do vậy, UBND tỉnh đã đang triển khai thực hiện các dự án trở lên phía Bắc nhằm giảm thiểu thiệt hại, ổn định đời sống nhân dân.

“Do nguồn kinh phí có hạn, nên hiện mới chỉ thực hiện dự án được hơn 1,5km trên tổng 7km bờ biển Hội An đang bị sạt lở. Khu vực dự án (khoảng 4km từ Cửa Đại lên phía Bắc) đã sạt lở từ nhiều năm trước. Vì vậy, việc tiếp tục triển khai thực hiện dự án là rất cần thiết và cấp thiết, đáp ứng nhu cầu cấp thiết và thích ứng với biến đổi khí hậu tại các khu vực ven biển của tỉnh”, theo UBND tỉnh.

Về nguyên nhân dẫn đến việc triển khai chậm trễ dự án, UBND tỉnh cho rằng do dự án có tính chất kỹ thuật phức tạp, liên quan kinh tế, du lịch, tính bền vững... nên việc lựa chọn giải pháp kỹ thuật được các bên xem xét cẩn trọng, thời gian thẩm tra kéo dài hơn dự kiến. Ngoài ra, tình hình dịch COVID-19 diễn biến phức tạp ảnh hưởng việc huy động chuyên gia tư vấn quốc tế của AFD, dẫn đến quá trình thẩm tra chậm hơn so với kế hoạch ban đầu.

“Chủ yếu các nguyên nhân đều do yếu tố khách quan, bất khả kháng. Vì vậy, UBND tỉnh Quảng Nam và AFD đã thống nhất lịch trình thực hiện các hoạt động cần tiến hành trong thời gian tới, đẩy nhanh tiến độ thực hiện và chuẩn bị các điều kiện để có thể ký thỏa ước trong khoảng quý II/2023 và sẽ triển khai thi công, hoàn thành vào năm 2026”, UBND tỉnh cho biết.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Cảnh báo mưa rào và dông ở một số khu vực

Cảnh báo mưa rào và dông ở một số khu vực
(PLVN) - Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, đêm 23 và ngày 24/4, ở khu vực Bắc Bộ, Thanh Hóa và Nghệ An có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa to với lượng mưa từ 15-30mm, có nơi trên 60mm (mưa tập trung vào thời gian chiều tối và đêm).

Miền Trung chủ động ứng phó hạn nặng

Độ mặn nước sông tại cửa thu nước thô vào các Nhà máy nước ở Đà Nẵng đang vượt ngưỡng
(PLVN) - Các đợt nắng nóng gay gắt kéo dài tập trung từ tháng 4 đến tháng 6 tại miền Trung dẫn đến nguy cơ thiếu nước phục vụ dân sinh, sản xuất vụ Đông Xuân và Hè thu tới. Thời gian qua, nhiều tỉnh, thành như: Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi đã tích cực chủ động ứng phó…

Ngày mai (23/4) nơi nào nắng nóng nhất?

Ảnh minh họa: Ngọc Nga
(PLVN) -  Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, ngày mai (23/4) nắng nóng tiếp tục duy trì ở nhiều khu vực, riêng khu vực từ Quảng Trị đến Quảng Ngãi có nơi nắng nóng đặc biệt gay gắt trên 39 độ C.

Khi thanh niên 'nghiêm túc' với khí hậu

Trí trình bày tham luận trong Hội nghị quốc tế ASEAN về năng lượng và môi trường tại Indonesia. (Ảnh: NVCC)
(PLVN) - Thạc sĩ Đào Mạnh Trí dù vẫn còn rất trẻ nhưng anh đã “bén duyên” và hoạt động trong lĩnh vực khí hậu từ rất sớm, đặc biệt quan tâm đến việc ứng dụng khoa học công nghệ phục vụ xã hội. Câu chuyện của anh không dừng ở cuộc hành trình cá nhân mà hoà chung vào dòng chảy của một thế hệ trẻ đầy nhiệt huyết và cống hiến cho công cuộc ứng phó với biến đổi khí hậu, thúc đẩy chuyển dịch năng lượng quốc gia và toàn cầu.

Chiều tối nay, Bắc Bộ có mưa rào

Ảnh minh họa: Ngọc Nga
(PLVN) - Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia dự báo, chiều tối và đêm nay, 20/4, khu vực Bắc Bộ có mưa rào và dông rải rác, riêng vùng núi cục bộ có mưa to với lượng mưa 15-30mm, có nơi trên 50mm.

Lâm Đồng quyết tâm ứng phó sạt trượt đất: Bài 4 - Chủ động ứng phó sạt trượt đất mùa mưa 2024

Năm 2023, Lâm Đồng là một trong những địa phương chịu ảnh hưởng nặng nề do sạt trượt đất gây ra.
(PLVN) - Lâm Đồng chuẩn bị bước vào mùa mưa 2024 với nhiều dự báo khó lường về tình trạng sạt trượt đất. Vậy giải pháp căn cơ xử lý hiệu quả lâu dài tình trạng sạt trượt, hạn chế tối đa thiệt hại do sạt trượt là gì? Ông Nguyễn Ngọc Phúc – Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng thông tin với phóng viên Báo Pháp luật Việt Nam liên quan nội dung này.

Nắng nóng ở các khu vực bao giờ kết thúc?

Ảnh minh họa: Ngọc Nga
(PLVN) -  Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, ngày mai (20/4) nắng nóng vẫn tiếp tục duy trì ở khác khu vực. Từ ngày 21/4 khu vực Bắc Bộ sẽ có mưa dông cục bộ, ngày trời nắng. Từ ngày 23-24/4 khu vực Bắc Trung Bộ nắng nóng suy giảm.

Lâm Đồng quyết tâm ứng phó sạt trượt đất: Bài 2 - Nỗ lực tìm giải pháp phòng ngừa sạt lở

Chuyên gia khảo sát tìm nguyên nhân sạt trượt đất tại TP Đà Lạt hồi năm 2017.
(PLVN) - 2023 không phải là năm đầu tiên ở Lâm Đồng xuất hiện các sự cố sạt trượt đất nghiêm trọng. 8 năm về trước, vào năm 2017, tại trung tâm TP Đà Lạt (Lâm Đồng) cũng đã xuất hiện sự cố sạt trượt nghiêm trọng, phương án khắc phục đến nay đã mở ra hướng để nhà chức trách tham khảo, áp dụng trên diện rộng.