Học viện Tư pháp tổ chức tập huấn “Kỹ năng của luật sư khi tham gia bào chữa trong các vụ án hình sự đặc biệt nghiêm trọng về ma túy”

Học viện Tư pháp tổ chức tập huấn “Kỹ năng của luật sư khi tham gia bào chữa trong các vụ án hình sự đặc biệt nghiêm trọng về ma túy”
(PLVN) -  Ngày 23 và 24/8, tại TP.HCM, Học viện Tư pháp, phối hợp với Chương trình Phát triển của Liên hợp quốc (UNDP) tại Việt Nam, tổ chức tập huấn kỹ năng của luật sư khi tham gia bào chữa trong các vụ án hình sự đặc biệt nghiêm trọng về ma túy.

Tham dự chương trình có ông Nguyễn Trường Thiệp, phó GĐ Học Viện Tư Pháp, bà Phạm Thị Kiều Loan, cán bộ phụ trách Chương trình phát triển Liên hợp quốc tại Việt Nam, chuyên gia tham gia xây dựng chương trình và giảng dạy khoá tập huấn; LS. Chu Mạnh Cường, trưởng văn phòng Luật sư Danh chính; LS. Lưu Văn Tám, phó chủ nhiệm đoàn LS tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu; TS. Lê Thị Thuý Nga, trưởng khoa Đào tạo chung (ĐTC) nguồn Thẩm phán, Kiểm sát viên, Luật sư; TS. Ngô Thị Ngọc Vân, phó trưởng khoa (ĐTC) nguồn TP, KSV, LS, (HVTP) và các luật sư thuộc Đoàn Luật sư TP. HCM, Đoàn Luật sư Bà Rịa Vũng Tàu, Đoàn Luật sư Đồng Nai…

Tại chương trình tập huấn, các chuyên gia đã phổ biến về tội phạm về ma túy là loại tội phạm có tính chất nguy hiểm cao cho xã hội, không những gây ra thiệt hại cho lợi ích của Nhà nước, xã hội, công dân mà còn làm băng hoại đạo đức, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của con người cũng như ảnh hưởng tới việc phát triển giống nòi, gây mất trật tự an toàn xã hội. Ma túy là một chất gây nghiện có tác hại nguy hiểm cho xã hội cho nên chính sách hình sự và hình phạt đối với các tội phạm về ma túy thường rất nghiêm khắc.

Phát biểu tại buổi khai mạc khoá tập huấn, bà Phạm Thị Kiều Loan, cán bộ phụ trách Chương trình phát triển Liên hợp quốc tại Việt Nam cho biết, quyền được xét xử công bằng là quyền cơ bản của con người đã được quy định trong công ước quốc tế về dân sự, chính trị (ICCPR ) mà Việt Nam đã gia nhập vào năm 1982. Quyền này quy định “Người bị buộc tội được coi là không có tội cho đến khi được chứng minh theo trình tự luật định và có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật”.

Quyền được bào chữa và quyền bình đẳng trước pháp luật trong các vụ án đặc biệt nghiêm trọng, dẫn đến hình phạt tử hình thì Luật sư tham gia bào chữa đóng một vai trò quan trọng để bảo đảm quyền được xét xử công bằng được tôn trọng… Chính vì vậy, những kiến thức về khoá tập huấn này sẽ giúp ích cho quý Luật sư trong việc bào chữa và quyền được xét xử công bằng cho cáo bị cáo.

Hình phạt áp dụng trong nhóm tội phạm về ma túy không có hình phạt cảnh cáo hay cải tạo không giam giữ mà chủ yếu là hình phạt tù, cũng như, khi áp dụng hình phạt tù, rất ít vụ án mà Tòa án áp dụng hình phạt tù cho hưởng án treo. Trong một số vụ án lớn về ma túy liên quan đến đường dây, tổ chức thì số lượng bị can, bị cáo rất đông và nhiều người bị truy tố ở khung hình phạt cao nhất là chung thân, tử hình.

Bởi vậy, quá trình tố tụng, đặc biệt là phiên tòa xét xử thường diễn ra trong nhiều ngày và việc xét hỏi, tranh luận vừa phức tạp vừa cần nhiều thời gian. Ngoài ra, nhiều vụ án, ngoài tội danh liên quan đến tội về ma túy còn đan xen nhiều tội danh khác như giết người, cố ý gây thương tích, tội tàng trữ, sử dụng vũ khí quân dụng, rửa tiền….

Các vụ án liên quan tới ma túy thường có nhiều tình tiết phức tạp; nguồn chứng cứ ngoài các biên bản bắt quả tang (nếu có), biên bản thu giữ vật chứng là ma túy, kết luận giám định… thì chủ yếu là các lời khai của các bị can, bị cáo, người làm chứng, việc sử dụng lời khai của các đối tượng trong chứng minh tội phạm của vụ án ma túy cần thận trọng, tỉ mỉ, đầy đủ và toàn diện.

Bên cạnh đó, việc đảm bảo quyền bào chữa cũng như bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho người bị buộc tội về tội phạm ma tuý cũng rất cần thiết. Bởi lẽ, quyền bào chữa là một trong những quyền quan trọng của công dân khi tham gia tố tụng và luôn được đề cập trong các đạo luật của mỗi quốc gia.

Theo bà Loan, ở Việt Nam, nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa là nguyên tắc Hiến định, đồng thời là nguyên tắc đặc thù của tố tụng hình sự. Cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng có trách nhiệm thông báo, giải thích và bảo đảm cho người bị buộc tội, bị hại, đương sự thực hiện đầy đủ quyền bào chữa, quyền và lợi ích hợp pháp của họ theo quy định của Bộ luật TTHS. Trong quá trình giải quyết vụ án hình sự nói chung, vụ án về ma túy nói riêng, luật sư bào chữa luôn giữ một vai trò quan trọng nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người bị buộc tội, giúp Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án giải quyết vụ án khách quan, toàn diện và chính xác.

Với đặc điểm của loại vụ án như vậy, để có thể bào chữa hiệu quả cho bị can, bị cáo đòi hỏi luật sư không chỉ cần nắm vững các quy định pháp luật liên quan mà còn cần có những kỹ năng chuyên biệt và quá trình tích lũy kinh nghiệm thực tiễn. Ngoài ra, Luật sư cũng cần có kiến thức về những văn kiện quốc tế có liên quan và các khuyến nghị có liên quan đối với Việt Nam, vấn đề hợp tác quốc tế giữa Việt Nam với một số quốc gia, tổ chức quốc tế và khu vực trong đấu tranh, phòng chống tội phạm ma tuý; điều tra và xét xử tội phạm về ma tuý; cập nhật thông tin về những phương thức, thủ đoạn phạm tội mới, đề xuất những vấn đề cần tương trợ tư pháp khi vụ án ma tuý có yếu tố nước ngoài...

Đây là chương trình tập huấn bổ ích dành cho các luật sư và giảng viên giảng dạy nghề luật sư trao đổi, học hỏi những kỹ năng, kinh nghiệm cần thiết khi tham gia bào chữa trong vụ án hình sự đặc biệt nghiêm trọng về ma túy, trong khuôn khổ hợp tác với Chương trình Phát triển của Liên hợp quốc (UNDP) tại Việt Nam, qua khóa tập huấn về “Kỹ năng của luật sư khi tham gia bào chữa trong vụ án hình sự đặc biệt nghiêm trọng về ma túy” các luật sư đang hành nghề tại thành phố TPHCM và các tỉnh phía Nam đã được trang bị nhiều kiến thức, kỹ năng mềm bổ ích phục vụ cho công việc hiện tại và tương lai, thông qua kinh nghiệm và kiến thức được các giảng viên, luật sư nhiều kinh nghiệm tryền đạt trong hai ngày 23 và 24 tháng 8.

Một số hình ảnh của chương trình tập huấn:

Tin cùng chuyên mục

Hội thảo về công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp tại Đồng Nai và TPHCM

Hội thảo về công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp tại Đồng Nai và TPHCM

(PLVN) -  Nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa tại TP.HCM cập nhật kiến thức pháp luật, nâng cao năng lực cạnh tranh, Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật (Bộ Tư pháp) phối hợp với Báo pháp luật Việt Nam, Video pháp luật tổ chức hội thảo về công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp tại Đồng Nai và TPHCM, sẽ diễn ra vào ngày 24 và 25/12/2024.

Đọc thêm

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh kết thúc tốt đẹp chuyến thăm và làm việc tại CHDCND Lào

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh kết thúc tốt đẹp chuyến thăm và làm việc tại CHDCND Lào
(PLVN) -Ngày 20/12/2024, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh cùng Đoàn công tác Bộ Tư pháp đã về đến Hà Nội, kết thúc tốt đẹp chuyến thăm và làm việc tại CHDCND Lào. Cùng đi với Bộ trưởng có Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Khánh Ngọc và một số Thủ trưởng đơn vị thuộc Bộ.

Thảo luận, đánh giá việc xử lý kết quả rà soát văn bản QPPL thực hiện từ năm 2020 đến nay

Thảo luận, đánh giá việc xử lý kết quả rà soát văn bản QPPL thực hiện từ năm 2020 đến nay

(PLVN) - Ngày 20/12, tại Quảng Nam, thực hiện Kế hoạch hoạt động năm 2024 của Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ về rà soát văn bản quy phạm pháp luật (QPPL) và nhiệm vụ được Bộ trưởng Bộ Tư pháp giao, Cục Kiểm tra văn bản QPPL tổ chức “Hội thảo lấy ý kiến góp ý, đánh giá đối với việc xử lý kết quả rà soát văn bản do Tổ công tác và các bộ, ngành thực hiện từ năm 2020 đến nay”.

Nồng ấm mối quan hệ Tư pháp Việt Nam - Lào

Chiều 19/12, Bộ trưởng Nguyễn Hải Ninh trao 20 máy tính do Bộ Tư pháp Việt Nam tặng Bộ Tư pháp Lào
(PLVN) - Chuyến công tác nước ngoài đầu tiên ở cương vị Bộ trưởng Bộ Tư pháp Việt Nam của Bộ trưởng Nguyễn Hải Ninh đến Lào thật đặc biệt và cả nhiều cảm xúc. Hội nghị Tư pháp các tỉnh có chung đường biên giới Việt Nam – Lào mở rộng lần thứ 6 diễn ra tại thủ đô Vientiane, Lào kỳ vọng sẽ tiếp tục là sợi dây kết nối bền chặt mối quan hệ hợp tác, gắn bó, phát triển về công tác tư pháp và pháp luật giữa hai Bộ Tư pháp Việt Nam- Lào.

Báo Pháp luật Việt Nam trao tặng 'Mái ấm Tư pháp' ở Hậu Giang

Báo Pháp luật Việt Nam trao tặng 'Mái ấm Tư pháp' ở Hậu Giang
(PLVN) -  Chiều 18/12, Báo Pháp luật Việt Nam phối hợp Ngân hàng TMCP Quân đội (MB) và Trường Cao đẳng Luật Miền Nam trao tặng “Mái ấm Tư pháp” cho chị Nguyễn Thị Nhung (nhân viên Trường Cao đẳng Luật miền Nam) tại khu vực 6, phường IV, TP Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang.

Hội đàm giữa hai Bộ Tư pháp Việt Nam- Lào: Vun đắp, phát triển mối quan hệ truyền thống, gắn bó

Toàn cảnh Hội đàm
(PLVN) - Chiều 18/12, trong chương trình thăm luân phiên Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào và tham dự Hội nghị tư pháp các tỉnh có chung đường biên giới Việt Nam – Lào lần thứ 6 mở rộng tại Lào, Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh đã Hội đàm với Bộ trưởng Tư pháp Lào Phây-vy Sỉ-bua-lị-pha. Cùng tham dự có Thứ trưởng Bộ Tư pháp Lào Đc Kệt Sạ Ná-Phôm Mạ Chăn. Về phía Việt Nam có Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Khánh Ngọc.

Khẩn trương rà soát pháp luật chịu tác động của việc sắp xếp tổ chức bộ máy

Thứ trưởng Trần Tiến Dũng phát biểu tại cuộc họp.
(PLVN) - Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc rà soát, đề xuất sửa đổi, bổ sung các luật, nghị quyết liên quan để thực hiện sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy trình Quốc hội tại Kỳ họp bất thường tháng 2/2025, sáng 18/12, Bộ Tư pháp tổ chức cuộc họp để triển khai ý kiến chỉ đạo trên. Thứ trưởng Trần Tiến Dũng chủ trì cuộc họp.

Đoàn Đại biểu Quốc hội Đồng Nai giám sát việc thực hiện chính sách pháp luật trong công tác thi hành án dân sự

Đoàn Đại biểu Quốc hội Đồng Nai giám sát việc thực hiện chính sách pháp luật trong công tác thi hành án dân sự
(PLVN) - Sáng 17/12, Đoàn giám sát của đoàn Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh Đồng Nai do ông Quản Minh Cường – Phó Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh, làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc với Cục Thi hành án dân sự (THADS) tỉnh về việc thực hiện chính sách pháp luật trong công tác THADS từ ngày 1/10/2020 đến ngày 30/9/2024.