Học viện Tư pháp cần tập trung nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng

Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Phan Thị Hồng Hà
Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Phan Thị Hồng Hà
(PLVN) -Nhân dịp kỷ niệm 25 năm thành lập Học viện Tư pháp, Báo Pháp luật Việt Nam đã có cuộc phỏng vấn bà Phan Thị Hồng Hà, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Tư pháp về công tác tổ chức cán bộ và công tác đào tạo, bồi dưỡng của Học viện.

-Thưa bà, bà đánh giá như thế nào về công tác tổ chức cán bộ và công tác đào tạo, bồi dưỡng theo Kế hoạch của Bộ Tư pháp của Học viện Tư pháp?

Qua 25 xây dựng và trưởng thành, với vai trò là cơ sở đào tạo, bồi dưỡng thuộc Bộ Tư pháp, Học viện Tư pháp đã ngày càng phát triển và thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ được giao, đặc biệt là công tác đào tạo các chức danh tư pháp và bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho các chức danh tư pháp, bổ trợ tư pháp, đội ngũ công chức, viên chức Ngành Tư pháp đạt được nhiều kết quả và thành tích đáng ghi nhận.

Học viện Tư pháp với tiền thân là Trường Đào tạo các chức danh tư pháp chủ yếu đào tạo thẩm phán, đến nay, Học viện đã và đang tổ chức đào tạo đào tạo cho 09 chức danh tư pháp và là cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức của Bộ Tư pháp. Để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao trong bối cảnh cải cách tư pháp, xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, được sự quan tâm của Lãnh đạo Bộ Tư pháp, sự phối hợp của các đơn vị thuộc Bộ và sự nỗ lực của chính Học viện Tư pháp, trong thời gian qua, Học viện Tư pháp đã tập trung củng cố, kiện toàn cả về tổ chức và cán bộ. Học viện hiện có Ban Giám đốc, Hội đồng khoa học, 04 Khoa, 06 Phòng, 05 Trung tâm, Cơ sở tại Thành phố Hồ Chí Minh. Đội ngũ viên chức, người lao động của Học viện được tăng cường và nâng cao về số lượng và chất lượng, đặc biệt là đội ngũ giảng viên. Đến năm 2022, Học viện đã có 153 viên chức, trong đó có 64 giảng viên cơ hữu (với hơn 30% là phó giáo sư, tiến sĩ) và xây dựng được đội ngũ cán bộ tham gia giảng dạy với hơn 500 giảng viên, báo cáo viên công tác ở nhiều lĩnh vực, ngành nghề giàu kiến thức và kinh nghiệm thực tiễn.

Vị trí, chức năng được mở rộng cùng với việc kiện toàn tổ chức cán bộ đã nâng tầm vị thế của Học viện Tư pháp, đồng thời giúp cho công tác đào tạo, bồi dưỡng của Học viện đáp ứng tốt hơn nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước, Bộ Tư pháp giao, cung cấp nguồn nhân lực có chất lượng cho ngành Tư pháp và xã hội, phục vụ công cuộc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam và hội nhập quốc tế. Đến hết năm 2022, Học viện Tư pháp đã đào tạo cho 78.668 lượt người tham dự học các chương trình đào tạo nghiệp vụ xét xử, kiểm sát, nghiệp vụ thi hành án dân sự, lý lịch tư pháp, thư ký toà án; đào tạo nghề luật sư, công chứng, đấu giá, thừa phát lại; đào tạo chung ba chức danh thẩm phán, kiểm sát viên, luật sư. Bên cạnh đó, Học viện Tư pháp cũng từng bước đảm nhiệm và thực hiện có hiệu quả công tác bồi dưỡng cho công chức, viên chức của Bộ, ngành Tư pháp. Học viện Tư pháp đã triển khai xây dựng tổng số 71 chương trình, tài liệu bồi dưỡng, tổ chức 267 lớp theo Kế hoạch được giao cho 25.901 lượt cán bộ, công chức, viên chức ngành Tư pháp theo các nội dung kiến thức về quốc phòng an ninh, tiêu chuẩn ngạch công chức, tiêu chuẩn chức danh lãnh đạo, quản lý; kiến thức pháp luật, kỹ năng nghiệp vụ chuyên sâu, các kỹ năng mềm giúp cho công chức, viên chức làm việc ngày càng hiệu quả hơn.

Với những kết quả trên, Học viện Tư pháp đã và đang khẳng định được vai trò “là trung tâm lớn” trong công tác đào tạo, bồi dưỡng các chức danh tư pháp và bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho công chức, viên chức Bộ, ngành Tư pháp theo định hướng của Đảng, Nhà nước và sự tin tưởng của xã hội.

- Thời gian tới, Học viện cần làm gì để tiếp tục thực hiện tốt công tác đào tạo, bồi dưỡng?

Mới đây, ngày 9/1/2022, Nghị quyết số 27-NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương về tiếp tục xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới xác định phương hướng, nhiệm vụ phát triển nguồn nhân lực pháp luật, nâng cao năng lực, trình độ, bản lĩnh chính trị của đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác xây dựng và thi hành pháp luật, nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực tư pháp. Ngày 30/9/2022, Thủ tướng Chính phủ cũng đã ban hành Quyết định số 1155/QĐ-TTg phê duyệt Đề án Tiếp tục xây dựng Học viện Tư pháp thành Trung tâm lớn đào tạo các chức danh tư pháp với mục tiêu đến năm 2030, Học viện Tư pháp thực sự trở thành trung tâm lớn, có uy tín trong đào tạo, bồi dưỡng chức danh tư pháp, bổ trợ tư pháp, cán bộ làm công tác pháp luật, pháp chế ở Việt Nam và có vị trí trong khu vực.

Những định hướng, mục tiêu, nhiệm vụ này đòi hỏi trong thời gian tới Học viện Tư pháp cần phải tập trung nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng thông qua xây dựng đội ngũ cán bộ, giảng viên với những chuyên gia đầu ngành trong các lĩnh vực nghề tư pháp; cải tiến phương pháp, nâng cao chất lượng, đổi mới chương trình, giáo trình đào tạo, bồi dưỡng; xây dựng các phương pháp giảng dạy tiên tiến - hiện đại gắn với việc ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin; có giải pháp phối hợp hiệu quả với các bộ, ngành, địa phương trong bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho cán bộ, công chức và kỹ năng nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ pháp chế và tư pháp.

-Xin cám ơn bà!

Đọc thêm

Thứ trưởng Nguyễn Khánh Ngọc: Con người là trung tâm, mục tiêu, chủ thể và động lực phát triển đất nước

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Khánh Ngọc. Ảnh Phạm Hằng- Tuấn Anh
(PLVN) -  Tại Hội thảo khoa học quốc gia với chủ đề “Con người, quyền con người là trung tâm, mục tiêu, chủ thể và động lực phát triển đất nước” do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh chủ trì, phối hợp với Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, Tạp chí Cộng sản và Tỉnh ủy Hưng Yên tổ chức sáng 15/10, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Khánh Ngọc đã có bài tham luận sâu sắc. Báo PLVN trân trọng giới thiệu tham luận của Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Khánh Ngọc về vấn đề này. 

Người cựu chiến binh tâm huyết với công tác phổ biến, giáo dục pháp luật

Ông Lê Văn Chương làm báo cáo viên tại một Hội nghị PBGDPL do Hội CCB tỉnh Quảng Ngãi tổ chức.
(PLVN) - Với suy nghĩ việc thực hiện các chủ trương, chính sách lớn của Đảng và Nhà nước về xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN, chuẩn tiếp cận pháp luật sẽ khó đạt mục tiêu đề ra nếu thiếu sự tham gia của người dân, hơn 10 năm qua, ông Lê Văn Chương - Chánh Văn phòng Hội Cựu chiến binh tỉnh Quảng Ngãi đã tích cực thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, trợ giúp pháp lý cho các hội viên Hội Cựu chiến binh tỉnh cũng như người dân địa phương. Qua đó, góp phần bảo vệ quyền lợi hợp pháp của cán bộ, hội viên Hội Cựu chiến binh, giữ vững ổn định chính trị, trật tự, an toàn xã hội, phát triển kinh tế ở cơ sở.

Ủy ban Dân tộc đạt nhiều kết quả tích cực trong công tác kiểm tra, rà soát văn bản quy phạm pháp luật

Cảnh buổi làm việc.
(PLVN) - Được sự ủy quyền của Thứ trưởng Bộ Tư pháp Đặng Hoàng Oanh, Trưởng Đoàn kiểm tra liên ngành, chiều 14/10, Cục trưởng Cục kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) Hồ Quang Huy cùng các thành viên Đoàn kiểm tra liên ngành đã tiến hành kiểm tra công tác kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản QPPL tại Ủy ban Dân tộc.

Tâm hướng thiện của doanh nhân làm “bố đỡ đầu” cho hàng trăm đứa trẻ

Trong những năm qua, doanh nhân Hoàng Nguyễn Trọng Dũng nhận nuôi dưỡng, đỡ đầu 111 cháu học sinh mồ côi, có hoàn cảnh đặc biệt khó khó khăn ở hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh với số tiền hơn 6 tỷ đồng.
(PLVN) - Trước khi trở thành bố của cô con gái 6 tháng tuổi, Hoàng Nguyễn Trọng Dũng đã làm "bố đỡ đầu" cho hàng trăm em nhỏ mồ côi. Từ tấm lòng nhân hậu và khát khao sẻ chia, doanh nhân trẻ Trọng Dũng đã không ngừng lan tỏa yêu thương đến những hoàn cảnh khó khăn, giúp đỡ các em vượt qua nghịch cảnh và tìm lại niềm vui trong cuộc sống.

Trợ giúp pháp lý cho người cao tuổi: Đồng hành cùng người cao tuổi vượt qua khó khăn

Đảm bảo quyền trợ giúp pháp lý cho người cao tuổi là một trong những mục tiêu quan trọng của Nhà nước Việt Nam. (Ảnh minh họa - Nguồn: Cục TGPL - Bộ Tư pháp)
(PLVN) - Đảm bảo quyền trợ giúp pháp lý cho người cao tuổi là một trong những mục tiêu quan trọng theo Quyết định số 2156/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình hành động quốc gia về người cao tuổi giai đoạn 2021 - 2030. Thực hiện nhiệm vụ này, Bộ, ngành Tư pháp mà trực tiếp là các tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý (Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước và các tổ chức tham gia trợ giúp pháp lý) đã tích cực triển khai, đem lại nhiều kết quả tích cực, góp phần đồng hành với người cao tuổi gặp khó khăn cho cuộc sống.

Thiếu tá, bác sĩ Nguyễn Văn Quốc Trí: Lương y của đồng bào vùng biên Quảng Nam

Thiếu tá, bác sĩ Nguyễn Văn Quốc Trí.
(PLVN) - Đó là cách gọi dân dã, ngưỡng mộ của đồng đội và đồng bào 4 xã vùng cao biên giới huyện Tây Giang (Quảng Nam) dành cho Thiếu tá, bác sĩ Nguyễn Văn Quốc Trí, thầy thuốc quân hàm xanh của Phòng khám Đa khoa quân dân y A Xan. Với sự tận tụy, trách nhiệm, y đức và y thuật của mình, lương y Trí đã cứu sống hàng chục sinh mạng, làm “bà đỡ” của rất nhiều sản phụ ở biên giới Việt - Lào.

Xây dựng và hoàn thiện năng lực thể chế đảm bảo thực hiện hiệu quả các mục tiêu của phát triển bền vững

GS.TS Nguyễn Trung Việt - Phó hiệu trưởng trường Đại học Thủy lợi - phát biểu khai mạc và chào mừng Hội thảo
(PLVN) - Ngày 11/10, Hội thảo Quốc gia với chủ đề: "Xây dựng và hoàn thiện năng lực thể chế đảm bảo thực hiện hiệu quả các mục tiêu của phát triển bền vững" đã diễn ra tại Hà Nội. Hội thảo do Trường Đại học Thủy Lợi phối hợp cùng Tạp chí Pháp luật và Phát triển thuộc Hội luật gia Việt Nam, trường Đại học Luật Hà Nội, Viện Nhà nước và Pháp luật thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Việt Nam và Công ty Luật TNHH Sen Vàng đồng tổ chức.

TPHCM: Cục Thi hành án dân sự ký cam kế thực hiện Chỉ thị số 35 ngày 17/9/2024 của Thủ tướng Chính phủ

TPHCM: Cục Thi hành án dân sự ký cam kế thực hiện Chỉ thị số 35 ngày 17/9/2024 của Thủ tướng Chính phủ
(PLVN) -Chiều 11/10, Cục THADS TP.HCM tổ chức buổi lễ ký cam kết thực hiện Chỉ thị số 35 ngày 17/9/2024 của Thủ tướng Chính phủ về xử lý cán bộ, công chức, viên chức và chiến sĩ trong lực lượng vũ trang vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn; không hợp tác với lực lượng chức năng trong xử lý vi phạm và chấp hành thực hiện kỉ luật, kỉ cương trong hoạt động THADS.

Tiếp tục lấy ý kiến về kết quả rà soát hệ thống văn bản quy phạm pháp luật

Quang cảnh hội nghị.
(PLVN) - Sáng 11/10, tại TP Tuy Hòa ( tỉnh Phú Yên), Ban Chỉ đạo rà soát, xử lý vướng mắc trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) đã tổ chức Hội thảo trao đổi, thảo luận, cho ý kiến về kết quả rà soát hệ thống VBQPPL về phân cấp, ủy quyền, cải cách thủ tục hành chính và một số lĩnh vực khác.