Học viện Chính trị Công an nhân dân hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam năm 2023

(PLVN) - Hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam 09/11/2023, Học viện Chính trị Công an nhân dân đã tổ chức Hội thảo khoa học “Những vấn đề lý luận mới về nhà nước và pháp luật trong điều kiện xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam”. Trung tướng, PGS, TS. Phan Xuân Tuy, Ủy viên Hội đồng Lý luận Bộ Công an, Bí thư Đảng uỷ, Giám đốc Học viện Chính trị Công an nhân dân chủ trì Hội thảo. Đại tá, TS. Trần Văn Tuấn, Phó Giám đốc Học viện đồng chủ trì Hội thảo.

Tư tưởng về Nhà nước pháp quyền đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh đề cập từ rất sớm và thể hiện ngày càng rõ hơn trong Hiến pháp năm 1946, Cương lĩnh 1991; đến Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ Đại hội VII chính thức xác định: “Xây dựng Nhà nước pháp quyền thực sự của dân, do dân, vì dân”. Cương lĩnh 2011 khẳng định "Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân do Đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo” là một trong tám đặc trưng của xã hội xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Đến Đại hội XIII, Đảng ta lần đầu tiên đề ra nhiệm vụ “Nghiên cứu ban hành Chiến lược xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam...”.

Do đó, hướng đến đánh giá một năm thực hiện Nghị quyết số 27/NQ-TW ngày 09-11-2022 Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới; hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam 09/11/2023 và thực hiện chương trình, kế hoạch công tác năm học 2023-2024, triển khai các hoạt động nghiên cứu khoa học và công nghệ, mới đây, Học viện Chính trị Công an nhân dân đã tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Những vấn đề lý luận mới về nhà nước và pháp luật trong điều kiện xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.

Ban Tổ chức Hội thảo đã nhận được 40 bài tham luận rất công phu, có chuyên gia, nhà khoa học. Nội dung các bài tham luận rất phong phú, đề cập nhiều vấn đề mới, đột phá cho Chiến lược xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nước ta đến năm 2030, định hướng đến năm 2045.

Tham dự Hội thảo, về phía đại biểu khách mời ngoài ngành Công an có GS, TSKH. Đào Trí Úc, Chủ tịch Hội đồng chức danh giáo sư ngành Luật học; GS, TS. Phạm Hồng Thái, Nguyên Chủ nhiệm Khoa Luật (nay là Đại học Luật), Đại học Quốc gia Hà Nội; GS, TS. Nguyễn Đăng Dung, Nguyên Phó Chủ nhiệm Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội; GS, TS. Hoàng Thị Kim Quế, Nguyên Phó Chủ nhiệm Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội; PGS, TS. Lê Minh Thông, Ủy viên Hội đồng Lý luận Trung ương, Nguyên Trợ lý Chủ tịch Quốc hội khóa XIV; PGS, TS. Tô Văn Hoà, Phó Hiệu trưởng, Trường Đại học Luật Hà Nội; TS. Lê Vệ Quốc, Cục trưởng Cục phổ biến, giáo dục pháp luật, Bộ Tư pháp; TS. Trần Văn Duy, Văn Phòng Cục phổ biến, giáo dục pháp luật, Bộ Tư pháp, PGS, TS. Trương Thị Hồng Hà, Phó Vụ trưởng, Vụ Nghiên cứu tổng hợp, Ban Nội chính Trung ương; PGS, TS. Nguyễn Đức Hạnh, Tổng Biên tập Tạp chí Kiểm sát, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; TS. Trần Văn Thuân, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu lập pháp và xã hội, Viện Nghiên cứu lập pháp của Quốc hội; đại diện lãnh đạo Khoa Nhà nước và pháp luật của Học viện Hành chính quốc gia, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Trường Sĩ quan chính trị, Bộ Quốc phòng.

Về phía đại biểu khách mời trong Công an nhân dân có Trung tướng, PGS, TS Trần Vi Dân, Cục trưởng Cục Khoa học, Chiến lược và Lịch sử Công an; Trung tướng, GS,TS. Nguyễn Ngọc Anh, Ban nghiên cứu chuyên đề giúp việc Bộ trưởng Bộ Công an; đại diện Cục Pháp chế và cải cách hành chính, tư pháp, Bộ Công an. Về phía Học viện Chính trị Công an nhân dân, có đại diện lãnh đạo các đơn vị chức năng; giảng viên Khoa Luật và học viên lớp bồi dưỡng, cập nhật kiến thức mới, kiến thức nâng cao đối với Trưởng phòng, Trưởng Công an cấp huyện và tương đương tham dự.

Trung tướng, PGS, TS. Phan Xuân Tuy, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Học viện phát biểu tại hội thảo.

Trung tướng, PGS, TS. Phan Xuân Tuy, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Học viện phát biểu tại hội thảo.

Hệ thống tri thức lý luận về nhà nước và pháp luật là cơ sở lý luận cho khoa học pháp lý chuyên ngành và có mối liên hệ mật thiết với các ngành khoa học xã hội và nhân văn khác, do vậy, việc nghiên cứu một cách hệ thống, khoa học và toàn diện những vấn đề lý luận về nhà nước và pháp luật trong bối cảnh mới là yêu cầu cấp thiết, có ý nghĩa quan trọng trên phương diện lý luận và thực tiễn. Để xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam ngày càng trong sạch, vững mạnh, hiệu lực, hiệu quả đòi hỏi đội ngũ các chuyên gia, các nhà khoa học pháp lý cần có những nghiên cứu khoa học nghiêm túc nhằm cung cấp cơ sở lý luận cho việc xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới. Với tinh thần kế thừa những thành tựu khoa học đã đạt được trên lĩnh vực lý luận về nhà nước và pháp luật, cần tập trung nghiên cứu giải quyết những vấn đề lý luận mới về nhà nước và pháp luật trong điều kiện xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Các nhà khoa học, nhà nghiên cứu và đại biểu tham dự hội thảo.

Các nhà khoa học, nhà nghiên cứu và đại biểu tham dự hội thảo.

Phát biểu khai mạc Hội thảo, Trung tướng, PGS, TS. Phan Xuân Tuy khẳng định đây là hội thảo có ý nghĩa rất quan trọng ở góc độ khoa học và thực tiễn, là diễn đàn khoa học để các chuyên gia, nhà khoa học trao đổi, thảo luận những vấn đề lý luận mới về nhà nước và pháp luật trong điều kiện xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam; đồng thời thiết thực kỷ niệm và hưởng ứng ngày pháp luật Việt Nam, tôn vinh người làm công tác pháp luật, đề cao vai trò của biện pháp pháp luật, tăng cường tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật của lực lượng CAND theo tinh thần Chỉ thị số 08/CT-BCA ngày 15/8/2022 của Bộ Công an. Thực tiễn những năm qua cho thấy, Việt Nam đã có nhiều nỗ lực cải cách thể chế, bộ máy nhà nước, phương thức tổ chức quyền lực và cải cách hệ thống pháp luật, tuy nhiên những cải cách đó chưa thật sự đồng bộ, chưa thống nhất trong nhận thức, có sự xung đột giữa các nguyên tắc, quan niệm mới và cũ. Thực tiễn đó đặt ra yêu cầu cần tiếp tục nghiên cứu một cách toàn diện, nghiêm túc, có hệ thống những vấn đề lý luận mới về nhà nước và pháp luật, từ đó có những luận giải thuyết phục, đề xuất những cách tiếp cận mới, phù hợp với điều kiện xây dựng và phát triển đất nước.

Các nhà khoa học, nhà nghiên cứu và đại biểu tham dự hội thảo.

Các nhà khoa học, nhà nghiên cứu và đại biểu tham dự hội thảo.

Tại Hội thảo, các đại biểu đã tập trung, luận giải, phân tích một số vấn đề cơ bản như: Những vấn đề lý luận về nguyên tắc pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Phân quyền, phân cấp trong tổ chức hoạt động của bộ máy nhà nước góp phần xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Mối quan hệ giữa dân chủ, Nhà nước pháp quyền và pháp quyền trong giai đoạn hội nhập, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Hoàn thiện pháp luật về tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương đáp ứng yêu cầu xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Chế định bầu cử trong điều kiện xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Cơ chế Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Nhân dân làm chủ trong hệ thống chính trị ở Việt Nam hiện nay; Mối quan hệ giữa pháp luật quốc gia và pháp luật quốc tế trong điều kiện xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Ủy quyền lập pháp và khả năng áp dụng trong thực tiễn ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam; Xây dựng pháp luật bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng trong việc thực hiện quyền tư pháp; Cơ chế bảo vệ Hiến pháp trong nhà nước pháp quyền…

Kết thúc Hội thảo, thay mặt Đảng ủy, Ban Giám đốc Học viện Chính trị CAND và Ban Tổ chức Hội thảo khoa học, Trung tướng, PGS, TS. Phan Xuân Tuy, Giám đốc Học viện trân trọng cảm ơn các đại biểu đã có ý kiến đóng góp quan trọng, giá trị về lý luận và thực tiễn góp phần nâng cao nhận thức về nhà nước và pháp luật cho cán bộ, chiến sĩ Công an, đồng thời cung cấp kiến thức lý luận mới về nhà nước và pháp luật, vận dụng hiệu quả Nghị quyết số 27/NQ-TW ngày 09-11-2022 Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới vào giảng dạy, học tập, nghiên cứu khoa học tại Học viện Chính trị Công an nhân dân và trong các nhà trường thuộc Bộ Công an. Kết quả Hội thảo là cơ sở quan trọng để Đảng ủy, Ban Giám đốc Học viện tiếp tục tham mưu chiến lược với Đảng ủy Công an Trung ương, Bộ Công an trong triển khai nghiêm túc, hiệu quả Nghị quyết số 27/NQ-TW ngày 09-11-2022 Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới; tạo sự đổi mới, nâng cao chất lượng các hoạt động giảng dạy, nghiên cứu khoa học các môn lý luận chính trị và khoa học pháp lý trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, xây dựng lực lượng Công an nhân dân trong tình hình mới.

Đọc thêm

Cấp Phiếu Lý lịch tư pháp qua VNeID trên toàn quốc: Đón nhận những tín hiệu tích cực từ phía người dân và xã hội

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Khánh Ngọc và Giám đốc Trung tâm LLTP quốc gia Nguyễn Văn Bốn chủ trì Hội nghị sơ kết thí điểm cấp phiếu LLTP trên VNeID và công tác chuẩn bị mở rộng thí điểm trên toàn quốc diễn ra vào tháng 6/2024.
(PLVN) - Từ 1/10/2024 đến hết 30/6/2025, việc thí điểm cấp Phiếu lý lịch tư pháp (LLTP) trên ứng dụng VNeID được triển khai trên toàn quốc. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, Báo Pháp luật Việt Nam đã phỏng vấn ông Nguyễn Văn Bốn, Giám đốc Trung tâm LLTP quốc gia, Bộ Tư pháp.

Khơi thông điểm nghẽn thể chế, kiến tạo nguồn lực cho phát triển

Khơi thông điểm nghẽn thể chế, kiến tạo nguồn lực cho phát triển
(PLVN) - Các Đại biểu Quốc hội cho rằng những chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội Khoá XV về chuyển đổi tư duy xây dựng pháp luật là hoàn toàn đúng đắn, là “điểm mốc” rất quan trọng làm thay đổi cơ bản công tác xây dựng pháp luật trong thời gian tới; đảm bảo các văn bản luật khi được ban hành sẽ vừa đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước, vừa giúp khơi thông nguồn lực phục vụ cho phát triển kinh tế-xã hội.

PGS.TS Vũ Văn Phúc: Bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định nền tảng về vai trò lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam

PGS.TS Vũ Văn Phúc - Phó Chủ tịch Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương
(PLVN) - Theo PGS.TS Vũ Văn Phúc - Phó Chủ tịch Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương, bài viết “Phát huy tính Đảng trong xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam” của Tổng Bí thư Tô Lâm rất quan trọng, đặt nền tảng lý luận và thực tiễn về mối quan hệ giữa Đảng và Nhà nước, về vai trò lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam.

Trợ giúp pháp lý vì lợi ích của người dân

Một buổi tuyên truyền pháp luật về TGPL của cán bộ Trung tâm TGPL nhà nước tỉnh Sơn La.
(PLVN) - Triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025, những năm qua, Trung tâm Trợ giúp pháp lý (TGPL) nhà nước tỉnh Sơn La đã tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật, đảm bảo quyền lợi hợp pháp cho các đối tượng được trợ giúp.

‘Bài toán’ 15 năm chưa lời giải

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Với lĩnh vực nhà đất, một số năm qua tình trạng “người ăn không hết, kẻ lần không ra” ngày càng xuất hiện rõ nét trong xã hội. Một số người có rất nhiều nhà đất; và tất nhiên đây là điều đáng ủng hộ, hoan nghênh, là quyền sở hữu được pháp luật bảo vệ, Nhà nước bảo hộ. Tuy nhiên, một số người dù có cố gắng gần cả đời, vẫn chưa có được một mái nhà.

Trường Đại học Luật Hà Nội sơ kết 02 năm triển khai thực hiện Quyết định số 1156

Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm.
(PLVN) -Ngày 22/10,  Trường Đại học Luật Hà Nội tổ chức Hội nghị sơ kết 02 năm triển khai thực hiện Quyết định số 1156/QĐ-TTg ngày 30/9/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án tổng thể “Tiếp tục xây dựng Trường Đại học Luật Hà Nội và Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh thành các trường trọng điểm đào tạo cán bộ về pháp luật” và 05 năm triển khai thực hiện Nghị quyết 54-NQ/BCSĐ ngày 26/4/2019 về lãnh đạo thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm xây dựng Trường Đại học Luật Hà Nội thành trường trọng điểm đào tạo cán bộ pháp luật đến năm 2021, tầm nhìn đến năm 2030.

Tráng A Chu: Chàng trai người Mông đam mê làm du lịch, giúp bà con thoát nghèo

Tráng A Chu chàng trai dân tộc Mông đam mê làm du lịch
(PLVN) - Từng tốt nghiệp Đại học Bách Khoa Hà Nội, thế nhưng Tráng A Chu, chàng trai người dân tộc Mông không có ước mơ ở lại phố thị mà quyết tâm trở về với bản làng làm du lịch. Để rồi từ hai bàn tay trắng, anh đã đã biến vùng đất nghèo khó Hua Tạt, xã Vân Hồ, huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La, trở nên đẹp đẽ, thơ mộng hơn, và trở thành điểm đến hấp dẫn của đông đảo du khách trong và ngoài nước.