Học sinh yêu sớm - trách ai?

(PLVN) - Những ngày gần đây, thông tin về nam sinh lớp 10 ở Phú Thọ làm 4 bạn nữ sinh cùng trường có bầu làm nóng dư luận đang được xác minh.  Trước đó không lâu, vụ việc nữ sinh lớp 8 ở Lào Cai bị thầy giáo thường xuyên quan hệ dẫn tới có bầu 12 tuần bị phát hiện…

Đã đi quá xa

Có thể thấy một sự thực là chúng ta đang sống trong một nền văn hóa tràn ngập các chủ đề về tình dục, từ câu chuyện ngoài quán cà phê, những chương trình truyền hình, trong gia đình, trên mạng xã hội…

Bởi thế, những hình ảnh thường ngày như ôm hôn trên ghế đá, nằm lên bãi cỏ, thậm chí thể hiện tình cảm thân mật tại nơi công cộng... là những hình ảnh khiếm nhã của giới trẻ vẫn diễn ra. Ðáng lo ngại, nhiều bạn khi được hỏi đã không ngại ngùng cho rằng, quan điểm yêu của giới trẻ bây giờ là phải quan hệ tình dục, như vậy mới thể hiện được tình yêu dành cho nhau.

Có những nhóm học sinh tuổi mới lớn nhưng đã có đời sống tình dục rất thoáng. Các em thiếu kiến thức về tình dục an toàn, cho nên phải gánh không ít hệ lụy như nạo phá thai, có con ngoài ý muốn, trở thành cha mẹ ở tuổi cắp sách đến trường. Một số em để tránh mang thai, thường sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp. Nhưng khi được hỏi về hậu quả của việc dùng thuốc tránh thai không đúng cách thì các em đều mơ hồ.

Theo các nghiên cứu ở Việt Nam, tỷ lệ nạo phá thai tuổi vị thành niên ngày càng tăng; tuổi quan hệ tình dục lần đầu ngày càng giảm, có những trường hợp sau khi bị phát tán hình ảnh hay clip trên mạng đã gặp sang chấn tâm lý dẫn tới hành vi tự tử.

Ông Trần Thành Nam - Tiến sĩ Tâm lý học trẻ em và vị thành niên – ĐHQGHN chia sẻ: “Theo những số liệu nghiên cứu của tôi và đồng nghiệp, chọn mẫu tại một số trường ở nội và ngoại thành Hà Nội, đến hết lớp 9 có khoảng 10% học sinh đã từng quan hệ tình dục; tính đến hết lớp 12 thì con số là 39%”. 

Trong số học sinh THPT thừa nhận từng có quan hệ tình dục thì có đến 29,5% các em nam cho biết không sử dụng bao cao su trong lần quan hệ gần nhất và chỉ có 8% các em học sinh nữ nói rằng mình có sử dụng ít nhất một hình thức “phòng tránh thai” nào đó (bao gồm nhiều hình thức không khoa học như uống nước chanh; quan hệ đứng và vệ sinh vùng kín ngay sau khi quan hệ bằng chanh).

Đáng nói, khoảng 10% học sinh THPT báo cáo đã từng quan hệ với từ 3 người trở lên, khoảng 15% các em có sử dụng các chất kích thích (gồm cả rượu, các dạng ma túy) trong lần quan hệ gần nhất (cụ thể là trong các hoạt động sự kiện chung của lớp, của trường).

Đừng để các em “bơ vơ”

Ở góc độ khác là những con số đáng báo động. Theo Vụ Sức khỏe Bà mẹ và Trẻ em (Bộ Y tế), mỗi năm nước ta có khoảng 250 đến 300 nghìn ca nạo phá thai được báo cáo chính thức. Trong khi đó, theo số liệu của Hội Kế hoạch hóa gia đình Việt Nam, khoảng từ 20 đến 30% các ca phá thai là phụ nữ chưa kết hôn và từ 60 đến 70% là sinh viên, học sinh, chủ yếu ở độ tuổi từ 15 đến 19. Trong đó, khoảng 20% ở độ tuổi vị thành niên.

Phó Vụ trưởng Sức khỏe Bà mẹ và Trẻ em Ðinh Anh Tuấn cho biết, có những em đã phải trở thành bà mẹ “bất đắc dĩ” khi mới hơn 10 tuổi và có những em 15 tuổi đã nạo phá thai từ hai lần. Cá biệt, có những trường hợp phát hiện mang thai thì thai đã hơn bảy tháng mới đến phá, nhưng lúc đó đã không thể bỏ thai được nữa... Theo nhiều chuyên gia lĩnh vực sinh sản, những con số được công bố chỉ là bề nổi của tảng băng chìm, còn số liệu thực tế có thể cao hơn nhiều. 

Giáo sư Nguyễn Thị Ngọc Phượng, Chủ tịch Hội Nội tiết sinh sản vô sinh TP HCM cảnh báo, không ít cô gái bỏ thai đến lần thứ ba, thứ tư dù đã được tư vấn về các biện pháp phòng tránh, nguy cơ tai biến sau nạo hút, nhưng chỉ vài tháng sau vẫn lại khuôn mặt ở độ tuổi thanh, thiếu niên đó đến nhờ bác sĩ “giải quyết”.

Nạo phá thai dù một lần hay nhiều lần đều để lại những hậu quả nặng nề về sức khỏe cũng như tâm lý. Nhiều bé gái đến bỏ thai khi cơ thể đang trong giai đoạn phát triển mới qua tuổi dậy thì, cho nên rất nhiều biến chứng nguy hiểm xảy ra như: nhiễm trùng, băng huyết, sót nhau, thủng tử cung, chửa ngoài dạ con, vô sinh... Còn nạo phá thai tại các phòng mạch tư nhân không có chuyên môn có thể dẫn đến vô sinh hoặc đe dọa nghiêm trọng tính mạng người mẹ. 

Không ít giáo viên phổ thông cho biết, chuyện học sinh lứa tuổi từ 12 có biểu hiện thay đổi như: ăn diện, trau chuốt, làm đẹp, thích thể hiện mình trở nên khá phổ biến vì đang ở độ tuổi dậy thì. Không chỉ thích, nhiều học sinh ngay từ lớp 7 cũng đã yêu nhau, thậm chí cầm tay, lén hôn nhau ngay trong giờ học. Còn ở các tỉnh miền núi, nhiều em phải bỏ học giữa chừng để sinh con không là chuyện cá biệt…

Dường như đã có một khoảng cách quá lớn khi phần đa các em sống trong thế giới riêng của mình, không dám tiết lộ những vấn đề của mình vì sợ phản ứng tiêu cực của bố mẹ. Sợ nói cho bố mẹ rồi thì bố mẹ sẽ tưởng tượng ra những thứ kinh khủng hơn để tra hỏi. Nhiều em tin rằng bố mẹ sẽ chẳng thể nào bình tĩnh hoặc muốn hiểu những gì mình nói. Và tất cả những đáng tiếc xảy ra khi chuyện đã rồi! 

Vậy nên, hơn ai hết, gia đình, đặc biệt là người mẹ, phải luôn là người bạn, luôn ở bên con trong giai đoạn mà mỗi đứa trẻ đều có sự nổi loạn nhất định để khẳng định mình đã lớn. Không để bọn trẻ “bơ vơ” trong chính gia đình mình. Khi ấy, các em với nhận thức còn non nớt, sẽ xem bạn bè là tất cả, trong đó sẽ có những người bạn khiến con đi chệch con đường của sự trưởng thành, sang một lối rẽ khác…

Đơn cử như cô bé lớp 10 sinh con trong tin đồn nam sinh làm 4 nữ sinh có bầu đã nghỉ học, em được nhận xét là học rất tốt, thầy cô đang định bầu làm lớp phó học tập, khi em còn cả tương lai ở phía trước thì tất cả đã phải tạm dừng lại… 

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Đại học Y khoa Vinh: Đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học hướng tới phát triển bền vững

Đại học Y khoa Vinh: Đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học hướng tới phát triển bền vững
(PLVN) - Nghiên cứu khoa học (NCKH) trong giáo dục y khoa không chỉ là nền tảng để nâng cao chất lượng đào tạo mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển các phương pháp chẩn đoán, điều trị và phòng ngừa bệnh tật. Đại học Y khoa Vinh nhận thức rõ vai trò này, từ đó đặt mục tiêu phát triển NCKH trở thành một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong chiến lược phát triển.

Điều chỉnh “xét tuyển đại học sớm” để bảo đảm công bằng cho tất cả các thí sinh

Việc quy định chỉ tiêu xét tuyển sớm và quy định điểm chuẩn trúng tuyển cần bảo đảm được sự công bằng giữa các thí sinh trong các đợt xét tuyển. (Ảnh minh họa: Ngọc Hương)

(PLVN) - Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hoàng Minh Sơn cho biết, việc có quy định chặt chẽ hơn nếu sử dụng học bạ để xét tuyển thì cần có kết quả học tập của cả năm lớp 12 cũng là hướng tới bảo đảm công bằng cho các thí sinh (TS) ứng tuyển. Nếu chỉ xét đến 5 học kỳ ở cấp THPT mà bỏ qua học kỳ II của lớp 12 sẽ khiến cho nhiều em chủ quan và không tập trung học tốt đều các môn.

Góp ý cho Kỳ tuyển sinh Đại học, cao đẳng năm 2025: Nên loại bỏ các phương thức tuyển sinh không bảo đảm chất lượng đầu vào

Tuyển sinh năm 2025 có nhiều thay đổi theo CTGDPT 2018. (Ảnh minh họa: PV)
(PLVN) - Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng (ĐH, CĐ) Việt Nam vừa có kiến nghị gửi Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) về giải pháp bảo đảm tính đồng bộ giữa nội dung Chương trình giáo dục phổ thông 2018 (CTGDPT 2018), việc triển khai thực hiện chương trình, tổ chức thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH từ năm 2025.

Nâng cao hiểu biết pháp luật trong học sinh, sinh viên

Việc một bộ phận học sinh, sinh viên thiếu hiểu biết về pháp luật là một thực trạng đáng báo động. (Ảnh: BD)
(PLVN) - Thời đại công nghệ phát triển, giới trẻ có cơ hội tiếp cận nhiều thông tin nhưng cũng đối mặt với những hệ lụy, nhất là khi không được trang bị nền tảng kiến thức pháp luật. Một số bạn trẻ hiện nay “vô tư” thực hiện những hành vi vi phạm pháp luật gây ra hậu quả nghiêm trọng chỉ vì thiếu hiểu biết pháp luật.

Ngăn ngừa thuốc lá mới xâm nhập học đường

Ảnh minh họa: Sở GD&ĐT Hà Nội
(PLVN) - Trước tình trạng thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng diễn biến phức tạp, gia tăng nhanh ở giới trẻ, nhiều trường học tại các tỉnh/thành đã tổ chức các hoạt động nhằm nâng cao ý thức cho học sinh về tác hại của thuốc lá mới, góp phần đẩy lùi mối lo này ra khỏi trường học.

20 năm kiến tạo tri thức của Trường Đại học Thành Đô

20 năm kiến tạo tri thức của Trường Đại học Thành Đô
(PLVN) -  Ngày 30/11/2024 đánh dấu cột mốc vàng son trong lịch sử của Trường Đại học Thành Đô – hai thập kỷ nỗ lực không ngừng để kiến tạo một môi trường giáo dục chuẩn mực, kiên định với sứ mệnh kiến tạo không gian tích hợp WILL, gắn kết hài hòa giữa học tập, nghiên cứu, giảng dạy, thực hành, hướng nghiệp và trải nghiệm cuộc sống. Lễ kỷ niệm có sự tham dự của đại diện Bộ Giáo dục và Đào tạo, các trung tâm và cơ sở giáo dục, các doanh nghiệp đối tác, bệnh viện, nhà trường, báo chí…

Thúc đẩy thực hành kinh doanh có trách nhiệm tại Việt Nam

PGS.TS. Trần Việt Dũng – Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Luật TP.HCM phát biểu tại Hội thảo.
(PLVN) - Sáng ngày 30/11/2024, tại Trường Đại học Luật TP.HCM đã diễn ra hội thảo khoa học với chủ đề “Chính sách pháp luật thúc đẩy thực hành kinh doanh có trách nhiệm tại Việt Nam – Kinh nghiệm và thực tiễn”. Đây là sự kiện do Nhóm đề tài cấp Bộ tổ chức, thu hút sự tham gia của đông đảo chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý và đại diện doanh nghiệp trong lĩnh vực pháp luật, lao động và môi trường.

Dự thảo Quy chế tuyển sinh đại học 2025: Tăng trách nhiệm của các cơ sở đào tạo trong công tác tuyển sinh

Thay đổi dự thảo quy chế tuyển sinh đại học 2025, bảo đảm công bằng cho thí sinh. (Ảnh minh họa: ĐHQGHN)
(PLVN) - Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) vừa công bố dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tuyển sinh đại học 2025. Theo đó, Bộ GD&ĐT đề xuất, các điểm xét, điểm trúng tuyển của các phương thức, tổ hợp môn sử dụng để xét tuyển phải được quy đổi tương đương về một thang điểm chung, thống nhất.