Học sinh tự chế robot phun thuốc sâu

Trương Xuân Cường nhận giải thưởng Cuộc thi sáng tạo thanh thiếu niên, nhi đồng tỉnh Thừa Thiên - Huế năm 2019.
Trương Xuân Cường nhận giải thưởng Cuộc thi sáng tạo thanh thiếu niên, nhi đồng tỉnh Thừa Thiên - Huế năm 2019.
(PLVN) - Nhận thấy người nông dân thường xuyên tiếp xúc trực tiếp với thuốc trừ sâu làm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, nam sinh Trương Xuân Cường (Trường THPT Nam Đông, huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên - Huế) đã tạo ra “Robot phun thuốc trừ sâu ứng dụng công nghệ IOT” với hai tính năng phun thuốc trừ sâu và thu thập dữ liệu môi trường. 

Sản phẩm giành giải Ba Cuộc thi sáng tạo thanh thiếu niên, nhi đồng tỉnh và Cuộc thi sáng tạo khoa học kỹ thuật tỉnh Thừa Thiên - Huế năm 2019.

Sinh ra ở huyện miền núi nghèo, nơi có hơn 80% người dân sống nhờ nghề nông, Cường biết được do điều kiện khó khăn nên nông dân phần lớn đều sử dụng các phương pháp trồng thủ công.

Đối với nghề trồng lúa, việc phun thuốc trừ sâu được tiến hành theo cách truyền thống nên hiệu suất không cao và đặc biệt gây ảnh hưởng sức khỏe tới người nông dân. Để giảm thiểu rủi ro tiếp xúc với hóa chất độc hại cho người nông dân, cậu học trò Trương Xuân Cường đã lên ý tưởng chế tạo robot phun thuốc trừ sâu ứng dụng công nghệ IOT.

Công nghệ IOT (Internet of Things) là cách vận hành thiết bị, đồ dùng thông qua mạng internet. Mọi thông tin, dữ liệu, thao tác được chuyển tải, vận hành thông qua mạng internet mà không cần sự tương tác trực tiếp giữa người với thiết bị. Với robot phun thuốc trừ sâu ứng dụng công nghệ IOT, chỉ cần chiếc điện thoại di động có thể điều khiển việc vận hành robot này mọi lúc, mọi nơi.

Chia sẻ về quá trình sáng chế ra robot, Trương Xuân Cường cho hay: “Sau khi có ý tưởng, em đã tiến hành nghiên cứu thiết kế, thi công thiết kế, thi công robot phun thuốc trừ sâu chạy bằng hệ thống pin mặt trời với những chức năng công nghệ vượt trội để thay thế cho cách phun thuốc trừ sâu truyền thống.

Robot phun thuốc trừ sâu có 2 chức năng chính gồm đo thông số môi trường (nhiệt độ, độ ẩm không khí) đồng lúa khi phun thuốc trừ sâu bằng công nghệ IOT, rồi hiển thị lên màn hình LCD và gửi thông số lên phần mềm giám sát thông qua mạng wifi. Ngoài ra, còn điều khiển di chuyển và phun thuốc trừ sâu bằng điện thoại thông qua phần mềm điều khiển Bluetooth.

Học sinh tự chế robot phun thuốc sâu ảnh 1
Sản phẩm Robot phun thuốc trừ sâu.

Robot có hai cấu tạo chính gồm phần khung xe, bộ điều khiển hiển thị và cảm biến. Phần khung mô hình làm nhựa và foxmet chống nước, được cắt bằng CNC có độ chính xác và thẩm mỹ cao được gắn các linh kiện. Trong khi đó, bộ điều khiển hiển thị và cảm biến bao gồm LCD hiển thị các thông số, cảm biến nhiệt độ độ ẩm, mạch phát wifi…

Theo tác giả của sản phẩm thì robot được điều khiển từ xa bằng sóng RF để khuấy đều thuốc trừ sâu, di chuyển trên đồng ruộng để phun thuốc, bơm phun thuốc trừ sâu với diện tích lớn trong thời gian ngắn.

Phạm vi điều khiển của robot lên đến 200m, đây là khoảng cách khá an toàn khi người dân phun thuốc trên đồng ruộng của mình. Đặc biệt, sản phẩm robot này sử dụng các vật liệu và linh kiện điện tử dễ mua, dễ tìm kiếm, được bán rộng rãi ở các cửa hàng, thiết bị hoạt động ổn định, chính xác. Nguyên tắc hoạt động đơn giản nên mọi người dễ nắm bắt, tiếp thu thiết bị một cánh nhanh chóng. 

Theo Ban giám khảo của Cuộc thi sáng tạo khoa học kỹ thuật tỉnh Thừa Thiên - Huế 2019, đề tài Robot phun thuốc trừ sâu ứng dụng công nghệ IOT có điểm nổi trội mà đa số các thiết bị khác chưa có là đo thông số môi trường.
Thiết bị của Cường đã áp dụng lĩnh vực IOT vào để tăng năng suất khi phun thuốc. Để vận hành sản phẩm, người sử dụng bật công tắc nguồn ở robot, kết nối robot với điện thoại smartphone thông qua sóng Bluetooth.
Khi kết nối Bluetooth thành công, mở app Arduino BT Joystick để điều khiển robot và phun thuốc rồi vận hành robot này. Hệ thống sử dụng pin mặt trời và điện áp sử dụng thấp, dòng tiêu thụ nhỏ nên thiết bị có thể hoạt động lâu dài mà không cần thêm nguồn phụ.

Đọc thêm

Chung tay bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng

Chung tay bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng
(PLVN) -Sáng 25/5, Hiệp hội An toàn thông tin Việt Nam (VNISA) phối hợp cùng Vụ Giáo dục chính trị Công tác học sinh, sinh viên (Bộ Giáo dục và Đào tạo), Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông) và Cục Trẻ em (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ) tổ chức tổng kết và trao giải cuộc thi trực tuyến “Học sinh với an toàn thông tin” năm 2023.

Tuyên dương học sinh giỏi tiêu biểu Thủ đô

Tuyên dương các học sinh Thủ đô đạt thành tích cao
(PLVN) - Trong năm học này, học sinh Thủ đô Hà Nội tiếp tục đạt nhiều thành tích trong kỳ thi học sinh giỏi các cấp với 8 học sinh đạt giải quốc tế, 141 học sinh đạt giải trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia (tăng 16 giải so với năm học trước).

Nghiêm cấm tổ chức dạy thêm, học thêm trong dịp hè tại Bắc Giang

Học sinh đi trải nghiệm thực tế. Ảnh: Sở GD&ĐT Bắc Giang
(PLVN) - Chỉ tổ chức các hoạt động trong hè cho trẻ em trên cơ sở cha mẹ có nhu cầu gửi con và triển khai đối với những trường hợp có đơn xin gửi con trong hè; cần có sự thỏa thuận, thống nhất giữa gia đình và nhà trường về thời gian hoạt động hè, mức đóng góp trong hè.

Ác mộng từ những lớp học 'im lặng'

Bạo lực học đường bằng cách cô lập, tẩy chay nguy hiểm không kém việc dùng vũ lực. (Ảnh minh họa, nguồn: UNICEF)
(PLVN) -  Nếu việc bạo lực học đường “nóng” là những nắm đấm, cái tát, lời nói khó nghe, có thể được xoa dịu bằng tình yêu thương, bảo vệ từ những người xung quanh, thì việc bạo lực học đường “lạnh” như bị cô lập, tẩy chay đã trở thành “tấm màn ngụy trang” khó có thể phát hiện.

Vô cảm với bạo lực học đường cũng là tội ác

Nữ sinh ở Hà Nội bị các bạn đánh hội đồng, quay video phát lên mạng xã hộI. (Ảnh chụp màn hình clip)
(PLVN) -  Từ năm 2019, ngành Giáo dục đã triển khai xây dựng mô hình “Trường học hạnh phúc” trên 3 tiêu chí ban đầu hướng đến “yêu thương, an toàn, tôn trọng”. Đó là động thái thật sự cần thiết và quan trọng cho bối cảnh của đổi mới giáo dục hiện nay. Tuy nhiên, tình trạng bạo lực học đường đã và đang làm cho nhiều học sinh, giáo viên, phụ huynh cảm thấy lo lắng.

Không thể không lên tiếng!

Không thể thờ ơ với bạo lực học đường. (Ảnh minh họa, nguồn Internet)
(PLVN) -  Từ thực tế 30 năm công tác giảng dạy ở bậc phổ thông, Thạc sỹ Trần Trung Hiếu - Giáo viên Sử, Trường THPT chuyên Phan Bội Châu - Nghệ An, đồng thời là một chuyên gia giáo dục đã thẳng thắn lên tiếng về tình trạng bạo lực học đường đang nhức nhối hiện nay...

Chuyện tưởng nhỏ mà không nhỏ

Đảm bảo sức khỏe và hạnh phúc của trẻ em gái là yếu tố để nâng cao thành tích học tập của các em. (Ảnh minh họa)
(PLVN) -  Đó là câu chuyện nhà vệ sinh cho học sinh nói chung và học sinh nữ nói riêng. Bởi nếu như được tiếp cận nhà vệ sinh sạch sẽ và riêng tư thì điều đó sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc bảo đảm sức khỏe và hạnh phúc của trẻ em, đặc biệt là trẻ em gái, từ đó có thể dẫn tới những ảnh hưởng tích cực đến kết quả học tập của các em.