Học sinh, sinh viên cầm đồ - “Chỉ vì cuộc sống khó khăn, thiếu thốn….” (?!!)

“Cuộc sống khó khăn, thiếu thốn nên em mới phải đi cắm đồ. Cắm xong, có tiền em lại lấy ra ngay”, đó là lời phân trần của một sinh viên Trường Cao đẳng nghề giao thông vận tải tại cửa hàng sinh viên Cô Vẽ (hiệu cầm đồ) trên địa bàn huyện An Lão.

“Cuộc sống khó khăn, thiếu thốn nên em mới phải đi cắm đồ. Cắm xong, có tiền em lại lấy ra ngay”, đó là lời phân trần của một sinh viên Trường Cao đẳng nghề giao thông vận tải tại cửa hàng sinh viên Cô Vẽ (hiệu cầm đồ) trên địa bàn huyện An Lão.

“Mặt hàng” thẻ sinh viên, giấy tờ xe được chào mời với giá hấp dẫn
“Mặt hàng” thẻ sinh viên, giấy tờ xe được chào mời với giá hấp dẫn
                                                 

Gọn nhẹ, thủ tục đơn giản

 

18h30 ngày 13-12-2010, tại cửa hàng sinh viên Cô Vẽ, cạnh cổng Nhà máy nước Cầu Nguyệt  (xã Thái Sơn, An Lão) vẫn đông khách đến cắm, rút đồ. Một  phụ nữ nhỏ nhắn, lời lẽ ngọt nhạt đang cầm điện thoại gọi về nhà một khách hàng  ở An Lão: “Nhà chị năm nay có được mùa không? Chị không nhận ra tôi à? Tôi hỏi thăm chị xem các cháu có khỏe không”. Cậu thanh niên đứng cạnh giật lấy điện thoại, nhăn nhó: “Cô biết đấy là nhà cháu được rồi. Giờ cô cho cháu vay một triệu hai (1.200.000 triệu đồng - PV)”. Người đàn bà xuất tiền và cầm lại giấy tờ xe, 2 bằng tốt nghiệp trung cấp của cậu thanh niên đó. Sau đó đến lượt một cậu khác cắm giấy tờ xe, điền vào biên lai vay tiền những thông tin: Vũ Hữu Thanh, 273, Đồng Hòa quận Kiến An. Thanh cắm giấy tờ xe Nouvou lấy 4 triệu đồng. Còn rất nhiều người xếp hàng làm thủ tục vay tiền và rút tiền tại đây. Chúng tôi đoán chừng người phụ nữ nói giọng đanh như thép làm mọi người không cãi được một câu kia có lẽ là “cô Vẽ”.

 

Không giống những quán cầm đồ bình thường chỉ cho cắm những đồ “hoành tráng” có giá trị như xe máy, điện thoại, máy tính… các quán cầm đồ (cửa hàng sinh viên) cho sinh viên cắm những thứ rất gọn nhẹ: giấy tờ, bao gồm: bằng cấp, giấy tờ xe, những giấy tờ chứng minh sở hữu giá trị đi kèm với chứng minh nhân dân. Cắm một đăng ký xe wave kèm chứng minh nhân dân được 500.000 đồng; giấy phép lái xe và chứng minh nhân dân cắm được 200.000 đồng; giấy tờ xe ga và chứng minh nhân dân, tùy giá trị có giá từ 2 đến 4 triệu đồng… Tất cả đều có lãi suất 2000 đồng/ngày.

 

Tất cả những người đến cắm đồ tại nhà “cô Vẽ” đều trẻ và đều là nam giới. Một cậu sinh năm 1988 có số chứng minh nhân dân: 0316… đến cắm hai giấy phép lái xe và hai chứng minh nhân dân, bẽn lẽn nói: “Em hết tiền, bị tiêu âm vào tiền bố mẹ cho nên đi cắm giấy tờ, lúc nào lấy tiền được sẽ rút ra”. Nhưng có những người không thể lấy được giấy tờ ra, như trường hợp của Nguyễn Văn Đức, cựu sinh viên Trường Cao đẳng thủy sản. Đức kể: “Em cắm bằng tốt nghiệp phổ thông từ năm thứ nhất, đến năm cuối ra trường không lấy ra được phải đi làm lại bằng và chứng minh nhân dân”. Trước đây, Đức là khách hàng thường xuyên của cửa hàng sinh viên nhà “cô Vẽ”.

 

Tại khu vực cổng trường đại học, cao đẳng có nhiều cửa hàng cầm đồ sẵn sàng đón tiếp khách hàng sinh viên Ảnh: Việt Dũng

Tại khu vực cổng trường đại học, cao đẳng có nhiều cửa hàng cầm đồ sẵn sàng đón tiếp khách hàng sinh viên

Ảnh: Việt Dũng

Điệp khúc “cắm vào, lấy ra, cắm vào, lấy ra…”

 

Ở Hải Phòng, gần những trường đại học, cao đẳng, đại học đều có những tiệm cầm đồ sinh viên như thế. Trên đường Đà Nẵng, gần Trường Cao đẳng hàng hải có cửa hàng Tuyết Mai. Nói đến cửa hàng Tuyết Mai hay Cô Vẽ, hoặc các tiệm cầm đồ gần trường Hàng hải, sinh viên nam nào cũng biết. “Bao nhiêu giấy tờ vào tiệm cầm đồ Tuyết Mai hết. Rồi đến lúc em mượn của bạn đi cắm. Không lần nào em lấy ra được. Nợ nần chồng chất. Em đi làm được hai năm, bạn bè bị cắm đồ cũng bực phải lấy đồ hộ em. Em mất uy tín về chuyện này. Mất tiền đã đành, mất lòng tin của bạn bè, gia đình mới là mệt” – Lời “ân hận muộn màng” của Nguyễn Thanh Tú, quê ở Thanh Trì (Hà Nội), cựu sinh viên cao đẳng Hàng hải xem ra thật lòng khi cậu không còn ngồi trên ghế nhà trường nữa.

 

Những người cắm giấy tờ đến mức độ “thân thiết”, nhẵn mặt với các cửa hàng cầm đồ như Tú, Đức, hay Thanh kể trên thường là nỗi kinh hoàng đối với gia đình, bạn bè mỗi khi họ ngỏ lời mượn cái gì đó. Bạn gái Tú kể: “Một vài hôm, em lại phải sờ ví bạn em. Thấy còn chứng minh nhân dân là yên tâm chưa cắm cái gì, không thấy chứng minh nhân dân là em lại lo nơm nớp. Thậm chí, giấy tờ của em, em phải công chứng hết, còn lại để ở nhà cho chắc ăn”.

 

Những giấy tờ mà thanh niên có thể cắm, cùng lắm là giấy tờ xe, bằng tốt nghiệp và giấy tờ tùy thân. Số tiền phổ biến thường trên dưới 1 triệu đồng. dùng để chi tiêu. Nhưng điều đáng quan tâm là mục đích chi tiêu chẳng cấp bách gì lắm cho cam. Nào là đi sinh nhật, mời bạn nhậu, đi chơi, mua quần áo, giầy dép cho bằng anh bằng em… Rồi tiền lãi cứ đẻ dần, tưởng là nhỏ, nhưng đến lúc muốn lấy giấy tờ ra thì lại khó khăn. Thế là điệp khúc của cái vòng luẩn quẩn: cắm vào, rút ra, cắm vào, rút ra và chịu trả lãi. Đến một lúc nào đó không thể làm gì hơn thì bố mẹ ở quê lại phải bán đồ trả nợ đạy cho con cái. Chưa nói đến việc mất giấy tờ, làm lại chạy vạy khổ mình, khổ mọi người.

 

Để hạn chế tình trạng này, khó có thể xử lý hoặc kiểm soát các điểm dịch vụ cầm đồ. Theo Bí thư Đoàn Trường Đại học Hàng hải Nguyễn Đức Hạnh, quanh ký túc xá và cổng trường có nhiều cửa hàng cho sinh viên cắm giấy tờ. Song các trường học không có thẩm quyền cũng như trách nhiệm đưa ra biện pháp cứng rắn để dẹp các cửa hàng cầm đồ như thế này. Tất cả  việc có thể làm để hạn chế tình trạng sinh viên cắm đồ chỉ là tăng cường giáo dục, cảnh báo sinh viên. Đoàn thanh niên trường thường tổ chức sinh hoạt với những sinh viên mới cố gắng tuyên truyền và đưa ra những “gương” sinh viên từng bị điêu đứng vì nạn này. Các trường khác cũng nên có những chương trình tuyên truyền cụ thể, dài hơi để tác động vào nhận thức sinh viên.

 

Song, vẫn còn nhiều cửa hàng cầm đồ mọc lên. Vẫn còn nhiều sinh viên mang giấy tờ ra cắm với lý do “cuộc sống thiếu thốn, khó khăn …”.  Để hạn chế điệp khúc này, ngoài sự tăng cường giáo dục đạo đức, lối sống của gia đình và nhà trường, điều quan trọng là phát huy ý thức trách nhiệm của sinh viên đối với bản thân và gia đình, xã hội.

 

Bích Ngọc

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự, chứng kiến Lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Anh: Ký kết thỏa thuận hợp tác trị giá hàng tỷ USD

(PLVN) - Nhân chuyến tham dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Vương quốc Anh, chiều 31/10 (giờ địa phương), tại thành phố Edinburg, Scotland, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự, chứng kiến lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác trong các lĩnh vực thương mại, nông nghiệp, năng lượng, y tế, giáo dục, đào tạo, bảo vệ môi trường, thể thao... của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Đọc thêm

Giảm tải mật độ, hạn chế lây nhiễm trong khu cách ly

làm thủ tục tiếp nhận công dân vào khu cách ly tại Trường Quân sự Bộ Tư lệnh Thủ đô. Ảnh: báo Lao động (chụp tháng 2/2020)
(PLVN) - Những ngày vừa qua, số ca F1 chuyển biến thành F0 tăng nhanh nên TP Hà Nội đã chỉ đạo xét nghiệm toàn bộ số F1 đang cách ly để sàng lọc, rà soát mà không cần chờ đủ thời gian 7 ngày theo quy định. Qua xét nghiệm đã xác định thêm 27 ca bệnh chuyển từ F1 thành F0.

Những nữ Công an tỉnh Phú Thọ nhiệt huyết trong công việc

Chiến sỹ Cảnh sát nhập dữ liệu thông tin của người dân.
(PLVN) - Trong bất kể lĩnh vực công tác nào, thì những “bông hồng thép”- nữ cán bộ, chiến sĩ Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an Phú Thọ đều luôn nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ, góp phần mang lại cuộc sống bình yên, hạnh phúc cho nhân dân.