Học sinh nơm nớp lo trường THCS Phước Thái (Đồng Nai) đổ sập

Ngôi trường chuẩn quốc gia trở nên tan hoang sau 14 năm sử dụng
Ngôi trường chuẩn quốc gia trở nên tan hoang sau 14 năm sử dụng
(PLO) - Trường THCS Phước Thái (xã Phước Thái, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai) hiện có 44 lớp, với 1.850 học sinh. Đây là trường đạt chuẩn quốc gia được xây dựng chưa lâu nhưng đến nay bị xuống cấp trầm trọng, nhiều học sinh luôn phải sống trong cảnh lo sợ mỗi khi đến trường.

Nửa số phòng học đóng cửa

Theo tìm hiểu của PV, trường THCS Phước Thái được đầu tư xây dựng và đưa vào sử dụng năm 2004, gồm 24 phòng học và một số phòng chức năng, hội trường, khu vực hành chính... Hai năm trở lại đây, trường bắt đầu có dấu hiệu xuống cấp trầm trọng. Hầu hết các dãy nhà đều bị hư hỏng nặng, tường bong lở hoen ố, bục giảng bong tróc, nền nham nhở; bên ngoài trường cũng như trong lớp học phủ đầy rêu, ẩm thấp; trên trần nhà nhiều mảng vữa trát bong tróc rơi đổ xuống nền; có nơi cát vữa đổ sụt trơ ra cả cốt bê tông, cốt sắt hoen gỉ…

Trường có 3 dãy xây dựng theo hình chữ U thì cả 3 đều rơi vào tình cảnh mục ruỗng, hoang tàn. Nhìn bên ngoài, đã thấy cảnh hoen bẩn, rêu phong đầy không khác một ngôi trường bỏ hoang. Vào trong, mỗi phòng học đều rỉ nước khi mưa, nền tróc từng mảng…

Do sợ nguy hiểm cho học sinh, giáo viên khi dạy và học nên hiện tại hơn nửa số phòng học tại ngôi trường trên đóng cửa bỏ không. Nhà trường cho chắn các lối đi để học sinh, giáo viên không đi đến nơi nguy hiểm. Do vậy, học sinh phải dồn lại, học tạm ở những phòng còn tương đối an toàn, nhưng cũng không khá hơn là mấy.

Dự kiến sửa chữa 3,5 tỷ nhưng… chưa thực hiện

Giữa năm 2017, Trường THCS Phước Thái đã nhiều lần có tờ trình gửi UBND huyện Long Thành và Sở Giáo dục – Đào tạo tỉnh Đồng Nai “kêu cứu”, tuy nhiên hiện các bên liên quan mới bắt đầu vào cuộc. 

Bà Huỳnh Lệ Giang, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Đồng Nai cho biết tình trạng xuống cấp của trường được ghi nhận từ cuối năm 2017, sau đó Ban Quản lý dự án huyện Long Thành đã khảo sát và cho biết chi phí sửa chữa khoảng hơn 3,5 tỷ đồng. Tuy nhiên do trường tiếp tục xuống cấp trầm trọng nên UBND huyện Long Thành đề nghị Sở Xây dựng xem xét nên tiếp tục sửa chữa hay là xây trường mới. 

“Cần xác định nếu có thể sửa chữa mà đảm bảo sự an toàn cho học sinh thì mới sửa chữa, cải tạo. Còn nếu không đủ an toàn thì phải bỏ hoàn toàn để xây lại. Còn vấn đề đặt ra là trường xây dựng như vậy có đảm bảo đúng quy định hay không thì phải chờ Trung tâm thẩm định của Sở Xây dựng, khi nào có kết luận thì sẽ báo cáo”, bà Giang nói. Còn đại diện Sở Xây dựng tỉnh Đồng Nai thì cho biết hiện đang tiến hành kiểm định để có kết luận về nguyên nhân, xử lý trách nhiệm về và đưa ra hướng xử lý.

Vào giữa tháng 8 tới đây, học sinh sẽ bước vào năm học mới nhưng hiện các bên liên quan mới đưa ra giải pháp tạm thời là một nửa số học sinh của trường sẽ phải mượn Trường tiểu học Phước Thái cũ - là ngôi trường ngưng sử dụng mấy năm nay do nằm trong khu vực giải tỏa phục vụ dự án giao thông để học tạm. Số học sinh còn lại sẽ tiếp tục học tại trường, ở những phòng “còn tạm được”. Trong khi đó, một số phụ huynh đã xin cho con em chuyển trường vì lý do không an toàn.

Báo PLVN sẽ tiếp tục thông tin. 

Đọc thêm

Các trường 'điểm' tuyển sinh ra sao khi bỏ thi tuyển vào lớp 6?

Ảnh minh họa
(PLVN) - Theo Bộ GD&ĐT, từ 2025, tuyển sinh THCS sẽ được thực hiện theo phương thức xét tuyển. Đối với các trường chất lượng cao, trường tư có tỷ lệ chọi lớn, địa phương có trách nhiệm hướng dẫn các trường thực hiện dựa vào tình hình thực tế trên cơ sở phù hợp nhất.

Giáo dục thích ứng trong kỷ nguyên số

Phụ huynh, học sinh, người lao động cần tìm hướng đi đúng đắn. (Ảnh minh họa - Nguồn: Hocmai)
(PLVN) - Sự bùng nổ của công nghệ, đặc biệt là AI đang định hình lại môi trường làm việc một cách nhanh chóng và nhu cầu về những kỹ năng mới cũng ngày càng trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.

Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2030: Việt Nam đạt trình độ tiên tiến của khu vực

Ảnh minh họa
Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2030 đặt mục tiêu đưa Việt Nam trở thành một quốc gia có hệ thống giáo dục tiên tiến trong khu vực châu Á. Với trọng tâm phát triển toàn diện con người, nâng cao chất lượng giáo dục ở mọi cấp và đẩy mạnh hội nhập quốc tế, chiến lược này đặt nền móng vững chắc cho một xã hội hiện đại, công bằng và văn minh.

Nhìn lại những quyết sách phát triển giáo dục năm 2024

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn trao đổi về dự thảo Luật Nhà giáo tại Quốc hội. (Ảnh: MOET )
(PLVN) - Xây dựng dự thảo Luật Nhà giáo, thúc đẩy chuyển đổi số đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, hoàn thành chu trình đầu của chương trình giáo dục phổ thông (CT GDPT) 2018, kết thúc kỳ thi cuối cùng của CT GDPT 2006... là những dấu ấn nổi bật của ngành Giáo dục năm 2024 vừa được Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) công bố.

Đi học… hạnh phúc

Cô giáo xuất hiện trong bức ảnh đẹp nhất mùa khai giảng. (Ảnh: NVCC)
(PLVN) - “Người thấy được hạnh phúc của việc học sẽ làm được nhiều việc lớn lao” - là chia sẻ của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn tại Hội thảo “Hạnh phúc trong giáo dục 2024” do Viện Nghiên cứu Giáo dục và Phát triển Nhân lực (EDI) tổ chức.

Những vật dụng cấm mang vào phòng thi tốt nghiệp THPT 2025

Thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 (Ảnh: PV)
(PLVN) - Bộ Giáo dục và Đào tạo mới ban hành Thông tư số 24/2024/TT-BGDĐT ngày 24/12/2024 về Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông, trong đó có quy định rõ về trách nhiệm của thí sinh và những vật dụng không được phép mang vào phòng thi.

Đối tượng nào được miễn thi tốt nghiệp THPT 2025?

Thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024 (Ảnh: PV)
(PLVN) - Thông tư số 24/2024/TT-BGDĐT ngày 24/12/2024 về quy chế thi tốt nghiệp THPT 2025 của Bộ Giáo dục và Đào tạo có quy định rõ những đối tượng được miễn thi tất cả các môn, miễn thi Ngoại ngữ, miễn thi Ngữ văn trong xét công nhận tốt nghiệp THPT...