(PLVN) - Tình trạng cắt điện luân phiên diễn ra tại nhiều địa phương trên cả nước gây đảo lộn sinh hoạt của người dân. Trong điều kiện khó khăn ấy, các sĩ tử phải tranh thủ mọi cách ứng phó để đảm bảo không gián đoạn việc ôn thi...
Trong những ngày "nước rút" ôn thi tốt nghiệp THPT và ôn thi vào 10, nhiều học sinh một số địa phương đã phải dùng đèn pin, kê bàn ghế ra ngoài trời, đến trung tâm thương mại, quán cà phê để ôn bài... vì mất điện.
Học sinh một trường tại huyện Yên Thành, Nghệ An kê bàn ghế ra ngoài trời ôn thi vì mất điện. (Ảnh: Page Nghệ An)
Mặc dù nóng bức nhưng các em vẫn chăm chỉ ôn tập. (Ảnh: Page Nghệ An)
Bật đèn flash từ điện thoại để học trong điều kiện thiếu ánh sáng do mất điện (Ảnh: Page Nghệ An)
Cô giáo và học sinh tại một trường học ở huyện Tân Kỳ, Nghệ An mang sách vở ra nơi có bóng mát để học bài. (Ảnh: Nguyễn Hữu Quang)
Học sinh lớp 12 Trường THPT Quỳ Châu (Nghệ An) ôn thi bằng ánh đèn điện thoại. (Ảnh: Tiền Phong)
Em Nguyễn Quỳnh Giang (học sinh lớp 12 trường THPT Đa Phúc, Sóc Sơn, Hà Nội) ôn thi đại học trong điều kiện mất điện. (Ảnh: Báo Lao động)
Do mất điện, em Trần Văn Ngọc (thị trấn Trâu Quỳ, huyện Gia Lâm) phải vào trung tâm thương mại để ôn thi vào lớp 10. Do các khu vực khác đã hết chỗ, Giang phải ngồi tạm ở lối đi của thang máy. (Ảnh: Zingnews)
(PLVN) - Cha mẹ đã bao giờ tự hỏi, với một đứa trẻ, điều con thực sự cần nhất có phải là điểm cao ở trường học, giải thưởng quốc tế, huy chương vàng ngoài kia? Cha mẹ và người làm giáo dục cần hành động như thế nào để hướng con thật sự đi vào thực chất của con trẻ và mỗi đứa trẻ được phát triển một cách toàn diện, cân bằng, tự nhiên và có chiều sâu?
(PLVN) -Không thể phủ nhận những kết quả to lớn sau 10 năm thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Tuy nhiên, một số mục tiêu đề ra tại Nghị quyết này vẫn chưa thực hiện được, nhất là vấn đề “thực học, thực nghiệp”. Nói cách khác, chủ trương đúng nhưng hiểu và vận dụng chưa thông.
(PLVN) - Bộ GD&ĐT vừa tổ chức họp báo công bố phương án tổ chức kỳ thi và xét công nhận tốt nghiệp THPT từ năm 2025. Theo đó, từ Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025, mỗi thí sinh sẽ thi 4 môn, gồm 2 môn bắt buộc là Toán, Ngữ văn và 2 môn tự chọn.
(PLVN) - Phương án thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 với 4 môn nhận được nhiều ý kiến ủng hộ vì giảm áp lực cho thí sinh, gọn nhẹ trong tổ chức. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn có một số ý kiến cho rằng tiếng Anh là môn thi tự chọn là chưa phù hợp.
(PLVN) - Mặc dù theo thông báo của Bộ GD&ĐT, 16h30 hôm nay, 29/11, mới công bố phương án thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025. Tuy nhiên, xã hội đã lan truyền phương án thi tốt nghiệp theo hình thức 2+2, gồm 2 môn bắt buộc và 2 môn lựa chọn.
(PLVN) - Thay mặt lãnh đạo Bộ GD&ĐT, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn gửi lời chia buồn sâu sắc nhất đến toàn thể gia đình, người thân của cháu L.D.P và gửi lời thăm hỏi, chia sẻ đối với gia đình các học sinh là nạn nhân trong vụ cháy.
(PLVN) - Từ 1/1/2024, Nhà nước hỗ trợ toàn bộ học phí, chi phí sinh hoạt đối với người học chuyên ngành tâm thần, giải phẫu bệnh, pháp y, pháp y tâm thần, truyền nhiễm và hồi sức cấp cứu.
(PLVN) - Sáng 27/11, vòng chung kết cuộc thi Phiên tòa giả định cấp Quốc gia - VMoot lần thứ VII năm 2023 do trường Đại học Luật TP HCM tổ chức diễn ra kịch tính. Đội thi đến từ Trường Đại học Luật Hà Nội đã xuất sắc đoạt giải nhất năm nay.
(PLVN) - Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội chỉ đạo các đơn vị, trường học trên địa bàn thành phố rà soát, chuẩn bị tốt các điều kiện để tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, áp dụng tuyển sinh lớp 1, lớp 6 và lớp 10 năm học 2024-2025 bằng hình thức trực tuyến.
(PLVN) - Theo UBND tỉnh Lâm Đồng, việc Sở GD&ĐT đề nghị UBND tỉnh phê duyệt cho công chức, viên chức và học sinh các cơ sở giáo dục trên địa bàn nghỉ Tết Nguyên đán 13 ngày là chưa đúng quy định hiện hành và không có cơ sở để xem xét.
(PLVN) - “Du học” hay “trường quốc tế” đã trở thành giấc mơ của nhiều phụ huynh Việt Nam. Có những gia đình đầu tư cho con học môi trường song ngữ từ nhỏ, du học từ năm cấp II, cấp III...
(PLVN) - Cả nước hiện còn trên 734.000 người chưa đạt chuẩn biết chữ mức độ 1 (chiếm 1,15%) và trên 1.731.000 người chưa đạt chuẩn biết chữ mức độ 2 (chiếm 2,71%).
(PLVN) - Hai tân Phó Giáo sư trẻ nhất năm 2023 đều sinh năm 1990 và cùng ngành kinh tế, gồm: Tiến sĩ Nguyễn Thị Hồng Nhâm, giảng viên Khoa Tài chính, Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh và Tiến sĩ Lê Thanh Hà, giảng viên Khoa Kinh tế học, Trường Đại học Kinh tế quốc dân...
(PLVN) - Bên cạnh những phụ huynh luôn đồng hành cùng nhà trường trong giáo dục con em thì vẫn còn không ít bậc cha mẹ cho rằng: con đã đến trường, nghĩa là “giao khoán” con cho nhà trường, các thầy, cô giáo phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về năng lực học hành, hành vi ứng xử và cả sự... an toàn của con cái mình.
(PLVN) - Thầy cô giáo ngại ngùng, xấu hổ, xúc động khi nhận được quà từ sinh viên; học sinh bất ngờ khi được nhà trường tặng quà nhân dịp Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11... là những cảm xúc vô cùng 'đáng yêu' được chia sẻ trên mạng xã hội những ngày vừa qua.
(PLVN) - Học trò của lớp đều thiểu năng về trí tuệ, chậm phát triển, câm, điếc bẩm sinh. Để duy trì lớp học đặc biệt này hơn 10 năm qua là cả sự cố gắng, nỗ lực của các thầy cô giáo về hưu ở Quảng Ngãi.