Học sinh nghỉ học tránh dịch: Tranh luận chưa hồi kết

Cần dạy cho học sinh cách ứng xử trong cuộc sống sẽ tốt hơn việc luyện Toán theo mẹo hay luyện Văn mẫu… Ảnh minh họa:
Cần dạy cho học sinh cách ứng xử trong cuộc sống sẽ tốt hơn việc luyện Toán theo mẹo hay luyện Văn mẫu… Ảnh minh họa:
(PLVN) - Đến chiều 29/2, tất cả 63 tỉnh, thành trên cả nước đã có quyết định chính thức về việc nghỉ học - đi học trở lại của học sinh. Hà Nội, TP HCM, Tiền Giang và Thái Bình quyết định cho toàn bộ học sinh từ mầm non tới THPT tiếp tục nghỉ học. Các tỉnh, thành phố còn lại quyết định cho học sinh THPT đi học trở lại từ hôm nay - 2/3…

Phụ huynh lo ngại

Cuối tuần qua, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) đã có văn bản gửi Chủ tịch UBND các tỉnh, TP về việc cho học sinh đi học trở lại sau khi nghỉ để phòng, chống dịch Covid-19. Theo đó, Bộ GD-ĐT đề nghị lãnh đạo các địa phương xem xét cho học sinh THPT và học viên giáo dục thường xuyên trở lại trường vào ngày 2/3. Ngay khi thông tin này được phát đi, đã xuất hiện nhiều ý kiến trái chiều…

Không ít phụ huynh bày tỏ, ngày 2/3, khối THPT trở lên bắt đầu đi học lại. Nhưng ai sẽ đảm bảo sự hiếu động, nghịch ngợm của cái tuổi “thứ ba học trò” làm cho những chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 sẽ bị vô hiệu hoá?

Chưa kể, cho học sinh, sinh viên đi học lại gây ra nỗi lo lớn cho nhiều người rằng liệu có hình thành một “bệnh nhân 31” (người phụ nữ Hàn Quốc 61 tuổi được cho là siêu virus phát tán Corona theo cấp số nhân, khi bà không chịu cách ly, điều trị) phiên bản Hàn Quốc tại Việt Nam, nhất là trong hoàn cảnh mà ông Chủ tịch TP HCM cảnh báo, nếu có 1.000 người lây nhiễm thì cơ sở điều trị y tế tại TP lớn này sẽ vỡ trận.

3 địa phương là thành phố Đà Nẵng và các tỉnh Tuyên Quang, Vĩnh Long cho học sinh lớp 10, lớp 11 tiếp tục nghỉ đến ngày 8/3, nhưng lớp 12 đi học từ ngày 2/3.

Các địa phương đều tiếp tục cho học sinh mầm non, tiểu học, THCS tiếp tục nghỉ học 1 - 2 tuần, riêng có tỉnh Bắc Giang cho học sinh THCS và THPT đi học trở lại vào ngày 2/3.

Một số địa phương phân biệt thời gian nghỉ dài, ngắn khác nhau giữa từng cấp học. Đơn cử tỉnh Nghệ An, Hòa Bình... cho học sinh mầm non, tiểu học nghỉ đến hết ngày 15/3, THCS nghỉ hết ngày 8/3; Bến Tre cho học sinh lớp 9 và THPT đi học trở lại từ ngày 2/3.

Tỉnh Hà Tĩnh, Thanh Hoá và Hậu Giang chưa xác định thời gian cho học sinh mầm non, tiểu học, THCS đi học trở lại cho đến khi có thông báo mới.

Dẫu nỗ lực của Việt Nam trong kiềm soát dịch đã “thắng lợi bước đầu”, nhưng liệu điều này có tiếp tục được duy trì trong bối cảnh số lượng bệnh nhân, quốc gia có người lây nhiễm Corona tiếp tục tăng.

Các nỗ lực của chính quyền như bãi bỏ miễn thị thực người Hàn Quốc liệu có đem lại kết quả như mong muốn khi mà công tác kiểm soát dịch còn nhiều kẽ hở, thách thức.

Hãy nghĩ đến cô gái miền Tây, người đã “đào thoát” khỏi cách ly 14 ngày, mặc dù cô từ Hàn Quốc về trong thời điểm dịch phức tạp. Cô bị phát hiện khi livestream trên Facebook cá nhân.

Và khi dịch bệnh xảy ra từ trong môi trường học đường thì ai sẽ đứng ra chịu trách nhiệm cho trường hợp lây nhiễm, tệ hơn là thiệt hại nhân mạng? Nhiều người cho rằng quyết định đi học trở lại của Bộ GD- ĐT là bài test dịch Covid-19 và giáo dục? 

Cùng với đó, cũng theo thông tin của nhiều trường ở Hà Nội khi thực hiện khảo sát của nhà trường về việc đã yên tâm cho con quay lại trường vào ngày 2/3 thì hầu hết cha mẹ đều không muốn con quay trở lại trường vào ngày này.

Theo các phụ huynh ở cấp tiểu học, trẻ rất hiếu động, trường học là nơi đông người lại tập trung trong diện tích hẹp, việc rửa tay, vệ sinh trường lớp thì không thể ngăn được virus.

Và như vậy, chỉ sau thời gian ngắn có thông tin từ phía Bộ GD-ĐT liên quan các mốc thời gian cho học sinh trở lại trường, phần đa phụ huynh học sinh đã nhanh chóng quyết định cho con ở nhà nghỉ thêm.

Nên thích ứng với hoàn cảnh?

Tuy nhiên, ở chiều ngược lại, nhiều phụ huynh, học sinh, giáo viên và lãnh đạo các trường THPT, các trường đại học, cao đẳng tỏ ra lo lắng khi dịch bệnh Covid-19 và việc nghỉ học của học sinh kéo dài có thể ảnh hưởng tới việc thi tốt nghiệp phổ thông và việc xét tuyển vào đại học. Nếu không có học kỳ 2 thì liệu có “vỡ trận” hay không, học sinh lớp 12 sẽ tốt nghiệp phổ thông và được tuyển vào đại học theo cách gì?  

Ở góc độ khác, bác sĩ Trần Văn Phúc - Khoa Chẩn đoán hình ảnh, Bệnh viện Xanh Pôn, Hà Nội chia sẻ: “Trước một dịch bệnh nguy hiểm, trường học nếu được chuẩn bị tốt theo đúng hướng dẫn chuyên môn y khoa và hệ thống giáo dục sẵn sàng tiếp nhận thì đó là nơi an toàn nhất cho các em học sinh. Ngược lại, trường học sẽ là nơi rất nguy hiểm đe dọa an toàn sức khỏe không chỉ với học sinh, mà với cả cộng đồng”.

Bác sĩ Trần Văn Phúc đưa ra một câu chuyện về việc dạy học thích ứng với hoàn cảnh: “Năm 1996, tôi có chuyến đi đến Trường cấp 1-2 Giao Tiến, thuộc xã Môn Tía, huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa. Thời điểm đó có cô giáo ốm không thể đứng hai lớp, gồm lớp 4 và lớp 8 quay lưng vào nhau, nhà trường phải cử cô khác chạy 2 phòng học rất vất vả.

Vì thế mà tôi đề xuất với thầy hiệu trưởng cho tôi đứng lớp 1 tuần và được thầy đồng ý với điều kiện thầy phải xem tôi giảng buổi đầu tiên. Buổi học đầu tiên ấy: Lớp 8 là bài ôn tập về 7 hằng đẳng thức đáng nhớ.

Mở đầu buổi học, thay vì kiểm tra bài cũ theo giáo án của cô chuyển lại, tôi đặt câu hỏi “Học toán để làm gì?” và yêu cầu các em suy nghĩ trả lời. Em lớp trưởng phát biểu: Học toán để sau lớn lên làm bác sĩ! Em học sinh thứ 3 phát biểu: Học toán để biết tính tiền hàng cho mẹ vì nhà em này mẹ bán quần áo ở chợ.

Tôi nói với học sinh rằng, bạn lớp trưởng có mơ ước sau này lớn lên làm bác sĩ, đó là mơ ước tuyệt vời! Để đạt được ước mơ đó thì bạn phải học thật giỏi toán, vì thi vào Đại học Y, điểm của 3 môn phải rất cao mới có thể đỗ được. Con người có ước mơ, biết mình phải làm gì để đạt được ước mơ, đó là điều rất quan trọng, cả lớp nên học tập bạn về điều này.

Rồi bạn thứ 3 rụt rè không dám phát biểu, tôi phải động viên em thử nghĩ xem công việc gì hàng ngày của bố mẹ hoặc của em mà cần đến tính toán, thì em học sinh đó mới nói để tính tiền hàng cho mẹ. Tôi ra một bài toán cho cả lớp: Mẹ bạn nhập về 997 cái quần, mỗi cái quần giá 1003 đồng, hỏi mẹ bạn phải trả bao nhiêu tiền? 

Để giải bài toán tất cả học sinh đều làm phép tính 997x1003. Tôi nói với học sinh cả lớp rằng, các em làm phép tính rất giỏi, rất chính xác, nghĩa là các em đã biết câu trả lời học toán để làm gì? Nhưng nếu các em để ý thêm một chút sẽ thấy: Số 997 = (1000 - 3) và số 1003 = (1000 + 3). Vậy cách tách những con số như thế giúp các em liên tưởng tới điều gì? Nhiều em đã giơ tay phát biểu: Đó là hằng đẳng thức a2 - b2 = (a + b) x (a - b).

Như vậy các em chỉ cần nhẩm trong đầu chưa đến vài giây đã cho ra con số chính xác là 1 triệu trừ đi 9 ngàn đồng. Đó là cao hơn tính tiền hàng cho mẹ, các em học toán hay học môn gì cũng vậy, để tối ưu hóa cuộc sống, làm cho cuộc sống an toàn và tốt đẹp hơn lên. Chia tay Trường cấp 1-2 Giao Tiến với nhiều kỉ niệm, sau này tôi được biết, có nhiều em học sinh của trường đã trưởng thành từ những lời động viên của thầy cô.

Tôi cho rằng, giáo dục thay vì “nhốt” các em trong 4 bức tường để luyện giải toán bằng các mẹo hay, luyện viết văn mẫu thì hãy giảm bớt việc đó lại để dạy các em cách vận dụng kiến thức vào việc ứng xử với cuộc sống sẽ tốt hơn. Tôi đồng ý rằng, việc tiếp tục cho học sinh nghỉ học, sẽ để lại những hệ quả vô cùng nặng nề về kinh tế, về văn hóa, xã hội. Nhưng không thể đưa học sinh đến lớp khi mà yếu tố rủi ro vẫn còn nhiều”.

Theo bác sỹ Phúc, nếu như Việt Nam vẫn khống chế dịch thành công, tình hình Covid-19 trên thế giới không diễn biến phức tạp đến mức đe dọa sự an toàn của Việt Nam thì sang tháng 3, ngành Giáo dục có thể cho học sinh quay trở lại trường.

Điều quan trọng cần phải làm là thay đổi nhận thức của tất cả giáo viên, thay đổi quan điểm của ngành Giáo dục. Tất cả phải bắt tay vào hành động thay vì bàn tiến hay bàn lùi…

Chiều 29/2, tại cuộc họp Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 của TP HCM, PGS Huỳnh Thành Đạt cho rằng, môi trường học đường và ký túc xá sinh viên rất dễ lây lan dịch bệnh do tập trung đông người. "Sinh viên đến từ nhiều địa phương khác nhau nên việc kiểm soát dịch bệnh rất phức tạp", ông Đạt nói.

TP HCM hiện có hơn 600.000 sinh viên cao đẳng, đại học và hơn 1,7 triệu học sinh các cấp từ mầm non, tiểu học đến THPT. Riêng khối Đại học Quốc gia TP HCM có hơn 70.000 sinh viên, trong đó 50 người Trung Quốc và hơn 1.000 người Hàn Quốc. Đại học Quốc gia TP HCM đang có một khu ký túc xá với 40.000 chỗ ở tại quận Thủ Đức. "Trường sẵn sàng phối hợp nếu TP muốn trưng dụng cơ sở vật chất phục vụ phòng chống dịch khi tình hình diễn biến phức tạp", ông Đạt nói.

Đáp lời ông Đạt, Chủ tịch UBND TP HCM Nguyễn Thành Phong cho biết, việc cho học sinh được nghỉ học hết tháng 3 luôn là quan điểm của lãnh đạo TP. Nhưng trước động thái Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa công bố các khung thời gian kết thúc năm học, thi THPT quốc gia, TP phải tính toán lại để kịp chương trình. Đây là lý do sáng nayTP quyết định cho học sinh lớp 12 chỉ nghỉ đến hết ngày 8/3.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Công an vào cuộc vụ nam thanh niên hành hung, tát liên tiếp nữ sinh lớp 7

Một số hình ảnh được cắt ra từ clip
(PLVN) - Theo thông tin từ phòng GD&ĐT thành phố Hải Dương (Hải Dương) nội dung ban đầu về vụ việc đã được báo chí phản ánh. Hiện tại cơ quan công an đã vào cuộc xác minh, điều tra, để tránh có những thông tin không khớp với kết luận của cơ quan công an, Phòng đợi kết luận của cơ quan công an sẽ cung cấp.

Tuyên truyền phòng chống ma túy cho học sinh thông qua phiên tòa giả định

Phiên tòa giả định tuyên truyền phòng chống tác hại ma túy, giúp đoàn viên, học sinh nâng cao ý thức thượng tôn pháp luật.
(PLVN) -  Nhằm hướng tới kỷ niệm 93 năm ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Việt Nam, ngày 25/3 Chi đoàn VKSND, TAND và Công an của quận Bình Tân, TP HCM phối hợp với Trung tâm GDNN - GDTX quận Bình Tân tổ chức phiên tòa giả định nhằm "tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống ma túy" cho đoàn viên, học sinh.

Hai học sinh mâu thuẫn, người nhà hành hung nữ sinh lớp 7

Một số hình ảnh cắt là từ clip
(PLVN) - Theo thông tin người dân phản ánh, trưa ngày 23/3, tại khu cánh đồng gần trạm y tế xã An Thượng (TP. Hải Dương, tỉnh Hải Dương), một nữ sinh lớp 7 đã bị một nam thanh niên hành hung, tát nhiều lần vào đầu, mặt cháu bé. Cũng theo phản ánh, thời điểm đó có rất nhiều học sinh và một số người lớn chứng kiến vụ việc.

Sôi động cuộc thi Robocon đem 'Nước ngọt cho Đảo xa'

Robocon vận chuyển các chai nước mô phỏng từ đất liền ra hải đảo.
(PLVN) - Chiều 23/3, trường Cao đẳng Công nghiệp Huế tổ chức cuộc thi “Robocon HueIC 2024” với chủ đề là “Nước ngọt cho Đảo xa”, mô phỏng lại quá trình mang vật tư, thiết bị từ đất liền để xây dựng cũng như cung cấp nước ngọt cho các hải đảo xa xôi thuộc vùng biển chủ quyền của Việt Nam.

Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội triển khai đào tạo trực tuyến trên hệ thống Hunre E-Learning

Giao diện chính của phần mềm Hunre E-Learning
(PLVN) - Từ năm 2024, trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội sẽ triển khai mô hình giảng dạy tích hợp (blended learning) kết hợp giữa đào tạo truyền thống và đào tạo trực tuyến nhằm nâng cao chất lượng đào tạo và phát triển quy mô đào tạo gắn chặt với tăng cường ứng dụng Công nghệ thông tin vào quy trình giảng dạy.