Học phí ở Hà Nội có thể tăng từ 2-4 lần

Hình ảnh minh hoạ
Hình ảnh minh hoạ
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Sau khi không còn được hỗ trợ từ ngân sách, học phí bậc tiểu học và THCS tại Hà Nội có thể tăng gần gấp đôi đến gấp 4 lần vào năm học tới. Dù mức đóng tăng, học phí mà Hà Nội dự kiến áp dụng chỉ bằng mức sàn (mức thấp nhất) theo quy định của Chính phủ.

Sau khi công bố dự thảo học phí năm học 2023-2024, Sở GD&ĐT Hà Nội có văn bản nêu rõ căn cứ đề xuất mức thu học phí và lý do thành phố dừng cấp bù kinh phí để hỗ trợ phụ huynh.

Theo lý giải của Sở GD&ĐT, năm 2022, Hà Nội tăng học phí theo Nghị định 81, tuy nhiên do ảnh hưởng dịch COVID-19, thành phố đã chi hơn 1.100 tỷ đồng để cấp bù phần chênh lệch tăng so với năm 2021 và hỗ trợ 50% học phí. Do đó, số tiền thực đóng của phụ huynh năm 2022 không tăng so với 2021.

"Đến nay, đời sống người dân thành phố dần ổn định sau thời gian bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, kinh tế dần phục hồi. Tính riêng bốn tháng đầu năm 2023, chỉ số giá tiêu dùng tăng 1,81% với cùng kỳ năm ngoái. Ngoài ra, từ 1/7, lương cơ bản tăng từ 1,49 triệu đồng lên 1,8 triệu đồng một tháng, tương đương 20%. Do đó Hà Nội dự kiến không hỗ trợ chênh lệch như năm học trước. Điều này dẫn đến mức đóng của phụ huynh có thể tăng cao hơn so với năm học trước", đại diện Sở GD&ĐT Hà Nội thông tin.

TP Hà Nội xây dựng mức thu học phí căn cứ theo quy định Nghị định 81 và các điều kiện kinh tế xã hội hiện nay. Cụ thể, học phí với học sinh vùng thành thị là 300.000 đồng/tháng, vùng nông thôn 100.000-200.000 đồng/tháng, vùng dân tộc thiểu số 50.000-100.000 đồng/tháng.

Như vậy, so với hiện tại, mức học phí năm học tới có thể tăng gấp 2-4 lần, khi Hà Nội dự kiến không hỗ trợ chênh lệch như năm học trước.

Cụ thể, học sinh THPT ở các xã miền núi đóng học phí 100.000 đồng/tháng, tăng hơn 4 lần so với mức cũ là 24.000 đồng. Cũng ở khu vực này, các bậc mầm non, THCS có mức đóng 50.000 đồng/tháng, tăng gấp đôi so với mức 19.000-24.000 đồng/tháng. Học sinh học mầm non và THCS ở khu vực nội thành cũng phải đóng học phí gần gấp đôi, từ 155.000 đồng lên 300.000 đồng/tháng.

Dự kiến mức thu học phí năm học tới của Hà Nội. (Ảnh: Vietnamnet)

Dự kiến mức thu học phí năm học tới của Hà Nội. (Ảnh: Vietnamnet)

Với những học sinh nghèo, năm học 2023-2024 Hà Nội tiếp tục áp dụng các chính sách hỗ trợ, bảo đảm mọi đối tượng học sinh đều được hưởng công bằng trong tiếp cận giáo dục. Các đối tượng học sinh thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo; học sinh mồ côi cả cha lẫn mẹ; học sinh khuyết tật và các đối tượng chính sách khác được hưởng chế độ miễn giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập theo quy định tại Nghị định số 81.

Ước tính, tổng số trẻ em học mẫu giáo và học sinh phổ thông thuộc đối tượng được miễn, giảm học phí năm học 2023-2024 là 16.623 học sinh. Tổng kinh phí thực hiện chế độ miễn, giảm học phí theo mức thu học phí đề xuất dự kiến khoảng 16,6 tỷ đồng.

Đọc thêm

Các trường 'điểm' tuyển sinh ra sao khi bỏ thi tuyển vào lớp 6?

Ảnh minh họa
(PLVN) - Theo Bộ GD&ĐT, từ 2025, tuyển sinh THCS sẽ được thực hiện theo phương thức xét tuyển. Đối với các trường chất lượng cao, trường tư có tỷ lệ chọi lớn, địa phương có trách nhiệm hướng dẫn các trường thực hiện dựa vào tình hình thực tế trên cơ sở phù hợp nhất.

Giáo dục thích ứng trong kỷ nguyên số

Phụ huynh, học sinh, người lao động cần tìm hướng đi đúng đắn. (Ảnh minh họa - Nguồn: Hocmai)
(PLVN) - Sự bùng nổ của công nghệ, đặc biệt là AI đang định hình lại môi trường làm việc một cách nhanh chóng và nhu cầu về những kỹ năng mới cũng ngày càng trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.

Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2030: Việt Nam đạt trình độ tiên tiến của khu vực

Ảnh minh họa
Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2030 đặt mục tiêu đưa Việt Nam trở thành một quốc gia có hệ thống giáo dục tiên tiến trong khu vực châu Á. Với trọng tâm phát triển toàn diện con người, nâng cao chất lượng giáo dục ở mọi cấp và đẩy mạnh hội nhập quốc tế, chiến lược này đặt nền móng vững chắc cho một xã hội hiện đại, công bằng và văn minh.

Nhìn lại những quyết sách phát triển giáo dục năm 2024

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn trao đổi về dự thảo Luật Nhà giáo tại Quốc hội. (Ảnh: MOET )
(PLVN) - Xây dựng dự thảo Luật Nhà giáo, thúc đẩy chuyển đổi số đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, hoàn thành chu trình đầu của chương trình giáo dục phổ thông (CT GDPT) 2018, kết thúc kỳ thi cuối cùng của CT GDPT 2006... là những dấu ấn nổi bật của ngành Giáo dục năm 2024 vừa được Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) công bố.

Đi học… hạnh phúc

Cô giáo xuất hiện trong bức ảnh đẹp nhất mùa khai giảng. (Ảnh: NVCC)
(PLVN) - “Người thấy được hạnh phúc của việc học sẽ làm được nhiều việc lớn lao” - là chia sẻ của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn tại Hội thảo “Hạnh phúc trong giáo dục 2024” do Viện Nghiên cứu Giáo dục và Phát triển Nhân lực (EDI) tổ chức.

Những vật dụng cấm mang vào phòng thi tốt nghiệp THPT 2025

Thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 (Ảnh: PV)
(PLVN) - Bộ Giáo dục và Đào tạo mới ban hành Thông tư số 24/2024/TT-BGDĐT ngày 24/12/2024 về Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông, trong đó có quy định rõ về trách nhiệm của thí sinh và những vật dụng không được phép mang vào phòng thi.

Đối tượng nào được miễn thi tốt nghiệp THPT 2025?

Thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024 (Ảnh: PV)
(PLVN) - Thông tư số 24/2024/TT-BGDĐT ngày 24/12/2024 về quy chế thi tốt nghiệp THPT 2025 của Bộ Giáo dục và Đào tạo có quy định rõ những đối tượng được miễn thi tất cả các môn, miễn thi Ngoại ngữ, miễn thi Ngữ văn trong xét công nhận tốt nghiệp THPT...