Học nghề ở tuổi 15 - 'cú bẻ lái' không tồi

Đội ngũ lao động có tay nghề tốt đã qua đào tạo là điều xã hội đang cần (ảnh minh họa).
Đội ngũ lao động có tay nghề tốt đã qua đào tạo là điều xã hội đang cần (ảnh minh họa).
(PLO) - Kỳ thi vào lớp 10 những năm vừa qua cho thấy một thực tế: số lượng học sinh tốt nghiệp THCS  tăng mạnh, trong khi chỉ tiêu tuyển của các trường THPT có hạn. Một câu hỏi làm đau đầu phụ huynh là phải chăng xã hội đang lo nhiều, bàn nhiều đến các em trúng tuyển cấp III mà thiếu quan tâm đến các em thi trượt. Khi không vào cấp III thì ở độ tuổi 15-16, các em sẽ đi đâu, làm gì, học gì?

Học nghề và đi làm trước tuổi 18 – tại sao không?

Nguyễn Ngọc Lan là một cô gái xuất thân từ miền Tây Nam Bộ hiện đang là đầu bếp trong một nhà hàng tiệc cưới ở Bình Dương với mức thu nhập ổn định. Cách đây nhiều năm trước, khi bạn bè cùng lớp hớn hở ôn luyện để thi vào cấp 3 thì Lan lại chọn cho mình con đường riêng – đó là đăng ký học nghề quản trị bếp và ẩm thực tại một trường trung cấp nghề. Khỏi nói cũng hiểu sự lựa chọn này của Lan đã vấp phải sự hồ nghi của gia đình và bạn bè.

Về phần mình, Lan nghĩ rằng ngay từ nhỏ Lan đã đam mê với việc nấu những bữa ăn thật ngon cho gia đình, người thân và hàng ngàn thực khách, nếu tiếp tục theo học 3 năm cấp 3 nữa thì e rằng đam mê sẽ bị mai một dần… Học trường nghề 3 năm, sau khi tốt nghiệp một thời gian, Ngọc Lan đã hành nghề đầu bếp, trải nghiệm cuộc sống tự lập, không còn phụ thuộc vào gia đình nhiều. Lan đang dự định học liên thông lên cao đẳng để nâng cao tay nghề và kiến thức chuyên môn.

Câu chuyện của Ngọc Lan cho thấy việc chuyển sang hệ trung cấp nghề ngay sau khi học sinh tốt nghiệp lớp 9 là một “cú bẻ lái” không tồi. Thay vì mất thêm 3 năm theo học THPT và 4 – 5 năm học đại học, ngay từ khi học xong lớp 9 như Ngọc Lan, học sinh học hệ trung cấp, cao đẳng và sẽ học nghề và gia nhập thị trường lao động sớm hơn. Và sau đó, cơ hội học liên thông theo quy định của Bộ GD-ĐT lên cao đẳng và đại học vẫn còn nhiều với mức học phí được ưu đãi.  

Nhưng trên thực tế, không phải lúc nào bản thân người học và phụ huynh cũng nghĩ thông được như vậy.  Hiện nay nhiều phụ huynh và học sinh vẫn cho rằng học trung cấp nghề chỉ dành cho học sinh không đỗ cấp III. Sự lựa chọn tốt nhất theo suy nghĩ của nhiều phụ huynh và học sinh vẫn là tiếp tục theo học THPT sau khi tốt nghiệp THCS; sau đó mới học tiếp lên trung cấp, cao đẳng hay đại học hoặc đi làm ngay sau khi tốt nghiệp THPT, chứ học nghề và đi làm trước tuổi 18 chỉ là một sự bất đắc dĩ­­.

Song song với suy nghĩ đó là một thực tế xã hội là giáo dục phổ thông còn nặng về dạy kiến thức mà chưa chú trọng phát triển năng lực công dân và năng lực làm việc cho học sinh. Công tác hướng nghiệp tại các trường phổ thông yếu, nên dù đã là sinh viên đại học thì về kỹ năng các em cũng chỉ như “học sinh cấp IV” và điều này ảnh hưởng rất lớn đến quá trình xin việc sau này.

Hay nói nhận định của bà Trần Thị Cẩm Ngân - Phó Tổng Giám đốc Công ty Truyền thông giải trí và du lịch Việt Nam: “Có một thực tế là tại Việt Nam, nhiều người chạy đua nhau lên THPT, thi đại học đơn giản vì tấm bằng có giá mà không biết mình học để làm gì. Chúng tôi luôn đánh giá cao những người chọn nghề sớm. Họ biết mình là ai, mình muốn gì và mình phải làm như thế nào. Nhiều người đến xin việc mà không hiểu rằng chúng tôi sẵn sàng trả lương cao cho một người biết làm việc chứ không cần những tấm bằng chỉ biết nói”.

Quan niệm cũ làm lãng phí nhân lực

Tại các nước phát triển như Đức, Nhật…, theo học nghề sớm là lựa chọn được nhiều ưu tiên và cho phép đào tạo ra nhiều kỹ sư giỏi cho đất nước. Tại Nhật Bản, mô hình đào tạo 5 năm dành cho học sinh tốt nghiệp cấp 2 để có kỹ sư thực hành rất thành công. Hiệp hội 51 trường cao đẳng công nghệ Kosen là địa chỉ tin cậy của nhiều gia đình và doanh nghiệp. Học sinh học ra trường 100% có việc làm với thu nhập cao.

Trong khi đó, xã hội Việt Nam hiện nay đang lãng phí rất lớn khi có hàng trăm ngàn học sinh tốt nghiệp THPT không học tiếp, mà đi làm những công việc lao động phổ thông không qua đào tạo nghề nghiệp. Nếu lực lượng được định hướng tốt, theo học trung cấp ngay sau khi tốt nghiệp THCS thì sẽ có thêm được đội ngũ lao động có tay nghề tốt đã qua đào tạo.

Nêu quan điểm về vấn đề này, Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Lê Quân cho biết, ở Việt Nam, phân luồng học sinh sau THCS là chủ trương quan trọng giúp giảm lãng phí nguồn lực xã hội và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Phân luồng tốt sẽ khắc phục cơ bản được tình trạng “thừa thầy, thiếu thợ”. 

Ngày 15/8/2018, buổi giao lưu trực tuyến với chủ đề “Giáo dục nghề nghiệp – Học nghề trước, học đại học sau”, có nhiều phụ huynh và học sinh đã bày tỏ băn khoăn về vấn đề hàng năm vẫn còn nhiều học sinh cấp 2 không vào cấp 3 và học sinh cấp 3 không thi đại học hoặc trượt đại học, Nhà nước có chính sách gì để khuyến khích các em tham gia giáo dục nghề nghiệp. 

Theo Thứ trưởng Lê Quân, để thu hút học sinh hết lớp 9 vào học nghề, giải pháp duy nhất là nâng cao chất lượng đào tạo hệ trung cấp và cao đẳng. Thời gian qua, Bộ LĐ-TB&XH đã triển khai, cho phép các trường mở rộng mô hình đào tạo 9+ dành cho học sinh tốt nghiệp THCS. Mô hình 9+ đang được nhiều nước tiên tiến trên thế giới áp dụng như Đức, Nhật Bản, Hàn Quốc. Theo đó, học sinh hết lớp 9 được học chương trình kéo dài từ 3 - 5 năm tùy ngành nghề để nhận bằng cao đẳng, cử nhân thực hành, kỹ sư thực hành. 

Chương trình được thiết kế tổng thể đảm bảo người học từ trình độ trung cấp lên trình độ cao đẳng không phải học lại những nội dung đã học. Trong thời gian học trung cấp, học sinh được học thêm chương trình văn hóa trung học phổ thông theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo để đảm bảo cho học sinh có đủ điều kiện tiếp tục học liên thông lên trình độ cao hơn. Thời gian đào tạo được thiết kế đảm bảo phù hợp với quy định của Luật GDNN, các điều kiện đảm bảo chất lượng và giảm tải cho người học.

Hiện nay, Bộ LĐ-TB&XH đã có những giải pháp và cách làm để phân luồng người học bằng chính sách hấp dẫn người học như: miễn học phí 100% cho học sinh tốt nghiệp THCS vào học trung cấp; miễn học phí trình độ trung cấp, cao đẳng cho các đối tượng chính sách xã hội, học theo chế độ cử tuyển, người học học các nghề khó tuyển sinh nhưng xã hội có nhu cầu, nghề đặc thù; chính sách nội trú cho người học là người dân tộc thiểu số hộ nghèo, cận nghèo người khuyết tật, học sinh phổ thông dân tộc nội trú; hỗ trợ chi phí và vay vốn để đi làm việc ở nước ngoài… 

Có nghề là có việc, có việc là có tiền

Thông tin từ Bộ LĐ-TB&XH cho thấy, triển khai Luật Giáo dục nghề nghiệp, 2017 là năm đầu tiên giáo dục nghề nghiệp đạt 100,2% chỉ tiêu tuyển sinh, so với kết quả tuyển sinh rất thấp của những năm trước đó. Đến thời điểm này, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp cũng đã có kết quả tuyển sinh vượt trội so với cùng kỳ năm ngoái.

Tỷ lệ sinh viên có việc làm sau khi tốt nghiệp phù hợp với ngành nghề đào tạo đạt trên 70%, trong đó nhiều ngành công nghệ, kỹ thuật, du lịch... có tỷ lệ sinh viên có việc làm đạt gần 100%. Nhiều trường đã cam kết đảm bảo việc làm cho người học với mức thu nhập khởi điểm từ 5 - 7 triệu đồng.  So với giáo dục đại học, tỷ lệ có việc làm đúng chuyên ngành của giáo dục nghề nghiệp là cao hơn hẳn. 

Hiện nay, hệ thống GDNN có gần 2000 cơ sở giáo dục nghề nghiệp cung cấp đào tạo nhiều ngành, nghề khác nhau ở các trình độ sơ cấp, trung cấp và cao đẳng. Trong những năm gần đây và trong thời gian tới, các ngành, nghề có nhu cầu nhân lực cao ở Việt Nam chủ yếu trong các nhóm ngành, nghề Công nghệ thông tin, Công nghệ kỹ thuật, cơ khí; Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử và viễn thông; ngoại ngữ; Du lịch, khách sạn, nhà hàng; Dịch vụ thẩm mỹ; Điều dưỡng – hộ sinh...

Đọc thêm

Các trường 'điểm' tuyển sinh ra sao khi bỏ thi tuyển vào lớp 6?

Ảnh minh họa
(PLVN) - Theo Bộ GD&ĐT, từ 2025, tuyển sinh THCS sẽ được thực hiện theo phương thức xét tuyển. Đối với các trường chất lượng cao, trường tư có tỷ lệ chọi lớn, địa phương có trách nhiệm hướng dẫn các trường thực hiện dựa vào tình hình thực tế trên cơ sở phù hợp nhất.

Giáo dục thích ứng trong kỷ nguyên số

Phụ huynh, học sinh, người lao động cần tìm hướng đi đúng đắn. (Ảnh minh họa - Nguồn: Hocmai)
(PLVN) - Sự bùng nổ của công nghệ, đặc biệt là AI đang định hình lại môi trường làm việc một cách nhanh chóng và nhu cầu về những kỹ năng mới cũng ngày càng trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.

Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2030: Việt Nam đạt trình độ tiên tiến của khu vực

Ảnh minh họa
Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2030 đặt mục tiêu đưa Việt Nam trở thành một quốc gia có hệ thống giáo dục tiên tiến trong khu vực châu Á. Với trọng tâm phát triển toàn diện con người, nâng cao chất lượng giáo dục ở mọi cấp và đẩy mạnh hội nhập quốc tế, chiến lược này đặt nền móng vững chắc cho một xã hội hiện đại, công bằng và văn minh.

Nhìn lại những quyết sách phát triển giáo dục năm 2024

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn trao đổi về dự thảo Luật Nhà giáo tại Quốc hội. (Ảnh: MOET )
(PLVN) - Xây dựng dự thảo Luật Nhà giáo, thúc đẩy chuyển đổi số đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, hoàn thành chu trình đầu của chương trình giáo dục phổ thông (CT GDPT) 2018, kết thúc kỳ thi cuối cùng của CT GDPT 2006... là những dấu ấn nổi bật của ngành Giáo dục năm 2024 vừa được Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) công bố.

Đi học… hạnh phúc

Cô giáo xuất hiện trong bức ảnh đẹp nhất mùa khai giảng. (Ảnh: NVCC)
(PLVN) - “Người thấy được hạnh phúc của việc học sẽ làm được nhiều việc lớn lao” - là chia sẻ của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn tại Hội thảo “Hạnh phúc trong giáo dục 2024” do Viện Nghiên cứu Giáo dục và Phát triển Nhân lực (EDI) tổ chức.

Những vật dụng cấm mang vào phòng thi tốt nghiệp THPT 2025

Thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 (Ảnh: PV)
(PLVN) - Bộ Giáo dục và Đào tạo mới ban hành Thông tư số 24/2024/TT-BGDĐT ngày 24/12/2024 về Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông, trong đó có quy định rõ về trách nhiệm của thí sinh và những vật dụng không được phép mang vào phòng thi.

Đối tượng nào được miễn thi tốt nghiệp THPT 2025?

Thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024 (Ảnh: PV)
(PLVN) - Thông tư số 24/2024/TT-BGDĐT ngày 24/12/2024 về quy chế thi tốt nghiệp THPT 2025 của Bộ Giáo dục và Đào tạo có quy định rõ những đối tượng được miễn thi tất cả các môn, miễn thi Ngoại ngữ, miễn thi Ngữ văn trong xét công nhận tốt nghiệp THPT...