Những đêm thức học bài nhìn thấy ba trăn trở khi gặp các ca bệnh hiểm nghèo hay lúc chứng kiến cảnh bệnh nhân đau đớn vì bạo bệnh càng khiến Nguyễn Hoàng Phú thêm quyết tâm thực hiện ước mơ thành bác sĩ chữa bệnh cứu người.
Nguyễn Hoàng Phú vừa đỗ thủ khoa ĐH Y Phạm Ngọc Thạch với tổng 3 môn 27,5 điểm. Mấy ngày nay, tin này khiến gia đình, bạn bè và cả bà con ở khu phố 6, phường 14, Q.10, TPHCM đều vui mừng nhưng không ngạc nhiên. Bởi hai chị em Phú đều là những người học giỏi có tiếng ở khu phố này.
Nguyễn Hoàng Phú vừa đỗ thủ khoa ĐH Y Phạm Ngọc Thạch với tổng 3 môn 27,5 điểm. Mấy ngày nay, tin này khiến gia đình, bạn bè và cả bà con ở khu phố 6, phường 14, Q.10, TPHCM đều vui mừng nhưng không ngạc nhiên. Bởi hai chị em Phú đều là những người học giỏi có tiếng ở khu phố này.
Ngoài khối B thi vào ngành Bác sỹ đa khoa ở ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch, Phú trúng tuyển vào khoa Công nghệ thông tin, ĐH Khoa học Tự nhiên (ĐHQG TP.HCM) với 23,5 điểm.
Nguyễn Hoàng Phú vừa đỗ thủ khoa ĐH Y Phạm Ngọc Thạch |
Trong suốt 12 năm học, Phú đều đạt danh hiệu học sinh giỏi. Năm lớp 11, Phú được gọi vào đội chuyên hóa của Trường THPT Bùi Thị Xuân. Ngay trong năm đó, Phú mang về cho trường giải 3 môn Hóa cấp thành phố. Năm sau, cậu bước lên bục cao nhất trong buổi trao giải cuộc thi học sinh giỏi cấp thành khi đạt giải nhất môn Hóa. Trong các môn Toán, Hóa, Sinh, Lý…, chưa năm nào điểm trung bình môn của Phú dưới 9,5.
Đạt thành tích học tập cao là thế nhưng bất ngờ là mỗi ngày Phú chỉ dành 2 giờ đồng hồ cho việc học ở nhà. “Trên lớp, em gắng ghi nhớ lời thầy cô giảng bài. Về nhà, em chỉ cần làm lại bài tập để củng cố kiến thức. Cuối tuần em xem lại tuần này mình đã học thêm những gì, nhớ được những kiến thức nào. Cái nào quên, em lấy sách vở ra học ngay. Cái nào khó nhớ, em ghi vào cuốn sổ tay để học lại. Thời gian còn lại, em dành cho việc tích lũy kiến thức xã hội” - Phú chia sẻ.
Khi được hỏi về lí do thi vào ngành Bác sĩ, Phú tâm sự: Từ lúc nhỏ, những ngày ba trực đêm ở bệnh viện 7A (Q.5), Phú thường theo mẹ mang cơm vào cho ba. Em ngưỡng mộ ba và các cô chú khi khoác chiếc áo blouse trắng với ống nghe, kim tiêm… tất bật cứu người. Chứng kiến những cảnh bệnh nhân khóc than, quằn quại vì bạo bệnh không làm Phú sợ mà theo vào trong cả giấc mơ của em.
Rồi những đêm em vừa học bài vừa nghe tiếng thở dài, trăn trở của ba khi gặp các ca bệnh hiểm nghèo. Lúc ấy, em càng quyết tâm học giỏi để làm bác sĩ chữa bệnh, cứu người. Sống trong điều kiện đầy đủ, con đường đến trường của Phú khá bằng phẳng. Dù vậy, Phú lại nghĩ khác: “Gia đình luôn là chỗ dựa vững chắc cho em khi bước ra đời. Nhưng đi hoài trên con đường thẳng, em sẽ không biết quý trọng những gì mình đang có”.
Tân thủ khoa cũng là một tay ghi ta khá cừ. |
Để thoát khỏi vỏ bọc của “cậu ấm”, Phú đạp xe rong ruổi trên các con đường, quán cóc tìm việc làm thêm, trải nghiệm cuộc sống. Được biết, lúc đầu khi Phú làm đơn thi ĐH, không ít bạn bè ngạc nhiên. Với điều kiện gia đình Phú, ba mẹ thừa sức cho em đi du học ở trời Tây nhưng Phú lại muốn tự đi trên chính đôi chân của mình. Phú bật mí: “Sắp tới, em vừa học vừa săn học bổng vừa sức với mình để thực hiện ước mơ. Sau khi học hỏi y học nước ngoài, em sẽ về nước phục vụ bệnh nhân”. Không chỉ học giỏi, Phú còn có nhiều tài lẻ. Khi học hành căng thẳng, em thường giải tỏa stress bằng cách ôm đàn ghi ta hát nghêu ngao. Tân thủ khoa ĐH Y Phạm Ngọc Thạch cũng rất mê đá bóng. Trong các trận đá bóng của lớp 12A1 với các bạn cùng trường, chưa bao giờ Phú vắng mặt. Chàng tiền vệ cánh phải cho biết: “Em phải tự cân bằng áp lực học tập với cuộc sống. Những lúc không đi đá bóng, em phụ mẹ quét nhà, dọn dẹp đồ đạc”.
Theo Lê Phương
Dân Trí
Dân Trí