Học để chạm tay tới khát vọng

Lớp xóa mù chữ tại xã Xuân La, huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn. (Ảnh trong bài: Trung tâm học tập cộng đồng xã Xuân La)
Lớp xóa mù chữ tại xã Xuân La, huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn. (Ảnh trong bài: Trung tâm học tập cộng đồng xã Xuân La)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Một phụ nữ Tày từng đi bộ 40km đến trường giờ đây đã là một nữ doanh nhân thành đạt. Một cô gái dân tộc Xtiêng đã gạt đi những lời ngăn cản từ hàng xóm láng giềng và hoàn thành ước mơ trở thành nhiếp ảnh gia… Đó là một vài câu chuyện đời thực trong số rất nhiều câu chuyện khẳng định tầm quan trọng của giáo dục tới trẻ em gái dân tộc thiểu số.

“Không còn trẻ em nghỉ học lấy chồng”

Tại Việt Nam, các vùng dân tộc thiểu số thường gặp nhiều khó khăn hơn so với các vùng dân số khác bởi các định kiến và rào cản văn hóa. Mặc dù đã có những tiến bộ trong phổ cập giáo dục cơ bản, trẻ em dân tộc thiểu số, đặc biệt là trẻ em gái vẫn có nguy cơ bỏ học cao hơn các nhóm trẻ em khác.

Sinh ra trong một gia đình dân tộc Mông có hoàn cảnh khó khăn, thuộc hộ nghèo ở xã Minh Sơn, huyện Bắc Mê, tỉnh Hà Giang, em Vàng Thị Máy, học sinh lớp 9 Trường PTDTBT-THCS Minh Sơn, Bắc Mê, Hà Giang (năm học 2021 - 2022) đã vượt qua rất nhiều khó khăn để được đến trường, một việc ngỡ đơn giản với nhiều trẻ em khác.

Theo em Vàng Thị Máy, hành trình học tập của em có những lúc tưởng chừng phải dừng lại vì hoàn cảnh gia đình thiếu thốn, neo người, sức khỏe của bố không tốt. Nhưng nhờ tình yêu thương của bố, sự giúp đỡ của chính quyền địa phương và thầy cô đã giúp em vững tin bước tiếp. Trong quá trình học tập, em cũng đã rất mặc cảm và tủi thân vì không có mẹ như các bạn khác trong lớp. Thậm chí em đã từng suy nghĩ bỏ học vì thấy bố một mình làm việc vất vả và anh chị muốn em phải ở nhà để làm việc và chăm sóc bố.

Dù hoàn cảnh khó khăn là thế, nhưng Máy không ngừng mơ ước về một tương lai tốt đẹp hơn. Máy luôn luôn khát khao sau khi tốt nghiệp trung học cơ sở sẽ tiếp tục được theo học trung học phổ thông hoặc một trường dạy nghề nào đó. Em ước mơ sau này có một công việc ổn định tại địa phương, để được đóng góp công sức nhỏ bé của mình vào việc xây dựng làng, bản và để được ở gần chăm sóc bố và nuôi em trai ăn học. “Hãy luôn cố gắng, phấn đấu xóa bỏ mọi ranh giới để thực hiện ước mơ. Chúc các bạn sẽ thực hiện thành công ước mơ của mình!”. Đó là lời nhắn gửi của Máy tới các bạn nữ sinh dân tộc thiểu số có hoàn cảnh khó khăn như em.

Hay như câu chuyện của cô giáo Sải Thị Chúc, dân tộc Nùng, giáo viên Trường Phổ thông DTBT TH&THCS Bản Máy, huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang. Cô Chúc từng rơi vào định kiến con gái học làm gì nhiều, lấy chồng, sinh con là được rồi. Nhưng với nghị lực thay đổi cuộc sống cùng với sự động viên của bố, cô Chúc đã thực hiện được ước mơ của mình. Giờ đây, cô bé Chúc ngày nào đã trở thành cô giáo vùng cao, ngày ngày gieo ước mơ cho những cô cậu học trò với hoài bão vượt ra khỏi bản làng.

Cô Sài Thị Chúc chia sẻ, vốn sinh ra từ bản làng, chính tôi cũng là nạn nhân của định kiến phân biệt giới tính nên tôi hiểu rõ tâm lí của người dân và học sinh nơi đây. Khó khăn chồng chất khó khăn, cái nghèo vẫn luôn đeo bám họ. Bởi thế, cô đã tích cực đến từng nhà, chia sẻ những điều tôi biết, về chính câu chuyện của tôi để người dân quê tôi hiểu được sự quan trọng của việc học.

Tại Lễ công bố dự án Chúng tôi có thể giai đoạn 2 - Thúc đẩy bình đẳng giới và giáo dục cho trẻ em gái ở các vùng dân tộc thiểu số Việt Nam, ông Christian Manhart, Trưởng Đại diện UNESCO tại Việt Nam bày tỏ mong muốn Dự án sẽ đóng góp vào Kế hoạch Chiến lược phát triển Giáo dục giai đoạn 2021 - 2030 của Chính phủ Việt Nam, Chiến lược công tác dân tộc và cam kết quốc gia trong việc đạt được các Mục tiêu Phát triển bền vững, đặc biệt là mục tiêu 4 về giáo dục và mục tiêu 5 về bình đẳng giới. Giai đoạn 2 của dự án Chúng tôi có thể được triển khai tại các tỉnh Cao Bằng, Kon Tum và Ninh Thuận, với mục tiêu tiếp tục trao quyền cho thanh niên dân tộc thiểu số, đặc biệt là trẻ em gái và nữ thanh niên tại các trường trung học cơ sở nội trú và các vùng lân cận, để vượt qua định kiến, lên tiếng và hành động vì ước mơ, hy vọng, nguyện vọng trong giáo dục. Giai đoạn 2 sẽ xây dựng các kỹ năng và nền tảng, thúc đẩy một môi trường thuận lợi cho các hoạt động truyền thông, vận động do học sinh khởi xướng và tăng cường cam kết của Chính phủ về giáo dục cho trẻ em, thanh niên dân tộc thiểu số, đặc biệt là trẻ em gái.

Giai đoạn 1 của dự án do UNESCO thực hiện từ năm 2019 - 2022 đã tiếp cận được 16.296 học sinh, trong đó có 8.021 nữ sinh. Bên cạnh đó, 2.136 giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục đã được đào tạo về tư vấn trường học có nhạy cảm giới và hàng nghìn người khác được tiếp cận thông qua việc triển khai khóa học trực tuyến trên toàn quốc. 120 phụ nữ và thanh niên dân tộc thiểu số đã được đào tạo nâng cao năng lực khởi nghiệp và tiếp tục được hỗ trợ thông qua Hội Phụ nữ xã. “Nhiều năm gần đây, song song với dự án Chúng tôi có thể, nhà trường đã thu hút được 100% học sinh đến trường, không có trẻ em phải nghỉ học đi lấy chồng, đó là thành công của nhà trường và bước đầu hướng nghiệp cho các em qua các buổi tham quan thực tế các mô hình tại địa phương”, ông Nguyễn Văn Thái, Phó Hiệu trưởng Trường Phổ thông dân tộc bán trú Minh Tân, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang cho hay.

Và xúc động những lớp học xóa mù chữ

Cô giáo dạy tiếng Việt cho học viên lớp xóa mù chữ.

Cô giáo dạy tiếng Việt cho học viên lớp xóa mù chữ.

Cùng với phổ cập giáo dục, nhiệm vụ duy trì và củng cố kết quả xoá mù chữ được Chính phủ quan tâm đưa vào Nghị quyết về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm. Công tác xoá mù chữ cho người dân nói chung và người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số nói riêng đã được Bộ GD&ĐT chỉ đạo sát sao, quyết liệt. Tại Hội thảo Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng công tác xoá mù chữ cho người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2023 - 2030, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Thường xuyên - Bộ GD&ĐT Hoàng Đức Minh cho biết: Công tác xoá mù chữ là một trong những nhiệm vụ quan trọng của ngành Giáo dục, được quan tâm và bền bỉ triển khai ngay từ những ngày đầu cách mạng Tháng Tám năm 1945, với các phong trào “Bình dân học vụ”, “Người biết chữ dạy người chưa biết chữ” theo lời dạy của Bác Hồ. Biết chữ là điều kiện cần và là “cánh cửa” đầu tiên để bước vào lộ trình của học tập suốt đời đối với mỗi một con người và công tác xoá mù chữ được đặt ra cấp thiết, không thể thiếu và phải được đặt lên hàng đầu của việc nâng cao dân trí, là một tiêu chí để xây dựng xã hội học tập.

Theo báo cáo về thực trạng công tác xoá mù chữ của Vụ Giáo dục Thường xuyên, trong giai đoạn 2021 - 2023, cả nước đã huy động được 79.280 người ra học xoá mù chữ. Riêng 51 tỉnh thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia đã huy động được 53.965 người ra học xoá mù chữ, trong đó có 44.087 học viên là người dân tộc thiểu số.

Là giáo viên dạy lớp xóa mù chữ tại xã Xuân La, huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn, cô Dương Thị Ngân chia sẻ, vốn từ ngữ, tiếng Việt của học viên còn rất hạn chế. Có nhiều học viên phát âm tiếng phổ thông chưa chuẩn nên khi giao tiếp với giáo viên còn rụt rè. Vì vậy, một số học viên thường xuyên gặp khó khăn trong tiếp thu kiến thức.

Chị Đặng Mùi Pham, 34 tuổi, người dân tộc Dao, học viên của lớp xóa mù chữ được tổ chức tại xã Xuân La cho biết: “Trước đây gia đình không có điều kiện để đi học nên tôi không biết chữ, cũng vì thế mà tôi làm gì cũng khó khăn. Nhờ có cô giáo giúp đỡ, giờ tôi đã biết đọc, viết chữ và tính toán một số phép tính cơ bản, cuộc sống bớt khó khăn hơn. Tôi mong khi học xong, tôi sẽ đọc và hiểu được nhiều hơn nữa”.

Chị Đặng Thị Viết, một học viên của lớp xóa mù chữ ở xã Xuân La tâm sự, khao khát lớn nhất của chị là được đi học và biết chữ. Ngày đầu tiên được cô Dương Thị Ngân phát đồ dùng học tập tại lớp xóa mù chữ, chị đã ôm cặp sách và khóc vì sung sướng. “Ngày xưa tôi học lớp một, các thầy cô bảo mua sách nhưng do hoàn cảnh gia đình quá khó khăn, không có tiền để sắm đồ dùng học tập nên tôi đã bỏ học. Bây giờ được có cặp sách mới, thực sự tôi rất vui, xúc động, tự dưng nước mắt cứ chảy ra”…

Nhiều học viên khác ở xã Xuân La chia sẻ, sau khi học chữ, họ có thể hiểu thông tin cá nhân như giấy khai sinh và thẻ bảo hiểm y tế. Họ đã tự đọc được tên phòng ở bệnh viện và hiểu rõ quyền lợi khi nhận tiền chế độ. Vốn tiếng Việt phong phú giúp họ tiếp cận thông tin tuyên truyền và kiến thức khoa học dễ dàng hơn. Đặc biệt những người phụ nữ biết chữ có thể dạy con cái kỹ năng sống, bảo vệ bản thân trong các độ tuổi hay diễn ra tình trạng tảo hôn hoặc nghỉ học giữa chừng. Nhờ đó, chất lượng cuộc sống của bà con dân tộc thiểu số dần được cải thiện.

Chị Sùng Thị Chù, ở bản Thào Xa Chỉ, xã Nậm Có mới bắt đầu tham gia lớp xóa mù chữ. Chị Chù cho biết, một phần vì điều kiện gia đình khó khăn, phần khác do chị lấy chồng sớm nên đã ngăn bước con đường đến trường của mình. Bây giờ, qua tuyên truyền của chính quyền địa phương, lại được chồng ủng hộ và bản thân cũng muốn biết chữ, nắm được kiến thức phát triển kinh tế nên chị tìm đến lớp học xóa mù chữ. Mặc dù không vắng mặt buổi học nào dù trời rét hay mưa nhưng do tuổi khá cao nên chị Chù còn khó khăn trong việc ghi nhớ các bài học. Để khắc phục điều này, ngoài giờ lên lớp, chị còn tranh thủ học bài mỗi khi có thời gian rảnh rỗi: “Mình lớn tuổi rồi, đi học cũng vất vả lắm, học mãi mới nhớ, nhưng mà đến lớp vui vì có nhiều chị em cũng đi học như mình. Học được chữ thì mình đọc được sách báo, biết được cách mọi người trồng cây, nuôi con lợn, gà để phát triển kinh tế”.

Theo thầy giáo Vàng A Lù, Trường phổ thông dân tộc bán trú tiểu học Tà Ghênh, xã Nậm Có, huyện Mù Cang Chải: “Tôi thấy các học viên đi học tương đối thường xuyên. Bản thân tôi muốn truyền đạt những kiến thức, kĩ năng đến được cho các học viên để sau này các chị sẽ có những nhìn nhận khác hơn lúc chưa biết chữ”...

Đọc thêm

Người dùng mạng bắt buộc xác thực thông tin cá nhân: Liệu có rủi ro?

Đã có một số mạng xã hội yêu cầu người dùng xác thực tài khoản bằng căn cước công dân/chứng minh nhân dân. (Ảnh: Duyên Phan)
(PLVN) - Từ ngày 25/12/2024, người dùng mạng xã hội sẽ bắt buộc phải xác thực tài khoản bằng số điện thoại hoặc mã số định danh. Đây được đánh giá là bước tiến quan trọng trong việc tăng cường quản lý không gian mạng và bảo vệ người dùng. Tuy nhiên, quy định này cũng đặt ra những lo ngại, bao gồm nguy cơ rò rỉ thông tin cá nhân và việc làm giảm khả năng tiếp cận mạng xã hội của một số đối tượng.

Tìm lối đi cho phân luồng học nghề phổ thông

Kỳ thi tốt nghiệp THPT, tuyển sinh ĐH, CĐ luôn là mục tiêu của HS, phụ huynh. (Ảnh minh họa: PV)
(PLVN) - Tiến sĩ Lê Viết Khuyến, Phó Chủ tịch Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng Việt Nam cho biết, để chủ trương “Đẩy mạnh phân luồng sau trung học cơ sở; định hướng nghề nghiệp ở trung học phổ thông” tại Nghị quyết số 29 sớm trở thành hiện thực, vừa qua Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng Việt Nam đã kiến nghị Thủ tướng và Bộ Giáo dục và Đào tạo cần bổ sung thêm luồng trung học hướng nghiệp vào chương trình giáo dục phổ thông 2018…

Dịch bệnh bí ẩn bùng phát ở Congo, nhiều quốc gia lo ngại nguy cơ lây lan

Đã có hơn 100 trường hợp mắc bệnh X thiệt mạng ở Congo được ghi nhận. (Ảnh: Africa CDC)
(PLVN) - Cộng hòa Dân chủ Congo đang phải đối mặt với một dịch bệnh bí ẩn, được gọi là bệnh X. Tính đến ngày 11/12, có 416 ca bệnh được báo cáo, trong đó có hơn 100 ca tử vong. Có hơn 50% số ca tử vong là trẻ em, đặc biệt là trẻ suy dinh dưỡng. Căn bệnh này bùng phát từ khu vực y tế Panzi, tỉnh Kwango, vào cuối tháng 10/2024 và đang trở thành tâm điểm chú ý trên toàn cầu.

Học sinh Thủ đô và niềm vui cống hiến cho cộng đồng

Người tham gia “The Hunger Games 2024” giao các suất ăn tới CLB Thanh, thiếu niên khuyết tật vườn Hướng Dương. (Ảnh: Hanoi Food Rescue)
(PLVN) - Với lòng nhiệt huyết và trái tim đầy yêu thương, các bạn học sinh Thủ đô đã cùng nhau chung tay thực hiện nhiều hoạt động cộng đồng ý nghĩa. Những hoạt động này không chỉ góp phần xây dựng một xã hội tốt đẹp mà còn lan tỏa niềm vui tới mọi người xung quanh, đồng thời khiến các bạn học sinh tìm thấy hạnh phúc từ chính những việc làm của mình.

Bảo vệ trẻ em trước “bóng ma xâm hại” trên không gian mạng

Trẻ em dễ trở thành đối tượng bị bạo lực và lạm dụng tình dục trên mạng. (Ảnh: Getty)
(PLVN) - Năm 2016, “Thử thách cá voi xanh” (Blue Whale Challenge) từng là hiện tượng mạng nhanh chóng lan rộng ra khắp các nền tảng phổ biến khác trên toàn thế giới như Facebook, Instagram, Snapchat… Khi tham gia “Thử thách cá voi xanh”, trong vòng 50 ngày, người chơi sẽ phải làm theo những nhiệm vụ mà những “người quản lý” đưa ra, với mức độ từ dễ đến khó theo thời gian, cao nhất là tự sát. Đa số những người quản lý và người chơi đều ở độ tuổi đang đi học và đã có rất nhiều đứa trẻ đã chết khi tham gia “Thử thách cá voi xanh”…

Những bài học đau xót vì “anh hùng bàn phím”

Một trong những đối tượng bị tổn thương nhiều nhất do lực lượng “anh hùng bàn phím” trên mạng chính là các em thiếu niên. (Nguồn: TL)
(PLVN) - Trong thời đại số hóa, mạng xã hội đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống. Tuy nhiên, mặt trái của không gian ảo đang lộ rõ qua vấn nạn bạo lực mạng. Những lời chỉ trích, mỉa mai, hay công kích vô căn cứ từ những “anh hùng bàn phím” không chỉ gây tổn thương mà còn để lại những hậu quả khủng khiếp đối với tâm lý, tinh thần và sức khỏe của nạn nhân, đặc biệt là các bạn trẻ.

Chữa lành tổn thương từ “không gian ảo”

Cần phải tách bản thân ra khỏi “thế giới ảo”, gần gũi với thiên nhiên, cuộc sống thực để chữa bệnh do mạng xã hội gây ra. (Ảnh minh họa - Nguồn: Trekking-Camping)
(PLVN) - Theo thống kê, có khoảng 73% người Việt Nam sử dụng Internet. Trong đó, có rất nhiều người thường xuyên dùng các tài khoản mạng xã hội. Đây là một không gian tiện lợi để mọi người trò chuyện, kết nối, nhưng cũng ẩn chứa nhiều rủi ro. Trong đó, không ít cá nhân đã bị tổn thương tâm lý từ cộng đồng “ảo” trên mạng xã hội.

Khởi công Đường cao tốc TP HCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành

Khởi công Đường cao tốc TP HCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành
(PLVN) - Ngày 14/12, tại tỉnh Bình Phước diễn ra Lễ động thổ khởi công công trình Đường cao tốc TP HCM -Thủ Dầu Một - Chơn Thành, đoạn qua tỉnh Bình Phước và công bố giai đoạn 2 Khu công nghiệp Becamex Bình Phước, đồng thời khánh thành giai đoạn 1 nhà máy sản xuất lốp ô tô của Công ty TNHH HAOHUA (Việt Nam). Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà dự các sự kiện.

Công đoàn Việt Nam: Phấn đấu thực hiện tốt chủ trương của Đảng về tinh gọn tổ chức bộ máy

Công đoàn Việt Nam: Phấn đấu thực hiện tốt chủ trương của Đảng về tinh gọn tổ chức bộ máy
(PLVN) - Tại Hội nghị Ban chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam lần thứ 6 (Khoá XIII) diễn ra sáng 13/12, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Hội đồng thi đua khen thưởng Trung ương, Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Nguyễn Đình Khang đã phát động phong trào thi đua yêu nước tới các cấp Công đoàn, đoàn viên và công nhân, viên chức, lao động cả nước.