Hoạt động trợ giúp pháp lý ngày càng đi vào chiều sâu

Hoạt động trợ giúp pháp lý ngày càng đi vào chiều sâu
(PLVN) -Trợ giúp pháp lý (TGPL) là một trong những hoạt động mang tính nhân văn sâu sắc của Đảng và Nhà nước ta, giúp người nghèo, đối tượng chính sách, đối tượng yếu thế tiếp cận pháp luật và công lý. Sau một chặng đường “phủ sóng” rộng khắp, hoạt động này hiện nay đã đi vào chiều sâu theo hướng trọng tâm là thực hiện vụ việc TGPL, đặc biệt là các vụ việc tham gia tố tụng.

Xã hội hóa mạnh hoạt động TGPL

Quán triệt chủ trương xã hội hóa hoạt động bổ trợ tư pháp, Bộ Tư pháp đã giúp Chính phủ chủ trì xây dựng và trình Quốc hội thông qua Luật TGPL từ năm 2006. Luật 2006 đã tạo cơ chế từng bước thực hiện xã hội hóa hoạt động TGPL, huy động các nguồn lực xã hội tham gia thực hiện TGPL và hỗ trợ phát triển các hoạt động TGPL. 

Nhằm tiếp tục đẩy mạnh chủ trương xã hội hóa hoạt động TGPL, Luật TGPL năm 2017 do Bộ Tư pháp giúp Chính phủ chủ trì xây dựng, đã được Quốc hội khóa XIV thông qua. Trong đó, tạo cơ chế đẩy mạnh việc thực hiện chủ trương xã hội hóa hoạt động TGPL, huy động tối đa những người có kiến thức thực tiễn, đã có kinh nghiệm pháp luật và có điều kiện tham gia hoạt động TGPL; quy định cụ thể các loại công việc, hình thức TGPL mà mỗi chủ thể tham gia TGPL được thực hiện; quy định rõ tiêu chí đối với các tổ chức, cá nhân khi tham gia hoạt động TGPL…

Về thể chế, các văn bản hướng dẫn công tác TGPL cũng được xây dựng khá đầy đủ với 1 Nghị định, 1 Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, 8 Thông tư liên tịch, 8 Thông tư của Bộ Tư pháp. Bộ Tư pháp cũng đã chủ động trình Thủ tướng ban hành Chiến lược phát triển TGPL ở Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030; Đề án đổi mới công tác TGPL giai đoạn 2015 – 2025 nhằm đẩy mạnh hoạt động xã hội hóa và đổi mới cơ chế quản lý nhà nước trong lĩnh vực TGPL.

Theo Luật 2017, diện người được TGPL mở rộng từ 6 lên 14 nhóm (ước tính chiếm khoảng 45% dân số cả nước) đã thể hiện đúng bản chất của TGPL là bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người được TGPL, lấy người được TGPL làm trung tâm, góp phần bảo đảm quyền con người, quyền công dân và bảo đảm nguyên tắc tranh tụng theo Nghị quyết số 49-NQ/TW. Đồng thời, tạo chuyển biến tích cực trong nhận thức của các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng về vị trí, vai trò của người bào chữa, người bảo vệ quyền lợi trong các vụ việc tố tụng cũng như hỗ trợ tích cực cho công tác điều tra, truy tố, xét xử của các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng, bảo đảm giải quyết vụ án khách quan, công bằng, đúng pháp luật, góp phần thực hiện cải cách tư pháp theo chủ trương của Đảng trong Chiến lược cải cách tư pháp  

Hệ thống tổ chức, nhân sự làm công tác TGPL được tổ chức rộng khắp các vùng miền trong cả nước và ngày càng được kiện toàn theo hướng tinh gọn, nâng cao hiệu quả hoạt động. Luật TGPL 2017, Đề án đổi mới công tác TGPL đã tạo bước chuyển biến quan trọng nhằm phát triển bền vững, nâng cao chất lượng dịch vụ TGPL, lấy quyền và lợi ích hợp pháp của người được TGPL làm trung tâm, công tác TGPL ngày càng đi vào chiều sâu. 

Các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã rà soát, đánh giá hiệu quả và tổ chức lại các chi nhánh, câu lạc bộ TGPL. Cả nước hiện có 63 Trung tâm TGPL nhà nước với 145 Chi nhánh và 645 trợ giúp viên pháp lý, 725 luật sư ký hợp đồng thực hiện TGPL với Trung tâm, 195 tổ chức tham gia TGPL.

Chú trọng các vụ việc tham gia tố tụng

Đáng chú ý, hoạt động TGPL ngày càng được đổi mới theo hướng tập trung vào hoạt động tố tụng. Số lượng các vụ việc tham gia tố tụng ngày càng tăng, nhiều luận cứ bảo chữa, bảo vệ quyền và lợi ích của người thực hiện TGPL đã được ghi nhận tại các bản án và có nhiều trường hợp mức phạt Tòa tuyên thấp hơn so với mức phạt khi khởi tố hoặc được chuyển khung hình phạt nhẹ hơn… Cụ thể, số vụ việ tham gia tố tụng năm 2016 là 7.807 vụ việc; năm 2017 được 10.058 vụ việc (tăng 28,8% so với năm 2016). Năm 2018 là 11.860 vụ việc (tăng 17,9% so với năm 2017 và tăng 51,9% so với năm 2016). Nhờ vậy, đã giải quyết kịp thời, có chất lượng cho nhu cầu TGPL của người thuộc diện được TGPL trên toàn quốc. 

Tuy nhiên, hoạt động TGPL đang đối mặt với một số rào cản. Trong đó phải kể đến việc tiếp cận và sử dụng TGPL của người dân còn hạn chế do trình độ dân trí còn thấp, nhiều người không biết chữ và không nghe hoặc nói được tiếng Việt ở một số tỉnh miền núi, vùng sâu, vùng xa; phương thức truyền thông về TGPL có chỗ chưa phù hợp nên người dân chưa biết đến TGPL; mạng lưới tổ chức thực hiện TGPL, người thực hiện TGPL ở một số địa phương còn mỏng. Ngoài ra, kinh phí hoạt động của một số Trung tâm TGPL nhà nước còn ít và thiếu các trang thiết bị, phương tiện phục vụ cho hoạt động TGPL; sự phối hợp giữa tổ chức thực hiện TGPL và một số cơ quan, tổ chức chưa thật hiệu quả hoặc ở chừng mực nhất định…

Bởi thế, bên cạnh các giải pháp về đào tạo, bồi dưỡng, các giải pháp nâng cao năng lực tiếp cận của người được TGPL thì rất cần chú trọng các giải pháp bảo đảm điều kiện nâng cao chất lượng TGPL. Theo đó, cần nghiên cứu, xây dựng hoặc sửa đổi một số quy định để bảo đảm chế độ, chính sách cho người thực hiện TGPL, tổ chức thực hiện TGPL như cách tính thời gian thực hiện và thủ tục thanh toán chi phí thực hiện vụ việc TGPL; chế độ khen thưởng cho người/tổ chức thực hiện TGPL làm được nhiều vụ việc hiệu quả… 

Đọc thêm

Bạc Liêu: Tăng cường trợ giúp pháp lý cho đồng bào dân tộc thiểu số

Bạc Liêu: Tăng cường trợ giúp pháp lý cho đồng bào dân tộc thiểu số
(PLVN) - Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước tỉnh Bạc Liêu thời gian qua đã triển khai nhiều hoạt động thiết thực nhằm hỗ trợ pháp lý cho đồng bào dân tộc thiểu số tại các xã, phường, thị trấn có đông đồng bào sinh sống. Đồng thời, Trung tâm phối hợp chặt chẽ với các sở, ngành, địa phương tổ chức các đợt truyền thông, phổ biến pháp luật, nâng cao hiểu biết và ý thức chấp hành pháp luật trong cộng đồng.

Hoàn thiện pháp luật tương trợ tư pháp về dân sự theo hướng hiện đại, khả thi

Các đại biểu tại Tổ 13 thảo luận về dự án Luật.
(PLVN) - Sáng 23/6, tiếp tục Kỳ họp thứ 9, Quốc hội thảo luận tại Tổ về dự án Luật Tương trợ tư pháp về dân sự. Qua thảo luận, các đại biểu bày tỏ hoàn toàn tán thành sự cần thiết ban hành Luật; nhấn mạnh, đây là một bước đi đúng đắn, cần thiết và phù hợp với yêu cầu thực tiễn cũng như xu thế hoàn thiện hệ thống pháp luật trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng.

Khánh Hòa tiên phong hoàn thành kết nối hệ thống hộ tịch điện tử theo mô hình chính quyền hai cấp

Cán bộ, công chức, viên chức làm công tác hộ tịch tại Sở Tư pháp Khánh Hòa
(PLVN) - Khánh Hòa vừa ghi dấu ấn nổi bật khi trở thành địa phương đầu tiên trong cả nước hoàn tất kiểm thử tích hợp Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính cấp tỉnh với Hệ thống đăng ký, quản lý hộ tịch điện tử dùng chung theo mô hình chính quyền địa phương hai cấp. Đây là kết quả thể hiện rõ tinh thần chủ động, sự phối hợp hiệu quả và quyết tâm chính trị cao của tỉnh trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ chuyển đổi số và cải cách hành chính theo định hướng của Trung ương và Chính phủ.

Khẩn trương hoàn thiện dự thảo nghị quyết về xử lý vướng mắc do pháp luật trình Quốc hội thông qua

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh phát biểu giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu tại phiên họp.
(PLVN) - Sáng nay, 23/6, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về cơ chế xử lý khó khăn, vướng mắc do quy định của pháp luật. Cuối phiên họp, Uỷ viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh đã có phát biểu giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu tại phiên họp.

Nghị quyết về xử lý khó khăn, vướng mắc do quy định của pháp luật: Kiến nghị đẩy sớm thời gian có hiệu lực

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định điều hành nội dung phiên họp sáng 23/6
(PLVN) - Thảo luận ở hội trường về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về cơ chế xử lý khó khăn, vướng mắc do quy định của pháp luật sáng 23/6, các đại biểu Quốc hội bày tỏ tán thành cao với việc ban hành Nghị quyết với các nội dung như Tờ trình và dự thảo Nghị quyết do Chính phủ trình; đồng thời đề nghị Quốc hội cho phép Nghị quyết có hiệu lực ngay từ ngày Quốc hội thông qua để các cơ quan có đủ thời gian tập trung cho công tác rà soát, xử lý, tháo gỡ những điểm nghẽn của pháp luật.

Cần sớm hoàn thiện hệ thống pháp luật về thi hành án dân sự

Quang cảnh buổi khảo sát. (Ảnh: TTXVN)
(PLVN) - Qua thực tiễn triển khai công tác thi hành án dân sự từ năm 2020 đến hết tháng 3/2025 cho thấy, còn nhiều hạn chế, vướng mắc trong quá trình thực hiện Luật Thi hành án dân sự. Bên cạnh những nguyên nhân như đội ngũ chấp hành viên, công chức thi hành án thiếu so với yêu cầu, còn hạn chế về trình độ, năng lực, cơ sở vật chất chưa bảo đảm… thì còn một nguyên nhân từ một số quy định của Luật Thi hành án dân sự và các văn bản pháp luật liên quan chưa thống nhất, thiếu tính khả thi.

Xây dựng quy trình đặc biệt để xử lý ngay vướng mắc, bất cập trong quy định pháp luật

Bộ trưởng Nguyễn Hải Ninh trình bày Tờ trình dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về cơ chế xử lý khó khăn, vướng mắc do quy định của pháp luật. (Ảnh: Cổng TTĐTQH)
(PLVN) - Theo Bộ trưởng Bộ Tư pháp, sẽ xây dựng quy trình đặc biệt để xử lý ngay một số vướng mắc, bất cập trong các quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật có tính cấp bách; bảo đảm kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong quá trình xử lý các khó khăn, vướng mắc do quy định của pháp luật.

Lãnh đạo Bộ Tư pháp chúc mừng Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam 21/6

Lãnh đạo Bộ Tư pháp chúc mừng Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam 21/6
(PLVN) -  Nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2025), thay mặt Lãnh đạo Bộ Tư pháp, các đồng chí Thứ trưởng Đặng Hoàng Oanh, Nguyễn Thanh Ngọc và đồng chí Nguyễn Quang Thái, Phó Bí thư chuyên trách Đảng ủy Bộ đã đến thăm, tặng hoa chúc mừng một số cơ quan, đơn vị.

Tập trung cao độ, huy động tối đa nguồn lực hoàn thành các mốc tiến độ cơ sở 2 Trường Đại học Luật Hà Nội

Thứ trưởng Đặng Hoàng Oanh đi kiểm tra thực địa tại các hạng mục chính của dự án.
(PLVN) -Ngày 26/5, tại cơ sở 2 Trường Đại học Luật Hà Nội, TP Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh, Thứ trưởng Đặng Hoàng Oanh đã làm việc với chủ đầu tư và các đơn vị liên quan nhằm kiểm tra tiến độ triển khai, hướng tới mục tiêu hoàn thành thi công vào 15/7/2025 và hướng đến khai thác chính thức từ 1/1/2026.

Cục Kế hoạch – Tài chính tổ chức thành công Đại hội Đảng bộ lần thứ II, nhiệm kỳ 2025-2030

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy Bộ Tư pháp Cao Xuân Thủy tặng hoa chúc mừng Ban chấp hành Đảng bộ Cục Kế hoạch – Tài chính nhiệm kỳ 2025-2030.
(PLVN) - Chiều 20/6, tại trụ sở Bộ Tư pháp, với phương châm Đoàn kết, trách nhiệm, kỷ cương, đổi mới, sáng tạo, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, Cục Kế hoạch – Tài chính đã tổ chức thành công Đại hội Đảng bộ lần thứ II, nhiệm kỳ 2025-2030. Dự và chỉ đạo Đại hội có đồng chí Nguyễn Quang Thái – Phó Bí thư chuyên trách Đảng uỷ Bộ Tư pháp.

Ban hành Thông tư hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Sở Tư pháp

Ban hành Thông tư hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Sở Tư pháp
(PLVN) -Bộ trưởng Bộ Tư pháp vừa ban hành Thông tư hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Sở Tư pháp thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân thuộc Ủy ban nhân dân xã, phường, đặc khu trong lĩnh vực tư pháp.