Hoạt động thực tập trong chương trình đào tạo chung nguồn Thẩm phán, kiểm sát viên, Luật sư

Học viên Lớp đào tạo chung nguồn thẩm phán, kiểm sát viên, luật sư khoá 1 tại Hà Nội tham gia kiến tập tại trại giam Tân Lập.
Học viên Lớp đào tạo chung nguồn thẩm phán, kiểm sát viên, luật sư khoá 1 tại Hà Nội tham gia kiến tập tại trại giam Tân Lập.
(PLVN) -Trong những năm gần đây, bên cạnh việc triển khai đào tạo riêng từng chức danh, Học viện Tư pháp đã triển khai mô hình đào tạo chung nguồn thẩm phán, kiểm sát viên, luật sư.

Với tính chất là chương trình đào tạo nghề, các thành tố của chương trình đều có tính thực tiễn và chú trọng giảng dạy về kỹ năng thực hành cho học viên. Trong xây dựng và triển khai chương trình đào tạo, Học viện Tư pháp đã đặc biệt chú trọng kết nối giữa lý thuyết và thực tiễn hành nghề của thẩm phán, kiểm sát viên, luật sư. Điều này được thể hiện rõ nét trong học phần thực tập (đào tạo thực tế) của chương trình đào tạo. Cụ thể như sau:

Về thời lượng: Phần thực tập trong chương trình đào tạo hiện hành là 09 tín chỉ (chiếm tỉ lệ 17,3% tổng số tín chỉ của chương trình đào tạo) được chia thành 03 học phần tương ứng với việc thực hành nghề nghiệp của từng chức danh thẩm phán, kiểm sát viên, luật sư (TT1, TT2, TT3). Việc phân chia các học phần theo từng chức danh nhằm tạo thuận lợi cho quá trình tổ chức thực tập của Học viện, tạo điều kiện tốt nhất cho học viên. Theo đó, có thể xếp lịch thực tập từng môn trong các thời điểm phù hợp của khóa học thay vì tổ chức thực tập toàn bộ cả 09 tín chỉ vào một giai đoạn; tạo thuận lợi cho học viên tham gia thực tập, học viên chưa hoàn thành phần thực tập đối với chức danh nào chỉ phải thực tập lại học phần tương ứng với chức danh đó không phải học lại toàn bộ 09 tín chỉ thực tập; tăng tính liên thông với chương trình đào tạo nghề luật sư vì có thể liên thông học học phần Thực tập kỹ năng nghề nghiệp của luật sư (TT3) trong chương trình đào tạo luật sư.

Về nội dung: Trong thời gian thực tập, học viên trực tiếp được thực hiện hoặc quan sát, đúc rút kinh nghiệm thực hiện các hoạt động nghề nghiệp của mỗi chức danh như nghiên cứu hồ sơ; trao đổi, tiếp xúc với khách hàng; điều khiển phiên họp kiểm tra việc tiếp cận, giao nộp, công khai chứng cứ và hòa giải; tham dự phiên tòa sơ thẩm…Các hoạt động thực tập đều được sự hướng dẫn trực tiếp của các Thẩm phán, Kiểm sát viên, Luật sư giàu kinh nghiệm. Qua các hoạt động thực tập, học viên có cơ hội, điều kiện kiểm chứng kiến thức, kỹ năng đã được trang bị tại nhà trường; phát hiện và điều chỉnh khoảng cách giữa lý thuyết và thực tiễn giải quyết vụ việc; trải nghiệm và tích lũy kinh nghiệm nghề nghiệp; giúp cho việc định hướng lựa chọn nghề nghiệp sau khi tốt nghiệp.

Về cách thức tổ chức: Trong thời gian thực tập, học viên thực hành nghề tại các Tòa án, Viện kiểm sát, tổ chức hành nghề luật sư đồng thời có cơ hội được hướng dẫn, học hỏi kinh nghiệm từ các thẩm phán, kiểm sát viên, luật sư giàu kinh nghiệm qua các buổi thực hành, trao đổi kinh nghiệm tại đơn vị tiếp nhận thực tập hoặc tại Học viện. Việc thiết kế một thời gian hợp lý cho học viên thực tập tại Học viện Tư pháp phù hợp với đặc thù về các đối tượng học viên theo học Lớp đào tạo chung nguồn thẩm phán, kiểm sát viên, luật sư đại đa số là những người đang đi làm ở nhiều lĩnh vực ngành nghề khác nhau, thời gian học là thứ bảy, chủ nhật, vì vậy nếu phải dành thời gian liên tục trong nhiều tháng để tham gia thực tập theo chương trình đào tạo sẽ khó khăn cho các học viên trong quá trình thực hiện, bởi lẽ công việc sẽ bị gián đoạn trong thời gian dài. Hoạt động hướng dẫn thực hành, trao đổi kinh nghiệm nghề nghiệp tại Học viện Tư pháp được thực hiện bởi các giảng viên cơ hữu, các Thẩm phán, Kiểm sát viên, Luật sư giàu kinh nghiệm nên bảo đảm chất lượng, hiệu quả cao.

Có thể nói, tăng cường tính thực tiễn của chương trình đào tạo là một trong những định hướng lớn trong việc xây dựng, phát triển các chương trình đào tạo tại Học viện Tư pháp nói chung và chương trình đào tạo chung nguồn thẩm phán, kiểm sát viên, luật sư nói riêng, phù hơp với nền tảng triết lý đào tạo “thực học, thực nghề”. Thực tế tổ chức thực tập các kỹ năng nghề nghiệp cho học viên Lớp đào tạo chung nguồn Thẩm phán, Kiểm sát viên, Luật sư trong thời gian qua cho thấy cơ chế thực tập hiện nay đã phù hợp với đối tượng học viên; tăng cường khả năng tiếp cận và thực hành các kỹ năng nghề nghiệp trong môi trường hành nghề thực tế.

Chương trình đào tạo chung nguồn thẩm phán, kiểm sát viên, luật sư có mục tiêu đào tạo nguồn thẩm phán, kiểm sát viên, luật sư từ những người có trình độ cử nhân luật trở lên, trang bị cho học viên đạo đức nghề nghiệp, kiến thức chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp để tạo nguồn bổ nhiệm thẩm phán, kiểm sát viên, công nhận luật sư, góp phần tạo sự đột phá trong công tác đào tạo nguồn nhân lực, góp phần xây dựng nguồn nhân lực tư pháp có chất lượng cao phục vụ cho công cuộc xây dựng nhà nước pháp quyền, cải cách tư pháp và hội nhập quốc tế của đất nước

Chương trình được thiết kế theo hệ thống tín chỉ, gồm 52 tín chỉ, cụ thể:

- Khối kiến thức và kỹ năng về nghề luật và môi trường nghề luật: 4 tín chỉ

- Khối kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp cơ bản: 31 tín chỉ

- Khối kiến thực hành nghề: 9 tín chỉ

- Khối kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp chuyên sâu: 8 tín chỉ

Thông tin chi tiết về chương trình đào tạo và thông tin tuyển sinh xin xem tại website: www.hocvientuphap.edu.vn

Đọc thêm

Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật Hội thảo tham vấn ý kiến về đề xuất sửa đổi Nghị định hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật Hội thảo tham vấn ý kiến về đề xuất sửa đổi Nghị định hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa
(PLVN) -Thực hiện Chương trình hỗ trợ pháp lý liên ngành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn 2021-2025 và Đề án về nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp giai đoạn 2021-2030 năm 2024, chiều ngày 04/11/2024, Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật tổ chức Hội thảo tham vấn ý kiến về việc sửa đổi, bổ sung Nghị định số 55/2019/NĐ-CP ngày 26/4/2019 của Chính phủ về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tại thành phố Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng.

Tổ chức đấu giá Quyền sử dụng đất tại Khu đất dịch vụ Đông Đạo, phường Đồng Tâm, thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc

Đồng chí Phùng Huy Thọ - Đấu giá viên, phó Giám đốc phụ trách Trung tâm Dịch vụ đấu giá tài sản tỉnh Vĩnh Phúc điều hành cuộc bán đấu giá
(PLVN) - Căn cứ Quyết định số 22/QĐ-TNMT ngày 18/9/2024 của Phòng Tài nguyên và Môi Trường về việc phê duyệt kết quả lựa chọn đơn vị thực hiện đấu giá QSD đất đối với 05 thửa đất thuộc dự án: Khu đất dịch vụ Đông Đạo, phường Đồng Tâm, thành phố Vĩnh Yên; Hợp đồng dịch vụ đấu giá quyền sử dụng đất số 24/2024/HĐ-DVĐGQSDĐ ngày 23/9/2024 ký giữa Trung tâm dịch vụ đấu giá tài sản tỉnh Vĩnh Phúc với Phòng Tài Nguyên và Môi Trường thành phố Vĩnh Yên. Vừa qua, Trung tâm dịch vụ đấu giá tài sản tỉnh Vĩnh Phúc tổ chức bán đấu giá thành công 5/5 ô đất với tổng giá khởi điểm là 17.316.000.000 đồng.

Hơn 400 học sinh tham dự phiên tòa xét xử lưu động tại Lào Cai

Hơn 400 học sinh tham dự phiên tòa xét xử lưu động tại Lào Cai
(PLVN) -  Ngày 4/11/2024, tại Trường THCS Bắc Cường, Tòa án nhân dân Thành phố Lào Cai đã tổ chức phiên tòa xét xử lưu động vụ án hình sự mua bán, tàng trữ trái phép chất ma túy. Phiên tòa có sự tham dự của cán bộ, giáo viên và hơn 400 học sinh trường THCS Bắc Cường, thành phố Lào Cai.

Đoàn công tác của Bộ Tư pháp tham dự Hội nghị chuyên gia pháp luật Châu Á lần thứ 12

Đoàn công tác của Bộ Tư pháp tham dự Hội nghị chuyên gia pháp luật Châu Á lần thứ 12
(PLVN) -Nhận lời mời của Bộ trưởng Lập pháp Chính phủ Hàn Quốc, trong khuôn khổ chuyến thăm và làm việc tại Hàn Quốc, ngày 01/11/2024, Đoàn công tác của Bộ Tư pháp do Thứ trưởng Nguyễn Khánh Ngọc làm Trưởng đoàn đã tham dự Hội nghị chuyên gia pháp luật Châu Á lần thứ 12 (ALES 12) tại Seoul, Hàn Quốc.

Bình Định ban hành Quy chế phối hợp trong quản lý nhà nước về đăng ký biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất

Ảnh minh họa
(PLVN) - UBND tỉnh Bình Định vừa ban hành Quy chế phối hợp trong quản lý nhà nước về đăng ký biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất nhằm kịp thời giải quyết các yêu cầu của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn về đăng ký biện pháp bảo đảm.

Khởi công xây dựng "Mái ấm Tư pháp" tại Lào Cai

Khởi công xây dựng "Mái ấm Tư pháp" tại Lào Cai

(PLVN) -  Ngày 1/11/2024, tại thôn Nậm Lòn, xã Cốc Lầu, huyện Bắc Hà đã diễn ra lễ khởi công xây dựng nhà "Mái ấm Tư pháp" cho ông Hầu Seo Dỉ - Công chức Tư pháp - Hộ tịch xã Cốc Lầu bị sập và hư hỏng hoàn toàn căn nhà cấp 4 mới xây do ảnh hưởng của cơn bão số 3 gây ra.

Sửa đổi quy trình ban hành văn bản pháp luật, tạo thuận lợi cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội

TS. Đinh Văn Minh, Nguyên Vụ trưởng Vụ Pháp chế- Thanh tra Chính phủ
(PLVN) - Nên xem xét lại cách quy định như hiện nay chỉ cho phép Chính phủ quy định chi tiết những điều khoản được xác định ngay trong luật. Thực tế xây dựng các văn bản hướng dẫn đã gặp không ít khó khăn từ quy định này và để không bị “bó tay” trước yêu cầu thực tiễn đặt ra trong quá trình triển khai luật, các Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành với tên gọi là “các biện pháp bảo đảm thi hành”. Điều này cần được cân nhắc, điều chỉnh trong thời gian tới để tránh tình trạng "tự trói tay" mình rồi lại phải cố gắng "tự giải thoát" như hiện nay

Cán bộ Tư pháp - Hộ tịch Dương Chính Nghĩa 20 năm tận tuỵ với tư pháp cơ sở

Anh Dương Chính Nghĩa 20 năm tận tụy với công việc tư pháp ở cơ sở.
(PLVN) - Anh Dương Chính Nghĩa, công chức tư pháp - hộ tịch xã Tượng Sơn, huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh) đã có gần 20 năm gắn bó với công việc tư pháp - hộ tịch ở cơ sở. Với địa bàn rộng, đông dân cư nhưng anh Nghĩa luôn tâm huyết, trách nhiệm, yêu nghề, nỗ lực hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao và luôn là “lá cờ đầu” triển khai các mô hình điểm về phổ biến, giáo dục pháp luật tại Hà Tĩnh.

Bạc Liêu: Bồi dưỡng, tập huấn kiến thức về nghiệp vụ giám định tư pháp

Bạc Liêu: Bồi dưỡng, tập huấn kiến thức về nghiệp vụ giám định tư pháp
(PLVN) - Ngày 2/11, Sở Tư pháp tỉnh Bạc Liêu chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp tổ chức lớp bồi dưỡng nghiệp vụ giám định tư pháp cho cán bộ, công chức, viên chức làm công tác giám định tư pháp trên địa bàn tỉnh, nắm rõ các quy định của pháp luật về giám định tư pháp, một số kỹ năng pháp lý cơ bản, cần thiết của người giám định viên tư pháp.

Chủ quyền nhân dân trong xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam

GS.TS Trần Ngọc Đường, Nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội
(PLVN) - Tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ quyền nhân dân xuyên suốt trong tư duy lý luận và quan điểm, đường lối của Đảng ta về xây dựng nhà nước, từ nhà nước dân chủ nhân dân, rồi nhà nước chuyên chính vô sản và hiện nay là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Cốt lõi trong quan điểm về chủ quyền nhân dân là tư tưởng chính quyền thuộc về nhân dân.

Khoa Pháp luật Kinh tế, Trường Đại học Luật Hà Nội: Không ngừng đổi mới và phát triển

TS. Đoàn Trung Kiên, Hiệu trưởng Trường Đại học Luật Hà Nội.
(PLVN) - Ngày 3/11/2024, Khoa Pháp luật Kinh tế, Trường Đại học Luật Hà Nội tổ chức gặp mặt truyền thống 45 năm ngày thành lập (10 /11/1979 – 10/11/2024 ) và đón nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ. Sau 45 năm thành lập, Khoa Pháp luật kinh tế đã chủ động, sáng tạo, phát triển không ngừng, có nhiều đóng góp trong thực hiện sứ mạng, tầm nhìn của Nhà trường. Nhân dịp này, Báo Pháp luật Việt Nam đã phỏng vấn TS. Đoàn Trung Kiên, Hiệu trưởng Nhà trường.