Hoạt động dịch vụ việc làm có cần kiểm soát bằng điều kiện kinh doanh?

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
(PLO) - Theo quan điểm của các chuyên gia và doanh nghiệp, hoạt động dịch vụ việc làm không cần thiết phải kiểm soát bằng điều kiện kinh doanh, và giả sử đây là ngành, nghề cần thiết phải kiểm soát bằng các điều kiện kinh doanh, thì những điều kiện kinh doanh hiện hành tại Nghị định 52/2014/NĐ-CP cũng không hợp lý, từ đó có thể xem xét bỏ điều kiện kinh doanh này.

 Có cần thiết?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 14 Bộ luật Lao động thì “Tổ chức dịch vụ việc làm có chức năng tư vấn, giới thiệu việc làm và dạy nghề cho người lao động (NLĐ); cung ứng và tuyển LĐ theo yêu cầu của người sử dụng lao động (NSDLĐ); thu thập, cung cấp thông tin về thị trường LĐ và thực hiện nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật”.

“Dịch vụ việc làm” là hoạt động có tính chất cung cấp dịch vụ cho NLĐ, NSDLĐ. Nói cách khác, đây bản chất là dịch vụ môi giới việc làm, một quan hệ “tư” thuần túy giữa người cung ứng dịch vụ việc làm với NLĐ, giữa người cung ứng dịch vụ việc làm với NSDLĐ.

Theo nhận định của các chuyên gia và cộng đồng DN được Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tổng hợp trong bản góp ý Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung các Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh và thủ tục hành chính thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, về cơ bản, hoạt động cung ứng dịch vụ việc làm có thể tác động tới lợi ích công cộng ở hai góc độ. 

Từ góc độ tích cực, hoạt động này sẽ giúp cho người dân tìm kiếm được việc làm, giảm tình trạng thất nghiệp, giúp cơ sở sản xuất kinh doanh tìm kiếm được nhân lực phục vụ, đáp ứng nhu cầu sản xuất, kinh doanh.

Từ góc độ tiêu cực, nếu là trường hợp cung ứng dịch vụ cho NSDLĐ có hoạt động kinh doanh ngầm, trái pháp luật, sử dụng LĐ không tuân thủ các quy định của pháp luật LĐ…, có thể khiến NLĐ bị thiệt hại. Mặc dù vậy, trong những trường hợp như thế này, nguyên nhân chính là ở cơ sở sử dụng LĐ chứ không phải ở đơn vị cung ứng dịch vụ việc làm. Hơn thế nữa, nếu không có bên cung ứng dịch vụ việc làm, NSDLĐ, NLĐ trong những trường hợp này vẫn có nhiều kênh khác để tìm đến được nhau.

Vì thế, cộng đồng DN cho rằng, trong tổng thể, có thể thấy mức độ tác động của hoạt động này tới các lợi ích công cộng có thể có nhưng không đến mức buộc Nhà nước phải kiểm soát bằng điều kiện kinh doanh. Đó là chưa kể tới những lợi ích mà dịch vụ này mang lại cho thị trường LĐ. Vì vậy, không nên xếp dịch vụ việc làm vào nhóm các ngành nghề kinh doanh có điều kiện mà chỉ nên coi đây là ngành nghề kinh doanh thông thường, quản lý bằng các biện pháp quản lý chung (theo pháp luật về đăng ký kinh doanh, đầu tư…)

Nhiều điều kiện chưa hợp lý

Tuy nhiên, giả sử đây là ngành, nghề cần thiết phải kiểm soát bằng các điều kiện kinh doanh, thì các chuyên gia của VCCI cũng chỉ ra những điều kiện kinh doanh hiện hành không hợp lý.

Ví dụ, điều kiện về trụ sở, theo Điều 8 Nghị định 52/2014/NĐ-CP  điều kiện thủ tục cấp giấy phép doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm thì “Địa điểm đặt trụ sở, chi nhánh của doanh nghiệp phải ổn định và có thời hạn từ 03 năm (36 tháng) trở lên; nếu là nhà thuộc sở hữu của người đứng tên đăng ký doanh nghiệp thì trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép phải có giấy tờ hợp lệ, nếu là nhà thuê thì phải có hợp đồng thuê nhà có thời hạn thuê từ 03 năm (36 tháng) trở lên”.

Quy định này suy đoán là có thể giúp cho các đối tác của DN dịch vụ việc làm có thể xác định được trụ sở làm việc, tạo niềm tin trong các giao dịch.

Tuy nhiên, quy định này can thiệp quá sâu vào quan hệ thỏa thuận hợp đồng giữa các chủ thể dân sự, bởi, về pháp luật, việc xác định thời hạn thuê bao lâu tùy thuộc vào thỏa thuận của các bên – đây là quyền tự do hợp đồng đã được pháp luật dân sự ghi nhận và bảo vệ. Về thực tiễn kinh doanh, bản thân DN kinh doanh có nhu cầu thay đổi địa điểm kinh doanh trong quá trình kinh doanh vì các lý do khác nhau là chuyện bình thường và là quyền tự do đương nhiên của DN, Nhà nước không cần thiết và cũng không có quyền can thiệp.

Về mục đích, mục tiêu “tạo niềm tin” không phải là mục tiêu công cộng thích hợp để làm căn cứ cho một điều kiện kinh doanh. Bên cạnh đó, về hiệu quả, quy định này không có hiệu quả thực tế trong quản lý đối với DN (bởi DN vẫn có thể thay đổi trụ sở chính sau khi xin giấy phép).

Đối với điều kiện về nhân lực, theo Điều 9 Nghị định 52/2014/NĐ-CP thì “Bộ máy chuyên trách để thực hiện các hoạt động dịch vụ việc làm bao gồm ít nhất 03 nhân viên có trình độ cao đẳng trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, lý lịch rõ ràng”. Quy định này bị coi là bất hợp lý, bởi không có tính đặc thù và không rõ mục tiêu quản lý.

Một điểm bất hợp lý nữa được chỉ ra liên quan đến điều kiện tài chính. Theo khoản 2 Điều 10 Nghị định 52/2014/NĐ-CP thì “DN phải nộp tiền ký quỹ là 300 triệu đồng tại ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp mở tài khoản giao dịch chính”. Việc yêu cầu DN phải ký quỹ một khoản tiền trong suốt quá trình hoạt động sẽ tạo khó khăn về tài chính cho DN, trong khi xét về mặt kinh tế thì một khoản tiền “đóng băng” không được sử dụng kinh doanh là không hợp lý. Việc ký quỹ nhằm mục đích đảm bảo quyền lợi cho các chủ thể chịu thiệt hại trong quá trình hoạt động dịch vụ việc làm của DN. Nhưng, như phân tích ở trên, các chủ thể trong mối quan hệ với DN cung cấp dịch vụ việc làm có thể bảo vệ quyền lợi của mình trên cơ sở hệ thống pháp luật tư, hoạt động này không gây ra thiệt hại trên diện rộng nên mục tiêu này là không cần thiết.

Tin cùng chuyên mục

Sai phạm kéo dài trong tổ chức thi cấp chứng chỉ ngoại ngữ

Sai phạm kéo dài trong tổ chức thi cấp chứng chỉ ngoại ngữ

(PLVN) - Thanh tra Chính phủ (TTCP) vừa công bố Kết luận thanh tra (KLTT) về thực hiện công vụ của cán bộ, công chức, viên chức trong giải quyết thủ tục hành chính (TTHC), cung cấp dịch vụ công (CCDVC) cho người dân và DN tại Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), giai đoạn 15/6/2021 - 30/11/2023.

Đọc thêm

Cà Mau: Thiếu sót trong xây dựng, bồi thường, tái định cư một số dự án

Cà Mau: Thiếu sót trong xây dựng, bồi thường, tái định cư một số dự án
(PLVN) - Thanh tra tỉnh Cà Mau vừa ban hành Kết luận thanh tra 30/KL-TT (KLTT) về việc thanh tra các dự án, hạng mục công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh. Theo KLTT, một số chủ đầu tư các dự án có hạn chế, thiếu sót như: UBND tỉnh; Sở NN&PTNT; Ban Quản lý dự án (BQLDA) công trình xây dựng Cà Mau; BQLDA công trình NN&PTNT; Ban ODA và NGO; BQLDA xây dựng công trình giao thông Cà Mau; Trung tâm Phát triển quỹ đất Cà Mau; UBND huyện Ngọc Hiển, UBND TP Cà Mau, UBND huyện Năm Căn.

Tiếp sự việc công dân phản ánh bị cơ quan đăng ký đất đai 'làm khó': Phó Chủ tịch UBND Hà Nội có chỉ đạo

Tiếp sự việc công dân phản ánh bị cơ quan đăng ký đất đai 'làm khó': Phó Chủ tịch UBND Hà Nội có chỉ đạo
(PLVN) - Sau khi tiếp nhận công văn gửi kèm đơn của bà Nguyễn Thị Vân Khánh (ngụ phường Trung Văn, quận Nam Từ Liêm) có nội dung phản ánh Văn phòng Đăng ký đất đai (VPĐKĐĐ) Chi nhánh quận Hai Bà Trưng ra quyết định ngăn chặn không phù hợp pháp luật, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội mới có chỉ đạo.

Đề xuất các hình thức, biện pháp cứu trợ, hỗ trợ khi tình trạng khẩn cấp xảy ra

Đề xuất các hình thức, biện pháp cứu trợ, hỗ trợ khi tình trạng khẩn cấp xảy ra. (Ảnh: qdnd.vn)
(PLVN) - Bộ Quốc phòng đang dự thảo Luật Tình trạng khẩn cấp nhằm bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ và nâng cao hiệu quả pháp lý của hệ thống pháp luật về tình trạng khẩn cấp; tạo lập cơ sở pháp lý, bảo đảm hiệu lực, hiệu quả thi hành pháp luật nhằm tăng cường tính chủ động trong việc ứng phó, khắc phục kịp thời, hiệu quả trường hợp xảy ra tình huống khẩn cấp, góp phần bảo vệ Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

Sự việc dấu hiệu vi phạm trong cấp sổ đỏ tại Thanh Hóa: Văn phòng Đăng ký đất đai yêu cầu kiểm điểm 2 viên chức

Chi nhánh VPĐKĐĐ huyện Đông Sơn. (Ảnh: Nguyễn Tuấn)
(PLVN) - Ông Nguyễn Bá Khương (ngụ xã Đông Tiến, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa) phản ánh việc cán bộ lập thủ tục, hồ sơ cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCN) không đúng quy định. Mới đây, Văn phòng Đăng ký đất đai (VPĐKĐĐ) Thanh Hóa đã có Văn bản 407/TB-VPĐKĐĐ ngày 22/11/2024 thông báo kết quả giải quyết tố cáo.

Quy định mới về dựng lại hiện trường, giải quyết vụ tai nạn giao thông đường bộ

Quy định mới về dựng lại hiện trường, giải quyết vụ TNGT đường bộ có hiệu lực từ ngày 1/1/2025. (Ảnh: bocongan.gov.vn)
(PLVN) - Bộ Công an đã ban hành Thông tư 72/2024/TT-BCA quy định quy trình điều tra, giải quyết tai nạn giao thông (TNGT) đường bộ của Cảnh sát giao thông (CSGT); trong đó, một trong những nội dung đáng chú ý là quy định dựng lại hiện trường vụ TNGT đường bộ và giải quyết vụ việc theo thủ tục hành chính.

Lợi dụng lòng tin của người khác để lừa bán sang nước ngoài sẽ bị xử lý như thế nào?

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Mua bán người hiện nay diễn ra ngày càng phức tạp với nhiều thủ đoạn tinh vi như lừa "việc nhẹ, lương cao" hoặc mai mối "lấy chồng ngoại quốc". Những hành vi lợi dụng lòng tin để lừa bán người ra nước ngoài sẽ bị xử lý nghiêm khắc, với mức án có thể lên đến 20 năm tù hoặc tù chung thân.

Từ 1/1/2025, Cảnh sát giao thông được dừng phương tiện tham gia giao thông đường bộ để kiểm soát

Ảnh minh họa
(PLVN) -  Theo quy định mới tại Thông tư số 73/2024/TT-BCA của Bộ Công an về quy định công tác tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ của Cảnh sát giao thông, kể từ 1/1/2025, Cảnh sát giao thông được dừng phương tiện tham gia giao thông đường bộ để kiểm soát.