Hoạt động của Quốc hội ngày càng đi vào chiều sâu

Tổng Thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc phát biểu tại phiên họp.
Tổng Thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc phát biểu tại phiên họp.
(PLVN) - Hôm qua (18/12), tiếp tục nội dung của phiên họp thứ 40, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến tổng kết Kỳ họp 8 và chương trình Kỳ họp thứ 9 của Quốc hội.

Trình bày dự thảo báo cáo tổng kết Kỳ họp thứ 8, Tổng Thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc khẳng định, sau 28 ngày làm việc nghiêm túc, trách nhiệm, trí tuệ, đổi mới, lắng nghe và cầu thị, Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIV đã kết thúc tốt đẹp.

“Kết quả kỳ họp tiếp tục khẳng định hoạt động của Quốc hội ngày càng đi vào chiều sâu, đoàn kết, dân chủ, gần dân, sát với thực tiễn. Đồng thời, thể hiện sự chủ động, thận trọng, sát sao trong lãnh đạo, chỉ đạo cũng như trong công tác phối hợp chuẩn bị, tiến hành kỳ họp của cả hệ thống chính trị, được cử tri và nhân dân đánh giá cao”, ông Phúc nhấn mạnh.

Còn những hạn chế cần rút kinh nghiệm

Tuy nhiên cũng theo Tổng Thư ký Quốc hội, bên cạnh kết quả đạt được, việc tổ chức Kỳ họp thứ 8 vẫn còn một số hạn chế cần tiếp tục được lưu ý rút kinh nghiệm. Đó là một số nội dung trình Quốc hội có chất lượng chuẩn bị chưa cao, chậm gửi hồ sơ tài liệu. Chính phủ đề nghị bổ sung gấp nhiều nội dung quan trọng, trong đó có nội dung đã được lưu ý từ rất sớm, gây khó khăn cho công tác chuẩn bị, tiến hành kỳ họp.

Đáng lưu ý, vẫn còn tình trạng nội dung được trình bày, thảo luận công khai tại hội trường, nhưng tài liệu lại đóng dấu “mật”, gây khó khăn, lúng túng trong sử dụng thông tin của đại biểu Quốc hội cũng như cơ quan thông tấn báo chí.

Trong chất vấn và trả lời chất vấn, một số chất vấn còn dài dòng, chưa rõ ý; việc thảo luận, tranh luận có lúc chưa hiệu quả. Một số phần trả lời của Bộ trưởng, Trưởng ngành còn chung chung, chưa đúng trọng tâm. Trong khi, việc giải quyết đối với một số vụ việc khiếu nại, tố cáo chưa triệt để, nên tình trạng khiếu kiện đông người trong thời gian diễn ra kỳ họp vẫn còn phức tạp.

Từ đó, Tổng Thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc đề nghị, trong thời gian tới, các cơ quan liên quan cần chủ động, nghiêm túc hơn trong công tác chuẩn bị các nội dung của Kỳ họp thứ 9 để khắc phục cho được tình trạng chậm gửi hồ sơ, tài liệu kỳ họp. Nâng cao chất lượng chuẩn bị các dự án luật, bảo đảm kỹ thuật lập pháp trước khi trình Quốc hội.

Báo cáo thẩm tra cần thể hiện rõ hơn chính kiến của cơ quan thẩm tra với lý lẽ, lập luận thuyết phục để phục vụ Quốc hội xem xét, quyết định. Cơ quan soạn thảo và cơ quan thẩm tra tiếp tục tích cực chủ động phối hợp để đẩy nhanh tiến độ và nâng cao hơn nữa chất lượng tiếp thu, giải trình, hoàn chỉnh Dự thảo Luật trước khi trình Quốc hội thông qua.

Đặc biệt, Quốc hội cần tăng cường công tác giám sát, trong đó tập trung các vấn đề nổi cộm, được cử tri và nhân dân quan tâm. Chú trọng hơn công tác giám sát việc thực hiện các kiến nghị sau giám sát, việc thực hiện lời hứa của các thành viên Chính phủ, Trưởng ngành sau chất vấn.

Có giải pháp để nâng cao hiệu quả công tác giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân; xử lý nghiêm những trường hợp lợi dụng khiếu nại, tố cáo để tụ tập đông người, gây rối làm mất trật tự xã hội, nhất là trong thời gian diễn ra kỳ họp Quốc hội.

Nâng cao chất lượng thảo luận

Cho rằng cần có đổi mới trong quá trình thảo luận liên quan đến vấn đề kinh tế - xã hội, Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển đề nghị bỏ hoặc giảm bớt việc thảo luận kinh tế - xã hội, những vấn đề bổ sung tại kỳ họp trong tháng 5.

“Chỉ gửi báo cáo cho các Đại biểu Quốc hội, không thảo luận hoặc nếu thảo luận chỉ thảo luận vấn đề mới và thảo luận vấn đề tổ chức thực hiện trong thời gian qua có vấn đề gì không. Chỉ dành nửa ngày hoặc một ngày cho quyết toán ngân sách nhà nước. Như thế ta rút gọn được và không trùng lắp”, ông Phùng Quốc Hiển nói.

Theo Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển, những vấn đề Đại biểu nêu tại kỳ họp tháng 5 hầu như nêu lại những vấn đề của kỳ họp tháng 10 năm trước. Bởi kỳ họp tháng 10 đã chỉ ra cơ bản các vấn đề như tồn tại, yếu kém, ưu điểm, khuyết điểm, nguyên nhân. Đến kỳ họp tháng 5 năm sau, các Đại biểu lại thảo luận vấn đề kinh tế - xã hội của báo cáo bổ sung.

Trong khi đó, báo cáo bổ sung không có gì mới. “Cho nên, nếu cứ diễn thế này mãi thì tôi thấy thực sự hình thức”, ông Hiển nói và cho rằng, kỳ họp tháng 5 nên là kỳ xây dựng luật, còn kỳ họp cuối năm chủ yếu dành cho kinh tế - xã hội, ngân sách, chỉ xem xét những vấn đề cần xử lý ngay về kinh tế - xã hội.

Đồng quan điểm, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng cho rằng cần tăng cường chất lượng hội thảo giải trình ở tất cả các cơ quan của Quốc hội. “Quốc hội cần thảo luận những nội dung có ý kiến khác nhau thảo luận về kinh tế - xã hội và nên có trọng tâm, trọng điểm chứ không làm bài sẵn, phát biểu như cũ mà nên gợi ý thảo luận thẳng vào nội dung gì cho ngắn gọn. Các ý kiến lặp đi lặp lại, đánh giá như nhau thì cũng phải tính”, Phó Chủ tịch Tòng Thị Phóng nói.

Nhiều bộ trưởng trả lời quá nhanh

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội Nguyễn Văn Giàu bày tỏ băn khoăn việc duy trì “sĩ số đại biểu” tại các phiên họp tổ và tại hội trường tại Kỳ họp vừa qua - dù đã được Tổng Thư ký Quốc hội nhắc nhở nhưng không những không được cải thiện mà còn “trì trệ” hơn.

Liên quan đến phiên chất vấn và trả lời chất vấn, ông Giàu cho rằng, trong phần trả lời chất vấn, nhiều bộ trưởng hoạt bát nhưng trả lời nhanh như “tên lửa” khiến người dân nhiều địa phương không thể nào hiểu được. “Bộ trưởng trả lời chất vấn không chỉ cho Quốc hội mà còn cho cử tri cả nước. Có những thông tin dân rất cần nhưng một số vùng miền không nghe được với tốc độ như thế”, ông Giàu đánh giá.

Về vấn đề này, Tổng Thư ký Nguyễn Hạnh Phúc cho biết, việc đại biểu vắng họp là thực tế và Văn phòng Quốc hội cũng nắm được. Tuy nhiên, Văn phòng Quốc hội chỉ có thể tham mưu cho Chủ tịch Quốc hội có văn bản nhắc nhở các trưởng đoàn chứ không có chế tài.

Đối với vấn đề chất vấn, ông Phúc cho rằng, người miền Bắc nói thì người miền Nam khó nghe và ngược lại. Biên bản gỡ băng của Văn phòng Quốc hội rất đầy đủ nên vấn đề nào chưa rõ các đại biểu có thể nghe gỡ băng.

Đọc thêm

Thủ tướng: Hà Nội, Đồng bằng sông Hồng cần đột phá tăng trưởng 2 con số và cấp bách xử lý ô nhiễm

Thủ tướng: Hà Nội, Đồng bằng sông Hồng cần đột phá tăng trưởng 2 con số và cấp bách xử lý ô nhiễm
Sáng 14/1, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị lần thứ 5 Hội đồng điều phối vùng Đồng bằng sông Hồng và công bố Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065.

Chủ tịch nước Lương Cường thăm, chúc tết các lực lượng vũ trang tại Phú Quốc

Chủ tịch nước Lương Cường thăm, chúc tết các lực lượng vũ trang tại Phú Quốc
Trong không khí cả nước chuẩn bị đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ, chào mừng kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930-3/2/2025), sáng 14/1, Chủ tịch nước Lương Cường và đoàn công tác Trung ương đã tới thăm và chúc Tết các đơn vị lực lượng vũ trang đứng chân trên địa bàn thành phố Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Bảo đảm nguyên tắc không bỏ chức năng, nhiệm vụ của các ngành

Quang cảnh Phiên họp lần thứ 10 Ban Chỉ đạo tinh gọn bộ máy của Chính phủ. (Ảnh: VGP)
(PLVN) -  Chiều 13/1, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” (Nghị quyết 18-NQ/TW) của Chính phủ chủ trì Phiên họp lần thứ 10 của Ban Chỉ đạo.

Hoàn thiện phương án sắp xếp của Bộ, ngành, địa phương

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình. (Ảnh: VOV)
(PLVN) -  Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW vừa đề nghị các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ hoàn thiện phương án sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Bộ, ngành.

Tổng Bí thư Tô Lâm thăm và làm việc với tỉnh Bắc Ninh

Tổng Bí thư Tô Lâm thăm và làm việc với tỉnh Bắc Ninh
Chiều 13/1, tại Bắc Ninh, Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn công tác Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh, đánh giá tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh khóa XX; kết quả thực hiện Nghị quyết 18 về việc sắp xếp, tinh giản tổ chức bộ máy tinh gọn đảm bảo hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả và hoàn thiện các tiêu chí của đô thị loại I, trở thành thành phố trực thuộc Trung ương; phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ trong thời gian tới.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Nghị quyết 57 sẽ tạo bước đột phá, góp phần phát triển KT-XH và đảm bảo quốc phòng, an ninh

Tổng Bí thư Tô Lâm: Nghị quyết 57 sẽ tạo bước đột phá, góp phần phát triển KT-XH và đảm bảo quốc phòng, an ninh
Sáng 13/1, tại Thủ đô Hà Nội, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia kết hợp trực tuyến đến 15.345 điểm cầu trên cả nước và truyền hình trực tiếp trên kênh VTV1 Đài Truyền hình Việt Nam.

Chủ tịch Quốc hội: Tổ chức hoàn thiện pháp luật phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số

Đồng chí Trần Thanh Mẫn, Uỷ viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội quán triệt chủ trương, giải pháp về thể chế pháp luật để đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Ảnh: Phương Hoa/TTXVN
Sáng 13/1, tại Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã trình bày báo cáo chuyên đề “Chủ trương, giải pháp về thể chế, thúc đẩy phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia”.

Hơn 978.500 đại biểu tham dự Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo

Các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước; nguyên lãnh đạo Đảng và Nhà nước tham dự Hội nghị - (Ảnh: VGP/Nhật Bắc).
Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia diễn ra sáng nay (13/1). Hội nghị được kết nối trực tuyến từ điểm cầu Hội trường Diên Hồng – Nhà Quốc hội tới 15.345 điểm cầu trên toàn quốc với sự tham dự của hơn 978.500 đại biểu tham dự Hội nghị.

Việt Nam - Lào: Tăng cường trụ cột hợp tác an ninh

Bộ trưởng Lương Tam Quang và Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Vilay Lakhamphong ký kế hoạch hợp tác năm 2025 giữa Bộ Công an hai nước. (Ảnh: Khổng Hà/CAND)
(PLVN) -  Ngày 12/1, Đại tướng Lương Tam Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an và Đại tướng Vilay Lakhamphong, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Công an Lào đã đồng chủ trì Hội nghị Tổng kết công tác triển khai kế hoạch hợp tác năm 2024 giữa Bộ Công an Việt Nam và Bộ Công an Lào.

Thủ tướng: Làm với tất cả trái tim, khối óc vì người nghèo đang phải ở nhà tạm, dột nát

Thủ tướng: Làm với tất cả trái tim, khối óc vì người nghèo đang phải ở nhà tạm, dột nát
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh, việc xóa nhà tạm, nhà dột nát là nhiệm vụ hết sức quan trọng và ý nghĩa nhân văn cao cả nên khó mấy cũng phải làm, vướng mắc mấy cũng phải tháo gỡ, thách thức mấy cũng phải vượt qua; làm với tất cả trái tim, khối óc vì những người nghèo còn đang phải ở nhà tạm, dột nát...

Chủ tịch Quốc hội tặng quà Tết gia đình chính sách, người nghèo, công nhân khó khăn tỉnh Hậu Giang

Chủ tịch Quốc hội tặng quà Tết gia đình chính sách, người nghèo, công nhân khó khăn tỉnh Hậu Giang
Nhân dịp đón Tết cổ truyền của dân tộc Xuân Ất Tỵ, sáng 12/1, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Đoàn công tác của Trung ương đã thăm, tặng quà Tết gia đình chính sách, người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số, chiến sĩ lực lượng vũ trang, công nhân, người lao động có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh Hậu Giang.

Năm 2025: Kỳ vọng đất nước vươn mình trong kỷ nguyên mới

Các chuyên gia quốc tế đã có nhiều dự báo tươi sáng về tình hình phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam năm 2025. (Nguồn: QT)
(PLVN) - Năm 2025 đánh dấu cột mốc đặc biệt trong lịch sử dân tộc Việt Nam. Đây là năm kỷ niệm 80 năm thành lập nước và 50 năm ngày thống nhất đất nước, đồng thời là thời điểm bản lề để cả nước nhìn lại hành trình xây dựng, bảo vệ Tổ quốc, đồng thời định hướng cho một tương lai đầy khát vọng.