Hoạt động cho thuê tài chính: Hoàn thiện pháp lý để phát huy hiệu quả hơn nữa

Một Hội thảo về hoạt động cho thuê tài chính. (Ảnh: Thanh Thanh).
Một Hội thảo về hoạt động cho thuê tài chính. (Ảnh: Thanh Thanh).
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Là phương tiện cấp tín dụng được đánh giá là tối ưu, giúp doanh nghiệp (DN), người dân dễ dàng tiếp cận vốn tín dụng mà không cần thế chấp tài sản, dư nợ tín dụng cho thuê tài chính (CTTC) dự kiến có mức tăng 20% trong năm 2024 nhờ Luật Các tổ chức tín dụng (TCTD) sửa đổi có hiệu lực từ 1/7/2024. Tuy nhiên, để hoạt động này thực sự phát huy hiệu quả hơn nữa, nhiều vướng mắc pháp lý cần tiếp tục được tháo gỡ.

Kênh huy động vốn hiệu quả

Theo Hiệp hội CTTC Việt Nam (VILEA), tính đến cuối năm 2023, tổng tài sản của 6 công ty hội viên đã đạt trên 41 ngàn tỷ đồng, tăng 10,65% so cuối năm 2022; tổng nguốn vốn huy động là 19,8 ngàn tỷ đồng, tăng trưởng 25,76%. Đây là mức tăng huy động vốn gấp hơn 2 lần mức tăng chung của toàn hệ thống các TCTD.

Đặc biệt, tổng dư nợ CTTC của công ty hội viên đạt 37,2 ngàn tỷ đồng, tăng 13,75% so cuối năm 2022; dư nợ CTTC tăng đều đặn qua các quý, với số lượng hợp đồng cho thuê cả năm là 8.403 hợp đồng, tăng 18,3% so với năm 2022.

Cũng theo VILEA, đối tượng CTTC ngày càng phát triển đa dạng: Cho thuê ô tô các loại với dư nợ là 6,6 ngàn tỷ đồng, tăng 17,03% so cuối năm 2023; Dư nợ cho thuê máy móc xây dựng, khai khoáng 3,2 ngàn tỷ đồng, tăng 49,41%; thiết bị y tế 162 tỷ đồng tăng 55,2%; dây chuyền máy sản xuất đã tăng rất mạnh, dư nợ đạt 7.110 tỷ đồng, tăng 183,49% so cuối năm 2022.

Theo ông Phạm Xuân Hòe, Tổng Thư ký VILEA, 100% khoản cấp tín dụng qua CTTC đều được đánh giá rủi ro môi trường, có thể được xem tín dụng xanh trong ngành CTTC triển khai sớm và đầy đủ, nhiều khoản CTTC đã góp phần xanh hóa ngành dệt may;…

Đặc biệt, tỷ lệ nợ xấu được kiểm soát tốt ở mức bình quân dưới 1%; tổng quỹ trích dự phòng rủi ro đạt 260,8 tỷ đồng, tăng đến 360,51% so năm 2022; các công ty hội viên đều kinh doanh có lãi, mức ROE (lợi nhuận/vốn chủ sở hữu) đạt từ 8% đến trên 10%.

Đánh giá triển vọng năm 2024, VILEA cho rằng, do yếu tố bất định nên khó khăn, thách thức vẫn bao trùm lên nền kinh tế toàn cầu, trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên, cơ hội và động lực mới luôn xuất hiện, với kinh tế Việt Nam các yếu tố như: Kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định; đầu tư công tiếp tục được đẩy mạnh trở thành động lực lan tỏa cho kinh tế tư nhân phát triển cũng là cơ hội để dịch vụ CTTC phát triển; kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn cần lượng vốn tín dụng xanh, trái phiếu xanh rất lớn từ các TCTD trong đó có CTTC; ngành nghề sản phẩm mới trong ngành điện tử sẽ mở ra cơ hội nhập dây chuyền máy móc thiết bị mà ở đó CTTC đóng vai trò quan trọng; Việt Nam tiếp tục là điểm đến của nhiều DN FDI đã rất quen với dịch vụ CTTC cũng là dư địa rất lớn để phát triển.

Đặc biệt, khung khổ pháp lý mới sẽ được hướng dẫn bổ sung khi Luật Các TCTD (sửa đổi) có hiệu lực từ 01/7/2024 đối với lĩnh vực CTTC những khoản CTTC nhỏ lẻ từ dưới 100 triệu đồng nhắm tới CTTC thiết bị văn phòng, cho thuê tài sản tiêu dùng đối với hộ gia đình trong các khu dân cư cũng đã được Luật Các TCTD (sửa đổi) quy định không cần thiết kiểm soát mục đích sử dung vốn…

Vì vậy, VILEA dự kiến: Mức tăng trưởng dư nợ khiêm tốn CTTC năm 2024 khoảng 20%, dư nợ của các công ty hội viên cuối năm 2024 đạt khoảng 45 ngàn tỷ; sản phẩm cho thuê chủ lực vẫn là: ô tô các loại; máy móc xây dựng, thi công; dây chuyền máy móc thiết bị sản xuất…

Tiếp tục gỡ “rào cản” pháp lý

Trao đổi với PLVN, Tổng Thư ký VILEA Phạm Xuân Hòe cho biết, tỷ lệ dư nợ CTTC/GDP Việt Nam rất thấp chưa đầy 0,4%, trong khi Mỹ là 22%, Trung Quốc 18%.

“Cấp tín dụng dưới dạng CTTC là một trong phương thức tối ưu, giúp DN, người dân kinh doanh dễ dàng tiếp cận vốn tín dụng mà không cần thế chấp tài sản; người thuê có thể bán lại tài sản của mình và thuê lại chính tài sản đó, qua đó giải phóng vốn cố định bổ sung vốn cho kinh doanh một cách hiệu quả. Tuy nhiên, DN Việt Nam nhất là DN nhỏ và vừa và người dân biết đến CTTC chưa nhiều…” - ông Hòe chia sẻ.

Trong rất nhiều khó khăn cần tháo gỡ, Tổng Thư ký VILEA đặc biệt nhấn mạnh một số “rào cản” pháp lý như: Đối tượng sản phẩm CTTC; tỷ lệ về an toàn trong quản trị rủi ro không thể xem CTTC như ngân hàng thương mại; quy định mới về đăng ký vận hành phương tiện giao thông đang vướng mắc về thời gian đăng ký, biển số theo vùng miền nay chỉ về hội sở chính, đổi biển dẫn đến nhiều khách hàng đã từ chối thuê tài chính với tổng số tiền từ các hợp đồng tín dụng không thực hiện được là hơn 400 tỷ đồng (thống kê sơ bộ từ 4 công ty CTTC hội viên)…

“Vì vậy, để tạo môi trường thuận lợi CTTC phát triển, VILEA kiến nghị ưu tiên trước mắt cũng như VILEA sẽ là đầu mối tập hợp trí tuệ của hội viên và đề nghị cơ quan soạn thảo (Ngân hàng Nhà nước) sớm hoàn thiện Nghị định hướng dẫn về CTTC một trong lĩnh vực của tổ chức tài chính chuyên ngành theo khung khổ Luật các TCTD (sửa đổi)…” - đại diện VILEA chia sẻ.

VILEA cũng đề nghị Thông tư 24/2023/TT-BCA về cấp thu hồi, đăng ký biển số xe cơ giới cẫn sớm được sửa đổi. “Mặc dù những kiến nghị vướng mắc liên quan đến Thông tư này đã được cơ quan soạn thảo ghi nhận và nghiên cứu, nhưng trên thực tế vẫn chưa được chỉnh sửa nên đây vẫn là vướng mắc lớn nhất hiện tại...” - đại diện VILEA khẳng định.

Đọc thêm

Lợi thế của ngành Dầu khí khi chuyển dịch năng lượng

Cảng Dịch vụ Dầu khí của PTSC tại Vũng Tàu - nơi sản xuất chân đế dự án điện gió ngoài khơi. (Ảnh: Minh Hữu)
(PLVN) - Chuyển dịch từ năng lượng hóa thạch sang các dạng năng lượng xanh, sạch, thân thiện với môi trường đang là xu thế chung của các tập đoàn năng lượng trên thế giới. Lãnh đạo Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN) nhìn nhận, nếu không sớm chuyển đổi theo xu thế thì việc PVN bị tụt lại phía sau là tất yếu.

Xuất khẩu 4 tháng đầu năm 2024 tăng 15%

Hàng hóa qua Cửa khẩu quốc tế đường bộ số II Kim Thành, Lào Cai. (Ảnh: T.Bình)
(PLVN) - Theo Tổng cục Hải quan, lũy kế trong 4 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu ước đạt 123,64 tỷ USD, tăng 15% (tương ứng tăng 16,12 tỷ USD) so với cùng kỳ năm trước.

Đường dây mạch 3 chưa đảm bảo tiến độ cam kết

Đường dây mạch 3 chưa đảm bảo tiến độ cam kết
(PLVN) - Ngày 7/5 , Bộ Công Thương đã tổ chức cuộc họp giao ban trực tuyến với các bộ, ngành, địa phương liên quan và chủ đầu tư để kiểm điểm tiến độ và tình hình thực hiện các dự án Đường dây 500 kV mạch 3 từ Quảng Trạch (Quảng Bình) đến Phố Nối (Hưng Yên).

Tăng cường kiểm tra giám sát việc thực hiện hóa đơn điện tử sau từng lần bán đối với kinh doanh bán lẻ xăng dầu

Tăng cường kiểm tra giám sát việc thực hiện hóa đơn điện tử sau từng lần bán đối với kinh doanh bán lẻ xăng dầu
(PLVN) -  Tổng cục Thuế vừa có Công văn 1780/TCT-DNL gửi các Cục Thuế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tiếp tục tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện hóa đơn điện tử (HĐĐT) theo từng lần bán hàng đối với kinh doanh bán lẻ xăng dầu (BLXD).

Thu nội địa tăng gần 11% so với cùng kỳ

Toàn ngành Thuế phấn đấu hoàn thành dự toán thu NSNN; triển khai đồng bộ, quyết liệt các giải pháp tăng cường quản lý thu, chống thất thu...
(PLVN) -  Lũy kế thu ngân sách nhà nước (NSNN) do ngành Thuế quản lý trong 4 tháng đầu năm 2024 đã đạt hơn 640.000 tỷ đồng, bằng 43% so với dự toán, tăng 10,7% so với cùng kỳ năm 2023.

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái: Chuẩn bị sẵn sàng các phương án, lộ trình điều chỉnh giá

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái.
(PLVN) -  Phó Thủ tướng Lê Minh Khái chỉ đạo các Bộ, ngành, địa phương chủ động thực hiện theo thẩm quyền hoặc đề xuất, tham mưu cấp có thẩm quyền các biện pháp, giải pháp, kịch bản ứng phó phù hợp, linh hoạt, kịp thời, bảo đảm mục tiêu kiểm soát lạm phát trong năm 2024 trong giới hạn 4-4,5% theo đúng Nghị quyết của Quốc hội trong mọi tình huống.

Nâng cao hiệu quả quản lý thuế với lĩnh vực kinh doanh vàng

100% DN kinh doanh vàng đã sử dụng hóa đơn điện tử. (Ảnh: Khánh Huy).
(PLVN) - Tổng cục Thuế cho biết, việc sử dụng hóa đơn điện tử (HĐĐT) đã được triển khai trên toàn quốc từ ngày 1/7/2022, trong đó có các doanh nghiệp (DN) hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh vàng bạc. Vấn đề quan trọng nhất hiện nay là phối hợp, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát.

Phát triển Bà Rịa - Vũng Tàu thành trung tâm kinh tế biển quốc gia: Cần có cách tiếp cận chiến lược, đặt trong tổng thể

Bãi biển TP Vũng Tàu.
(PLVN) - Với những tiềm năng, lợi thế đặc biệt liên quan đến ngành công nghiệp dầu khí, hệ thống cảng biển, dịch vụ logistics, du lịch biển và các ngành kinh tế biển khác, Bà Rịa - Vũng Tàu quyết tâm đến 2030 trở thành trung tâm kinh tế biển quốc gia và nằm trong nhóm 5 địa phương phát triển kinh tế biển hàng đầu cả nước.