Hoành tráng lễ diễu binh của Nga kỷ niệm 75 năm giải phóng Leningrad

Hình ảnh tại cuộc diễu hành.
Hình ảnh tại cuộc diễu hành.
(PLVN) - Hơn  2.500 binh sỹ, lực lượng an ninh và gần 80 khí tài đặc biệt của Nga ngày 27/1 đã được huy động diễu binh qua trung tâm thành phố Saint Petersburg – trước kia là thành phố Leningrad - nhằm kỷ niệm 75 năm ngày giải phóng thành phố này.

Theo hãng tin TASS và đài RT của Nga, hoạt động kỷ niệm trên được tổ chức ở Quảng trường cung điện tại Saint Petersburg.

Cuộc diễu binh được khởi động với một phút mặc niệm để tưởng nhớ những dân thường và binh lính đã thiệt mạng trong cuộc bao vây.

“Cuộc bao vây Leningrad là một trong những sự kiện chiến lược và anh dũng nhất của cuộc Chiến tranh thế giới II", Tướng Aleksandr Zhuravlev - chỉ huy cuộc diễu binh - nói.

Các binh sỹ tham gia diễu binh.
Các binh sỹ tham gia diễu binh.

Tiếp sau đó, học viên của các học viện quân sự trong trang phục Hồng quân Liên Xô những năm 1940 đã bắt đầu mang các vũ khí có từ thời Chiến tranh vệ quốc vĩ đại của Nga (1941-1945) diễu hành qua Quảng trường cung điện.

Hình ảnh tại cuộc diễu hành.
Hình ảnh tại cuộc diễu hành.

Trong số các vũ khí được huy động tham gia cuộc diễu binh có mẫu xe tăng huyền thoại thời Xô viết T-34 nổi tiếng; các hệ thống pháo binh và hệ thống tên lửa đa nòng Tornado; xe chiến đấu bộ binh BMP-3, xe bọc thép Tigr, UAZ, Taifun; xe tăng T-72B3, xe chiến đấu bọc thép BTR-82A; hệ thống phòng thủ tên lửa S-400 và hệ thống tên lửa Iskander-M. 

Khí tài được huy động.
Khí tài được huy động.

Đây là lần đầu tiên Nga tổ chức cuộc trình diễn các loại vũ khí hạng nặng thời chiến và hiện đại tại thành phố lớn thứ hai của nước.

Chủ tịch Thượng viện Nga Valentina Matviyenko, Quyền thống đốc St. Petersburg Alexander Beglov và Chỉ huy Hải quân Nga Vladimir Korolev đã tham dự cuộc diễu binh.


Cuộc bao vây Leningrad (nay là St. Petersburg) bắt đầu vào ngày 8/9/1941 và kéo dài trong 872 ngày.

6 máy bay chiến đấu MiG-29 tham gia diễu binh.
6 máy bay chiến đấu MiG-29 tham gia diễu binh.

Thế bao vây được phá vỡ ngày 18/1/1943, trong khuôn khổ chiến dịch quân sự chiến lược Iskra (Tia lửa) – một phần của cuộc Chiến tranh vệ quốc vĩ đại của Liên Xô chống lại Đức Quốc xã. Thành phố Leningrad được giải phóng hoàn  toàn vào ngày 27/1/1944.

Chiến dịch giải phóng thành phố này là cuộc phòng thủ dài ngày nhất của Hồng quân Liên Xô và là trận đánh có thương vong cao nhất trong toàn bộ Chiến tranh Xô - Đức. Đây cũng là thành phố duy nhất trong lịch sử thế giới từng bị bao vây đến gần 900 ngày. 

Trong thời gian này, khoảng 3 triệu người dân thành phố đã phải sống trong cảnh bị cắt mọi nguồn cung thực phẩm, điện, nước. Hơn 800.000 người dân ở thành phố đã vĩnh viễn nằm xuống vì đói rét, bệnh tật hoặc đạn pháo. Một số ước tính cho rằng số người thiệt mạng trong vụ việc lên đến 1 triệu người.

Ngoài ra, gần 34.000 người cũng đã bị thương và 1,7 triệu người đã phải sơ tán. 

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Loạt thảm họa xảy ra trên thế giới tuần qua

Loạt thảm họa xảy ra trên thế giới tuần qua
(PLVN) - Tuần qua, thế giới chứng kiến hàng loạt sự cố khiến nhiều người chết và bị thương, từ vụ cháy rừng kinh hoàng ở California, va chạm tàu điện tại Pháp, nổ trạm xăng tại Yemen... đến những tai nạn giao thông nghiêm trọng ở Cuba, Pakistan và Nam Phi.

Bác sĩ quân y thừa nhận lạm dụng tình dục 41 nạn nhân

Bác sĩ quân y thừa nhận lạm dụng tình dục 41 nạn nhân
(PLVN) - Bác sĩ quân y Michael Stockin đã nhận tội lạm dụng tình dục hàng chục binh sĩ tại căn cứ Lewis-McChord, Washington, Mỹ. Vụ việc được xem là một trong những bê bối lạm dụng tình dục lớn nhất trong lịch sử quân đội Mỹ, đặt ra yêu cầu khẩn cấp về việc giám sát và cải thiện chính sách tuyển dụng trong quân đội.

Đã có ít nhất 125 người thiệt mạng trong vụ động đất ở Tây Tạng, Trung Quốc

Những ngôi nhà bị hư hại được chụp ảnh sau trận động đất (Ảnh: Reuters)
(PLVN) - Trận động đất mạnh 7,1 độ richter đã xảy ra tại khu vực hẻo lánh ở phía nam Tây Tạng, gần biên giới Trung Quốc và Nepal, khiến ít nhất 125 người thiệt mạng và 188 người bị thương. Sự kiện đau lòng này đã làm sụp đổ hàng nghìn ngôi nhà và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của người dân địa phương.

Phát hiện thi thể một nhà báo chống tham nhũng trong bể phốt

Nhà báo Mukesh Chandrakar (Ảnh: The Guardian)
(PLVN) - Anh Mukesh Chandrakar, một nhà báo nổi tiếng ở bang Chhattisgarh, Ấn Độ, đã bị phát hiện tử vong trong một bể phốt với dấu hiệu bị sát hại. Sự việc gây chấn động dư luận và đặt ra yêu cầu cấp bách về việc bảo vệ an toàn cho các nhà báo trong môi trường làm việc nguy hiểm.