Hoang mang với vật thể lạ bên trong áo ngực

Hoang mang với vật thể lạ bên trong áo ngực
(PLO) - Cư dân mạng xôn xao với thông tin có vật thể lạ bên trong áo ngực. Sự tồn tại của những gói dung dịch nhỏ bí ẩn này khiến các chị em phụ nữ không khỏi bất an, lo sợ.

Một đoạn video clip ghi lại sự xuất hiện của vật lạ trong những chiếc áo ngực có đệm lót được chia sẻ với tốc độ chóng mặt trên các trang mạng xã hội (Face book, Zalo,…).

Theo clip được đăng tải từ một tài khoản cá nhân trên Facebook, sau khi dùng kéo cắt và rạch ra, người ta đã phát hiện 2 gói dung dịch lỏng ở trong chiếc áo ngực. Phía trong của mỗi gói dung dịch màu trong suốt này đều có những hạt màu trắng, nhỏ và cứng.

Chất lạ được lôi ra từ áo lót. (Ảnh cắt từ clip)
Chất lạ được lôi ra từ áo lót. (Ảnh cắt từ clip)

Có nhiều luồng ý kiến tranh cãi về những túi dung dịch này. Có những người cho rằng những hạt nhựa trong áo ngực không ảnh hưởng đến sức khỏe, chỉ là hạt chống ẩm, hạt massage ngực dành cho những chiếc áo lót có đệm dày.

Một bộ phận cư dân mạng khác lại tỏ ra lo sợ, hoang mang và khuyên nhau nên cẩn trọng, kiểm tra áo của mình. Đa số người kêu gọi bạn bè người thân không sử dụng những chiếc áo lót có vật lạ này nữa. Bởi chúng có thể chứa chất gây ung thư hay những bệnh về da khác cho người sử dụng.

Nghi ngờ về nguồn gốc xuất xứ, nhiều người cho rằng loại áo ngực chứa vật lạ này là “hàng Tàu”, hàng nhập lậu. Bởi vì theo các chị em sau khi kiểm chứng, không phải chiếc áo ngực nào cũng chứa túi dung dịch này. Đa số những chiếc áo có thương hiệu, xuất xứ rõ ràng đều không có vật lạ, dù là áo có đệm lót dày.

Một người dùng facebook chia sẻ: “Tôi không phải bênh bên nào, nhưng ai chứng minh túi dung dịch đó gây ung thư? Phải khoa học và có logic một chút bạn ơi.” Hiện tại, chưa có một kết luận chắc chắn nào về tác dụng hay ảnh hưởng của những túi dung dịch này.

Được biết clip gây chú ý này được đăng tải từ 5/4/2015. Thế nhưng sự lan truyền của cư dân mạng ít ai biết được điều đó.

Thời gian đăng tải từ ngày 5/4/2015.
Thời gian đăng tải từ ngày 5/4/2015.

Trước đó, trả lời trên báo Thanh Niên ông Vương Trí Dũng, Phó chi cục trưởng Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội, cơ quan này đã lấy 10 mẫu áo ngực nhãn hiệu Trung Quốc Yalichun và Mengnaeroi đưa đi kiểm nghiệm tại Viện Khoa học hình sự (Tổng cục Cảnh sát phòng chống tội phạm, Bộ Công an). Sau một tuần phân tích, Viện đã đưa ra kết luận: miếng dán trong áo ngực mang nhãn mác Mengnaeroi được xác định là silicon (polydimethylsiloxane). Miếng dính này dùng dán ngoài không độc với người, nhưng nếu lạm dụng thường xuyên trong thời gian dài, gây bí không thoát nước, có thể làm viêm lỗ chân lông, ngứa và viêm da.

Còn trong các loại áo ngực có chứa dung dịch không màu, các hạt tròn màu trắng, trong suốt mang nhãn mác Trung Quốc đều là nhựa PS (Polystyrene Composit). Hạt nhựa PS trong các túi dung dịch trên các áo lót đều không ảnh hưởng tới sức khỏe con người. Dung dịch không màu, không mùi, trong suốt trong các túi polyme dẻo trong các mẫu phân tích là dầu khoáng (mineral seal oil), có tỷ trọng 0,84, không tìm thấy các chất độc và các chất có hại với sức khỏe con người.

Tuy nhiên, Viện Khoa học hình sự cũng đưa ra cảnh báo, các loại dược khoáng, dầu khoáng công nghiệp do các quá trình cất phân đoạn từ dầu mỏ còn nhiều tạp nhất là nhóm chất polycylic aromantic hydrocarbon (PAH) gồm các chất có thể gây ung thư như: Anthracene, Benzopyrene, Chrysene, Coronene, Tetracene, Phenantherene, Pyrene, Pentacene, Triphenylene, Ovalene.

Theo lời khuyên từ phía các cơ quan chức năng, khuyến cáo người tiêu dùng không nên mua và sử dụng sản phẩm không có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, để tránh sử dụng phải các sản phẩm chứa chất lạ.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Thận trọng khi ăn hạt sen

Hạt sen bổ nhưng một số người nên thận trọng khi ăn (Ảnh: Internet)

(PLVN) - Hạt sen là một loại nguyên liệu được yêu thích trong ẩm thực Việt Nam bởi hương vị thơm ngon và giá trị dinh dưỡng cao. Tuy nhiên, một số người thận trọng khi ăn hạt sen - cần hạn chế hoặc không ăn loại hạt này để tránh những vấn đề sức khỏe không mong muốn.

Để tai nạn thương tích không còn là gánh nặng

Trẻ em - đối tượng rất dễ bị tai nạn thương tích. (Ảnh: BV Sản Nhi tỉnh Phú Thọ)
(PLVN) - Tai nạn thương tích là một vấn đề y tế công cộng nghiêm trọng có ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của người dân trên toàn thế giới, đặc biệt tại các nước đang phát triển. Tại Việt Nam, số liệu thống kê từ các cơ sở y tế cho thấy, trung bình mỗi năm có khoảng hơn 1,1 triệu trường hợp bị tai nạn thương tích đến khám và điều trị tại cơ sở y tế.

Lưu ý các biện pháp phòng bệnh mùa đông xuân cho trẻ

Tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch là biện pháp phòng ngừa dịch bệnh cho trẻ. (Ảnh: CDC Hà Nội)
(PLVN) - Thời tiết giao mùa tạo điều kiện thuận lợi cho các bệnh lây truyền qua đường hô hấp ở trẻ em, Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) TP Hà Nội khuyến cáo người lớn cần lưu ý các biện pháp sau để bảo vệ sức khỏe cho con em mình.

Hiểm họa từ các cơ sở thẩm mỹ 'chui'

Trên thực tế, thực trạng hành nghề thẩm mỹ trái phép, hành nghề “chui” vốn đã xuất hiện từ lâu và gây hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe người dân. (Ảnh minh họa - Nguồn: LĐ)
(PLVN) - Thực trạng hành nghề thẩm mỹ trái phép không chỉ gây hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe người dân mà còn là thách thức lớn đối với ngành Y tế trong việc đảm bảo an toàn người bệnh trong phẫu thuật thẩm mỹ.

Nhận diện sớm và điều trị hiệu quả bệnh nhân đột quỵ

Nhận diện sớm và điều trị hiệu quả bệnh nhân đột quỵ
(PLVN) - Chiều 26/10, Bệnh viện Đa khoa Thanh Vũ Medic Bạc Liêu tổ chức Hội thảo sinh hoạt khoa học chuyên đề: “Nhận diện sớm và điều trị hiệu quả bệnh nhân đột quỵ trong cộng đồng và tại cơ sở y tế” nhằm nâng cao kiến thức chuyên môn về bệnh lý đột quỵ cho đội ngũ y tế của bệnh viện cùng các đơn vị y tế trong và ngoài tỉnh.

Thay 'chân mày phong thuỷ đổi vận', đề phòng tiền mất tật mang

Thay 'chân mày phong thuỷ đổi vận', đề phòng tiền mất tật mang
(PLVN) - Sở Y tế TP HCM khuyến cáo người dân thận trọng trước những thông tin quảng cáo thay tướng đổi vận, cải thiện vận may... của các cơ sở chân mày phong thủy khi chưa có những kiểm chứng khoa học, để tránh sa vào hoạt động mê tín dị đoan gây ra hệ lụy nghiêm trọng.