Hoàn thiện hệ thống pháp luật và cơ chế, chính sách ứng phó biến đổi khí hậu

Hình minh họa
Hình minh họa
(PLVN) - Thay mặt Bộ Chính trị, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng vừa ký ban hành Kết luận số 56-KL/TW của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 khóa XI về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu (BĐKH), tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường. 

Đánh giá tình hình, Bộ Chính trị cho biết, sau 5 năm thực hiện Nghị quyết, các cấp uỷ, chính quyền, đoàn thể các cấp đã nghiêm túc triển khai thực hiện và đạt được nhiều kết quả tích cực. Năng lực phòng, chống thiên tai, ứng phó với BĐKH được nâng lên một bước. Tài nguyên thiên nhiên được quản lý chặt chẽ hơn, sử dụng tiết kiệm và hiệu quả hơn…

Tuy nhiên, bên cạnh các kết quả đạt được vẫn còn những hạn chế, yếu kém. Nhiều mục tiêu Nghị quyết đề ra đến năm 2020 dự báo không đạt được. Biến đổi khí hậu diễn biến nhanh hơn dự báo, gây hậu quả ngày càng lớn.

Khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu, phòng, chống thiên tai còn thấp, nền kinh tế dễ bị tổn thương và chịu thiệt hại lớn khi có thiên tai xảy ra. Ô nhiễm môi trường vẫn tiếp tục gia tăng, nhất là tại các khu đô thị, thành phố lớn, ảnh hưởng lớn tới đời sống, sinh hoạt của người dân, trở thành vấn đề bức xúc của xã hội.

Để tiếp tục thực hiện tốt Nghị quyết trong thời gian tới, Bộ Chính trị yêu cầu các cấp uỷ, tổ chức đảng, chính quyền, cơ quan tiếp tục tổ chức thực hiện quyết liệt các quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp đã nêu trong Nghị quyết.

Bên cạnh đó, tập trung thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm sau: Nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm về chủ động phòng, chống thiên tai, ứng phó với BĐKH, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường; Hoàn thiện hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách về ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường; Nâng cao năng lực, hiệu quả thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm… và thực hiện một số nhiệm vụ cấp bách, như tiếp tục cập nhật, cụ thể hoá "Kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng" của cả nước và đến từng vùng, miền, địa phương.

Lựa chọn các hạng mục, giải pháp ưu tiên để lồng ghép triển khai thực hiện, rà soát, hỗ trợ di dời dân ra khỏi các vùng có nguy cơ cao sạt lở bờ sông, bờ biển, sạt lở núi, lũ quét và các nguy cơ thiên tai khác.

Tiếp tục đầu tư, bảo đảm an toàn các hồ chứa nước; phát triển thuỷ lợi, nâng cao khả năng tưới, tiêu nước cho các vùng thường xuyên bị hạn hán, úng ngập nặng, nhất là ở Nam Trung Bộ và Tây Nguyên. Hoàn thành việc điều tra và xây dựng bản đồ tài nguyên nước mặt và nước ngầm… 

Bộ Chính trị giao Đảng đoàn Quốc hội lãnh đạo, chỉ đạo việc rà soát, sửa đổi, bổ sung, xây dựng các văn bản pháp luật có liên quan, hình thành khuôn khổ pháp lý đủ mạnh, thống nhất, hiệu quả để phòng, chống thiên tai, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường.

Ban Cán sự Đảng Chính phủ chỉ đạo rà soát, xây dựng các văn bản dưới luật; lồng ghép các nhiệm vụ về ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường vào các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn đến năm 2030 và tổ chức thực hiện; xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm… 

Đọc thêm

Những quy định pháp luật phụ nữ cần biết để bảo vệ mình

Những quy định pháp luật phụ nữ cần biết để bảo vệ mình
(PLVN) - Trong xã hội hiện đại, pháp luật là công cụ quan trọng để bảo vệ quyền lợi cho mọi công dân, đặc biệt là phụ nữ. Dù các quyền cơ bản đã được công nhận, phụ nữ vẫn gặp nhiều khó khăn khi thực hiện quyền này. Hiểu biết về pháp luật giúp phụ nữ tự bảo vệ và đấu tranh vì quyền lợi của mình.

Nhiều điểm mới đáng chú ý trong dự thảo Luật Nhà giáo

Ảnh minh họa
(PLVN) - Tăng lương, tăng phụ cấp, giảm tuổi nghỉ hưu, chính sách bảo vệ, thu hút nhà giáo... là một số điểm mới đáng chú ý trong dự thảo Luật Nhà giáo sẽ trình Quốc hội xem xét cho ý kiến lần đầu tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khoá 15.

Phí sử dụng đường cao tốc do Nhà nước đầu tư cao nhất là 5.200 đồng/xe.km

Phí sử dụng đường bộ cao tốc từ 900 đồng/xe.km đến 5.200 đồng/xe.km. (Ảnh: Hồng Thương)
(PLVN) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định 130/2024/NĐ-CP quy định về thu phí sử dụng đường bộ cao tốc đối với phương tiện lưu thông trên tuyến đường bộ cao tốc thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và trực tiếp quản lý, khai thác.Theo đó, có 5 nhóm đối tượng chịu phí sử dụng đường bộ cao tốc do Nhà nước đầu tư, với mức thu thấp nhất 900 đồng/xe.km và cao nhất là 5.200 đồng/xe.km.