Hoàn thiện dự thảo Luật chuyển giao công nghệ sửa đổi: Chuyển giao thế nào để chống được chuyển giá?

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.
(PLO) - Dự thảo Luật Chuyển giao công nghệ sửa đổi, bổ sung đang được Quốc hội đưa ra thảo luận, lấy ý kiến đại biểu. Liên quan đến một nội dung trong Dự thảo này, chuyển giao công nghệ thế nào để chống được chuyển giá và dự án chuyển giao khoa học công nghệ nào cần thẩm định cũng thu hút sự quan tâm của không ít đại biểu Quốc hội và các chuyên gia pháp luật, kinh tế.

Theo định nghĩa, công nghệ là cách để biến nguồn lực thành sản phẩm. Việt Nam là quốc gia có sẵn nhiều nguồn lực nhưng không có đủ công nghệ tốt để biến thành sản phẩm có chất lượng cao. Do đó, mục đích lớn nhất của Luật Chuyển giao công nghệ được xác định là làm sao cho chúng ta có nhiều hơn các công nghệ để tận dụng tốt hơn các nguồn lực, thông qua việc Nhà nước “bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp, tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân hoạt động chuyển giao công nghệ phục vụ nhu cầu phát triển nhanh và bền vững kinh tế-xã hội của đất nước”, như quy định tại khoản 1 Điều 5 Luật Chuyển giao công nghệ 2006.

Không tính phí khi chuyển giao công nghệ giữa các doanh nghiệp trong tập đoàn: Cân nhắc kỹ

Đoạn 2 khoản 1.2 Điều 1 Dự thảo quy định, không được tính phí chuyển giao công nghệ từ nước ngoài vào Việt Nam nếu doanh nghiệp tại Việt Nam có 100% vốn của tập đoàn. Quy định này được cho rằng sẽ giúp chống hành vi chuyển giá thông qua hợp đồng chuyển giao công nghệ. Theo phản ánh của nhiều chuyên gia, hợp đồng chuyển giao công nghệ giữa các quốc gia là một trong những cơ hội tốt để thực hiện hành vi chuyển giá. Do đó, việc bổ sung các biện pháp chống chuyển giá khi thực hiện hợp đồng này là hợp lý.

Tuy nhiên, biện pháp “không được tính phí chuyển giao công nghệ” đưa ra tại đoạn 2 khoản 1.2 Điều 1 Dự thảo cũng cần cân nhắc. Theo các chuyên gia pháp luật, về bản chất, dù công ty mẹ ở nước ngoài có sở hữu 100% vốn của công ty con ở Việt Nam thì đây vẫn là hai pháp nhân độc lập, có tài sản độc lập, với quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm pháp lý độc lập. Giao dịch chuyển giao công nghệ từ công ty mẹ sang công ty con cũng là điều bình thường. Nếu giao dịch này được khai báo đúng giá trị thì không có vấn đề gì. Như vậy, quy định như trong Dự thảo sẽ là không công bằng đối với các trường hợp khai báo đúng giá trị. 

Nhiều ý kiến cho rằng, để hạn chế bất cập này có thể thay thế bằng các biện pháp kiểm tra, thẩm định, áp giá trong quá trình thanh tra, kiểm tra thuế để chống chuyển giá.

Dự án chuyển giao công nghệ nào cần thẩm tra?

Khoản 2 Điều 12 cũng quy định chỉ những dự án có công nghệ hạn chế chuyển giao mới phải được kiểm tra giám sát việc chuyển giao công nghệ trong quá trình triển khai thực hiện. Thực tế cho thấy trong các dự án đầu tư công nghệ chuyển giao bao giờ cũng đi kèm theo thiết bị. Nếu công nghệ thuộc danh mục khuyến khích chuyển giao nhưng kèm theo là các thiết bị không tiên tiến, không phù hợp, không đồng bộ, nếu không được thẩm định thẩm tra thì liệu hiệu quả đầu tư của các dự án sẽ diễn ra như thế nào? 

Trong thực tế hiện nay, để có được chủ trương đầu tư, không ít nhà đầu tư có hiện tượng thổi phồng công nghệ. Ví dụ, cứ cho rằng công nghệ là của châu Âu, của Mỹ, công nghệ tiên tiến, công nghệ hiện đại, nhưng do mượn ưu thế về công nghệ thuộc danh mục khuyến khích chuyển giao nên dễ bị bỏ qua không phải thẩm định hoặc lấp liếm công nghệ, nếu như công nghệ tiềm ẩn các yếu tố gây tổn hại đến môi trường, tiêu hao nhiều năng lượng gây tác động tiêu cực đến an toàn vệ sinh, chưa kể thiết bị không phù hợp thậm chí còn là thiết bị lạc hậu, thải loại.

Quy định hiện hành cũng chỉ quy định giải trình để thẩm định kiểm tra giám sát đối với dự án đầu tư có ứng dụng công nghệ thuộc danh mục công nghệ hạn chế chuyển giao. Đây là những lỗ hổng trong hoạt động quản lý công nghệ. Thời gian qua cho thấy, vì không có sự kiểm soát và quản lý công nghệ không có phân công phân cấp thẩm định giám sát công nghệ, nhất là nhóm công nghệ khuyến khích chuyển giao, nên đã tạo ra những lỗ hổng trong việc chấp thuận chủ trương đầu tư của các dự án đầu tư. Chính những lỗ hổng của pháp luật về quản lý công nghệ này nên thực tế đã phát sinh những thảm họa về môi trường mà hiện nay chúng ta đang phải gánh chịu và nỗ lực khắc phục, điển hình như các dự án boxit ở Tây Nguyên, Formosa ở Hà Tĩnh, mở rộng Nhà máy gang, thép Thái Nguyên, Nhà máy nhiệt điện Nam Định, Nhà máy đạm Ninh Bình v.v... Do công tác thẩm định giám sát công nghệ của các dự án đầu tư chưa được quan tâm đưa vào luật một cách cụ thể nên việc đưa công nghệ kèm theo thiết bị lạc hậu trong thời gian qua đã để lại hậu quả là các dự án đầu tư tiêu tốn biết bao nhiêu tiền của, đội vốn, hoạt động không hiệu quả, thua lỗ, mất vốn đến lúc lại kêu gọi Chính phủ cứu trợ. 

Mặt khác, trong các dự án đầu tư thì đa phần có nhiều công nghệ có thể bao gồm nhiều công nghệ thuộc nhiều ngành, lĩnh vực trong một dự án, trong đó công nghệ chính là những công nghệ tạo ra các sản phẩm theo mục tiêu của dự án và các công nghệ phụ trợ đi kèm như những công nghệ xử lý phế thải, nước thải, khí thải v.v... Nếu chúng ta chỉ quan tâm đến công nghệ chính, có thể là công nghệ thuộc khuyến khích chuyển giao, mà không quan tâm đến các công nghệ phụ trợ đi kèm thì sẽ gây ra rất nhiều vấn đề phức tạp, công nghệ phụ trợ lại thường là những công nghệ lạc hậu. Chính những công nghệ phụ trợ đi kèm đóng vai trò rất quan trọng đến dự án, có đảm bảo đáp ứng được quy định về môi trường hay không? Do đó, nhiều chuyên gia pháp luật cho rằng, nếu Luật Chuyển giao công nghệ sửa đổi lần này chỉ quy định việc tổ chức thẩm định công nghệ đối với các dự án đầu tư sử dụng công nghệ thuộc danh mục công nghệ hạn chế chuyển giao và Luật Đầu tư năm 2014 thì vẫn chưa thể khắc phục được những lỗ hổng trong công tác quản lý công nghệ. 

Tin cùng chuyên mục

Công trường Nhà máy thủy điện Cam Ly.

Lâm Đồng không xem xét cho chuyển nhượng dự án thuỷ điện Cam Ly

(PLVN) - Liên quan vướng mắc trong chuyển nhượng dự án Nhà máy thủy điện Cam Ly (TP Đà Lạt), UBND tỉnh Lâm Đồng vừa có văn bản chính thức. UBND tỉnh đồng ý với đề xuất của Sở KH&ĐT, không xem xét cho chuyển nhượng dự án từ nhà đầu tư Cty CP Xây dựng số 1 Việt Hưng (trụ sở TP HCM) sang Cty TNHH Thủy điện Cam Ly. Lý do không đáp ứng điều kiện chuyển nhượng theo khoản 1 Điều 46 Luật Đầu tư và Quyết định chủ trương đầu tư 1834/QĐ-UBND ngày 28/8/2019.

Đọc thêm

Vụ người dân tố cáo hành vi nâng khống hóa đơn tại Hà Tĩnh: Công an mời người tố cáo đến cung cấp thông tin, tài liệu

Ảnh minh họa
(PLVN) - Báo PLVN vừa nhận được Công văn 325/CAT- VPĐT của Công an tỉnh Hà Tĩnh trả lời đơn của bà Cao Thị Huê (ngụ xã Cẩm Quang, huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh) tố cáo hành vi nâng khống và sử dụng trái phép hóa đơn tài chính trong thanh lý hợp đồng xây dựng một công trình. Đơn do Báo PLVN chuyển đến.

Đề xuất sửa đổi, bổ sung quy định về giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp để đăng ký cư trú

Đề xuất bổ sung nhiều loại giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp để đăng ký cư trú. (Ảnh minh họa: Hồng Thương)
(PLVN) - Bộ Công an đang lấy ý kiến đóng góp đối với dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Cư trú, trong đó có việc sửa đổi, bổ sung quy định về giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp để đăng ký cư trú được quy định tại Luật Cư trú 2020.

Có được xây 2 căn nhà trên cùng một thửa đất không?

Luật sư Đoàn Trung Hiếu.
(PLVN) - Bạn Quang Huy (Ba vì, Hà Nội) hỏi: Gia đình tôi có một mảnh đất rộng 500m2. Trước đó bố tôi đã xây nhà một phần trên mảnh đất đó. Nay tôi lấy vợ muốn xây thêm một căn nhà bên cạnh để ở riêng. Vậy cho tôi hỏi, có thể xây 2 căn nhà trên 1 thửa đất của bố tôi hay không? Nếu không được xây thì tôi phải làm gì để được xây thêm nhà trên thửa đất đó?

Nhiều điểm mới trong công nhận văn bằng do nước ngoài cấp để sử dụng tại Việt Nam

Nhiều điểm mới trong công nhận văn bằng do nước ngoài cấp để sử dụng tại Việt Nam
(PLVN) - Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Thông tư số 07/2024/TT-BGDĐT sửa đổi, bổ sung Điều 7 và thay thế Phụ lục II, Phụ lục III của Thông tư số 13/2021/TT-BGDĐT quy định về điều kiện, trình tự, thủ tục, thẩm quyền công nhận văn bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp để sử dụng tại Việt Nam.

Những chính sách mới nổi bật có hiệu lực từ tháng 5/2024

Những chính sách mới nổi bật có hiệu lực từ tháng 5/2024
- Giá điện được điều chỉnh 3 tháng/lần; Tiêu chuẩn chức danh công chức lãnh đạo, quản lý trong cơ quan nhà nước; Điều kiện thành lập cụm công nghiệp; Thành lập hai thành phố thuộc tỉnh Bình Dương và Tiền Giang... là chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 5/2024.

Những chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 5/2024

Từ ngày 15/5, giá điện sẽ được điều chỉnh 3 tháng/lần. (Ảnh: EVN)
(PLVN) - Tiêu chuẩn chức danh lãnh đạo, quản lý trong cơ quan hành chính nhà nước; giá điện sẽ được điều chỉnh 3 tháng/lần; quy định về xét tặng các danh hiệu “Nhà giáo nhân dân”, “Nhà giáo ưu tú”... là những chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 5/2024.

Nói xấu, bôi nhọ người khác bị xử lý như thế nào?

Luật sư Trần Thị Loan
(PLVN) - Bạn Nguyễn Tùng (Bắc Ninh) hỏi: Vừa qua trên các trang mạng xã hội đang lùm xùm về vụ việc của Tiktoker “Vua quạt”. Anh này có hành vi nói xấu và bôi nhọ người khác. Vậy Tiktoker “Vua quạt” có thể bị xử lý như thế nào theo quy định của pháp luật?

Vụ công dân tố bị xâm phạm chỗ ở tại Hưng Yên: Công an huyện Yên Mỹ phục hồi giải quyết nguồn tin về tội phạm

Vị trí quây bạt bị cho là có dấu hiệu xâm phạm chỗ ở. (Ảnh: Nguyễn Tuấn)
(PLVN) - Cơ quan CSĐT Công an huyện Yên Mỹ vừa ra Quyết định phục hồi giải quyết nguồn tin về tội phạm số 537/QĐ-ĐCSHS-KTMT ngày 16/4/2024 về vụ việc xâm phạm chỗ ở của người khác. Căn cứ phục hồi là Kết luận giám định 215/KL-KTHS(KTS) ngày 7/12/2023 của Phòng Kỹ thuật hình sự, Công an tỉnh Hưng Yên.

Bên nhận chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ phải báo cáo doanh thu hằng năm

Thời hạn chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ tối đa là 10 năm. (Ảnh minh hoạ).
(PLVN) - Mới đây, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 44/2024/NĐ-CP quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ. Theo đó, thời hạn chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ tối đa là 10 năm và bên nhận chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ phải báo cáo doanh thu hằng năm.

Công ty CP Thương mại Hà Nội muốn thêm chức năng nhà ở xã hội cho dự án trung tâm thương mại: Sở Tài nguyên và Môi trường Bắc Ninh cho biết "không đủ cơ sở pháp lý"

Dự án của Cty CP Thương mại Hà Nội chậm đưa đất vào sử dụng. Ảnh: Bùi Thanh
(PLVN) -  Cty CP Thương mại Hà Nội được tỉnh Bắc Ninh cho thuê đất để triển khai dự án Trung tâm thương mại dịch vụ (TTTMDV) từ 2008 và sau nhiều năm chậm đưa đất vào sử dụng, mới đây nhà đầu tư lại đề nghị bổ sung chức năng nhà ở xã hội vào dự án.

Một vụ khiếu kiện kéo dài liên quan Khu công nghiệp Xuyên Á (Long An): Hai vấn đề cần làm rõ để sớm giải quyết dứt điểm

Ông Lê (bên trái) và con trai nhiều năm nay đề nghị cơ quan chức năng làm rõ sự việc. (Ảnh trong bài: Trần Tiến)
(PLVN) - Từ nhiều năm nay, cơ quan chức năng huyện Đức Hòa và tỉnh Long An đã tổ chức nhiều cuộc làm việc để giải quyết sự việc giữa ông Trần Văn Lê (nguyên Chủ tịch Hội Nông dân xã Mỹ Hạnh Bắc, SN 1945, ngụ ấp Rừng Dầu, xã Mỹ Hạnh Bắc) với Cty CP Ngọc Phong, liên quan việc giải phóng mặt bằng trong quá trình triển khai Khu công nghiệp (KCN) Xuyên Á.