Hoàn thiện cơ sở pháp lý về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ

Toàn cảnh phiên họp thứ 24 của UBTVQH cho ý kiến về Dự án Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ. Ảnh: Quochoi
Toàn cảnh phiên họp thứ 24 của UBTVQH cho ý kiến về Dự án Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ. Ảnh: Quochoi
(PLVN) - Tiếp tục Phiên họp thứ 24, chiều 13/7, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) nghe Tờ trình, Báo cáo thẩm tra về dự án Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ và cho ý kiến về dự án luật này.

Theo Cổng TTĐT QH, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, trình bày Tờ trình về Dự án Luật tại phiên họp, Thứ trưởng Bộ Công an Lê Quốc Hùng nhấn mạnh, việc xây dựng Luật nhằm hoàn thiện cơ sở pháp lý về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ, bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khỏe cho người tham gia giao thông, xây dựng xã hội trật tự, kỷ cương, an toàn, góp phần bảo đảm tốt hơn quyền con người, quyền công dân theo quy định của Hiến pháp năm 2013 và các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

Quá trình xây dựng Luật đã tuân thủ trình tự, thủ tục quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

Dự thảo Luật gồm 8 chương, với những nội dung cơ bản như quy tắc giao thông đường bộ; điều kiện phương tiện tham gia giao thông đường bộ và người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ; chỉ huy, điều khiển giao thông bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ; giải quyết tai nạn giao thông đường bộ; tuần tra, kiểm soát bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ; quản lý nhà nước về trật tự, an toàn giao thông đường bộ.

Thẩm tra dự án Luật, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của QH Lê Tấn Tới khẳng định, Thường trực Ủy ban nhất trí đối với sự cần thiết ban hành Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ được nêu trong tờ trình của Chính phủ.

Về đối tượng, phạm vi điều chỉnh của dự thảo Luật, Thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh cơ bản nhất trí với đối tượng, phạm vi điều chỉnh của dự thảo Luật.

Đồng thời, đề nghị tiếp tục rà soát phạm vi, nội dung điều chỉnh trong dự thảo Luật này và dự thảo Luật Đường bộ để hoàn thiện, bảo đảm sự thống nhất, không để chồng chéo, trùng lắp giữa hai luật gây khó khăn trong việc nghiên cứu, triển khai thực hiện; phân định rõ ràng hơn trách nhiệm quản lý nhà nước và trách nhiệm thực thi của các cơ quan, lực lượng chức năng để bảo đảm hiệu lực, hiệu quả, đúng với chức năng, nhiệm vụ và lĩnh vực phụ trách.

Về điều kiện người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ (Mục 2 Chương III), có ý kiến đề nghị bổ sung các quy định về giới hạn tuổi tối đa của người được đăng ký học lái xe lần đầu cho phù hợp; quy định điều kiện theo năm kinh nghiệm lái xe đối với hạng C, D trở lên thay vì quy định theo độ tuổi (Điều 43); điều kiện cấp giấy phép lái xe cho người khuyết tật; điều kiện thu hồi giấy phép lái xe vì lý do sức khỏe; đào tạo tại nhà trường hoặc trực tuyến đối với trẻ em trước khi sử dụng xe máy điện, xe đạp điện, xe dưới 50cc (các loại xe không cần cấp giấy phép lái xe).

Thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh nhận thấy, về nội dung này, dự thảo Luật cơ bản kế thừa các quy định của Luật giao thông đường bộ năm 2008; nhiều nội dung đã tiếp thu ý kiến của đại biểu QH khóa XIV như quy định về hạng giấy phép lái xe (giảm từ 15 hạng hiện nay xuống còn 11 hạng), bỏ nội dung điểm giấy phép lái xe, chưa thay đổi cơ quan quản lý đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe.

Đồng thời, đề nghị tiếp tục nghiên cứu Công ước Vienna 1968, kinh nghiệm các nước khác và các ý kiến nêu trên để bổ sung, hoàn thiện dự thảo Luật.

Về trách nhiệm quản lý nhà nước về trật tự, an toàn giao thông đường bộ (Chương VII), có ý kiến đề nghị phân định rõ ràng, rành mạch lĩnh vực đường bộ, vận tải đường bộ và lĩnh vực trật tự an toàn giao thông đường bộ để quy định rõ hơn về trách nhiệm quản lý nhà nước, nhất là trách nhiệm chủ trì, trách nhiệm phối hợp.

Ủy ban Quốc phòng và An ninh cơ bản tán thành với quy định tại Chương này và cho rằng, việc giao Bộ Công an chịu trách nhiệm trước Chính phủ quản lý nhà nước về trật tự, an toàn giao thông đường bộ, các bộ, cơ quan ngang Bộ, UBND các cấp có trách nhiệm phối hợp Bộ Công an thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về lĩnh vực này là phù hợp.

Đồng thời, đề nghị nghiên cứu các ý kiến trên, tiếp tục rà soát, chỉnh lý các điều 89, 90 và 91 của dự thảo Luật Đường bộ, không để chồng chéo, giao thoa về nội dung, trách nhiệm quản lý nhà nước trong hai dự thảo Luật.

Tại phiên họp, các thành viên UBTVQH đã cho ý kiến về hồ sơ dự án luật, tính thống nhất trong hệ thống pháp luật, một số nội dung cụ thể của dự thảo luật như tên gọi, đối tượng, phạm vi điều chỉnh; 7 nhóm chính sách lớn về quy tắc giao thông, về điều kiện phương tiện giao thông, điều kiện người điều khiển giao thông, chỉ huy điều khiển giao thông, giải quyết tai nạn giao thông, tuần tra kiểm soát giao thông, quản lý nhà nước về trật tự an toàn giao thông đường bộ…

Đọc thêm

Gỡ vướng cho các dự án điện năng lượng tái tạo

Thủ tướng Phạm Minh Chính có nhiều chỉ đạo quan trọng nhằm triển khai các giải pháp tháo gỡ cho các dự án năng lượng tái tạo. (Ảnh: VGP)
(PLVN) - Chiều 12/12, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến công bố và triển khai Nghị quyết của Chính phủ về chủ trương, phương hướng tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các dự án điện năng lượng tái tạo (gọi tắt là Nghị quyết).

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang
(PLVN) - Chiều ngày 12/12, Tỉnh ủy Hậu Giang tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Bộ Chính trị chuẩn y Bí thư Tỉnh ủy nhiệm kỳ 2020-2025. Dự hội nghị có ông Lê Minh Hưng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương.

Bảo vệ và giáo dục quyền con người được thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức

Thủ tướng phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Nhật Bắc
(PLVN) - "Tại Việt Nam, việc bảo vệ quyền con người và giáo dục quyền con người được thực hiện thường xuyên, xuyên suốt, được khẳng định trong đường lối, chính sách, tổ chức thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức", Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh khi phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức ngày 11/12.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Sáng 11/12, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn Công tác của Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp về tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025; việc thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Việt Nam luôn tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người

Toàn cảnh Hội nghị tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Sáng 11/12, Hà Nội và các điểm cầu trực tuyến tại 63 tỉnh, thành phố diễn ra Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị.