Hoàn thiện chính sách, pháp luật về trí tuệ nhân tạo

Video tạo bởi Veo3 đang “bùng nổ” trên mạng xã hội, nếu không gắn nhãn khó phân biệt thật, giả. (Ảnh cắt từ clip AI)
Video tạo bởi Veo3 đang “bùng nổ” trên mạng xã hội, nếu không gắn nhãn khó phân biệt thật, giả. (Ảnh cắt từ clip AI)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Chỉ trong nửa năm nay, những công cụ tạo nội dung bằng trí tuệ nhân tạo (AI) liên tục ra mắt, biến những thông tin ảo thành sản phẩm sống động khó phân biệt thật - giả, thậm chí tạo “cơn sốt” chục triệu lượt xem trên mạng xã hội Việt Nam trong thời gian ngắn. Song, sự bùng nổ đó cho thấy nhiều nguy cơ tiềm ẩn với chính người dùng, cũng như hệ thống pháp lý về quản lý nội dung AI vẫn còn nhiều khoảng trống, chưa ràng buộc trách nhiệm gắn nhãn, xử phạt hay bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ…

Nội dung “thật - giả lẫn lộn” tràn lan

Trong vòng ba năm, AI đã chuyển từ một công cụ hỗ trợ đồ họa đơn giản thành cỗ máy có thể viết nội dung, hát nhạc và dựng phim đạt độ chân thực như quay bằng máy ảnh. Điển hình là Veo3 - nền tảng tạo video của Google DeepMind, vừa xuất hiện thời gian qua và nhanh chóng thu hút sự chú ý của đông đảo người dùng. Khác với Sora (OpenAI) vốn mạnh ở hình, yếu ở tiếng, Veo 3 đồng bộ hóa hình ảnh, tiếng gió, bước chân và lời thoại, tạo nên những thước phim gần như thật.

Lợi thế ấy lập tức gây “bão” mạng xã hội Việt Nam. Chỉ trong hai tuần đầu, hashtag #veo3 trên TikTok, Facebook Reels và YouTube Shorts thu hút hàng chục triệu lượt xem. Đơn cử, một clip dài tám giây ghi lại cảnh người bán cá tươi cười vẫy khách hoàn toàn do AI dựng đã đạt 5 triệu view và hơn 300 nghìn lượt thích. Một video khác cho thấy người phụ nữ đứng rán trứng dưới nắng chiều, ánh lửa phản chiếu lên chảo, nhận về 2,6 triệu lượt xem. Đa số bình luận thú nhận “không nhận ra hàng giả” cho đến khi tác giả gắn dòng chú thích nhỏ cuối video.

Những ví dụ trên không phải trường hợp cá biệt. Tuy nhiên, bên cạnh sự phấn khích của một bộ phận công chúng, tình trạng này cho thấy ngưỡng phân biệt thật - giả đang mờ dần với người dùng phổ thông, tiềm ẩn nguy cơ thông tin bị nhiễu loạn, niềm tin đại chúng trên không gian mạng giảm sút, dư luận dễ bị thao túng bởi thông tin giật gân hoặc giả mạo có chủ đích. Điều này cũng tương tự như các vụ lừa đảo dùng công nghệ “deepfake” giả mạo người thân, người quen của nạn nhân để thực hiện các hành vi trái pháp luật, gây nhức nhối nhiều năm nay.

Cần sớm lấp đầy khoảng trống pháp lý

Khó thể phủ nhận, thế hệ công cụ như Veo3 mở ra bức tranh sáng - tối đan xen: tiết kiệm chi phí sản xuất, mở rộng cơ hội sáng tạo nhưng cũng thổi bùng nguy cơ lừa đảo, thao túng dư luận. Khoảng trống pháp lý hiện nay chính là hạn chế của các nhà quản lý đối với tình trạng số lượng nội dung giả mạo tăng tốc không kiểm soát.

Cụ thể, pháp luật hiện hành đang không quy định cụ thể về quản lý các nội dung tạo bởi AI. Khác với nội dung do con người biên soạn và có danh tính rõ ràng. AI phá vỡ tiền đề đó - bản thân video AI với “diễn viên ảo” không thuộc tác giả cụ thể, các nền tảng lại đặt máy chủ ở nước ngoài. Khi sự kiện sai sự thật phát tán trong vài phút, quy trình xác minh và gỡ bỏ kéo dài hàng giờ đến hàng ngày, khi đó rủi ro đã lan rộng.

Thực tế hiện nay đòi hỏi Việt Nam cần ban hành bộ quy tắc riêng cho nội dung AI, từ tiêu chí giới hạn, nhãn bắt buộc đến chế tài đủ sức răn đe, song song với các giải pháp khuyến khích đầu tư cho giáo dục và hợp tác quốc tế nhằm bảo đảm công nghệ phát triển hài hòa, bảo vệ quyền riêng tư và an toàn thông tin, đồng thời gìn giữ niềm tin số của xã hội.

Kinh nghiệm quốc tế cho thấy nhiều nước đã xây dựng khung quản trị AI lấy quản lý rủi ro làm trung tâm. Tiêu biểu, Đạo luật Trí tuệ Nhân tạo của Liên minh châu Âu (EU AI Act) được Nghị viện EU thông qua tháng 3/2024, phân loại hệ thống AI theo bốn mức: (1) bị cấm hoàn toàn, (2) rủi ro cao, (3) rủi ro có hạn và (4) rủi ro tối thiểu.

Với các vi phạm nghiêm trọng (ví dụ cố ý bỏ qua nghĩa vụ an toàn), doanh nghiệp có thể bị phạt tới 7% doanh thu toàn cầu hoặc 35 triệu EUR, tùy mức nào cao hơn; mức 3% và 1,5% áp cho các hành vi nhẹ hơn. Các sáng kiến như mạng lưới Content Provenance Initiative (C2PA) - liên minh phát triển chuẩn “dấu vân tay” kỹ thuật số, cũng đang phát huy hiệu quả trong việc truy vết nguồn gốc nội dung xuyên biên giới và bảo vệ niềm tin số của người dùng.

Song song, mọi nội dung do AI sinh ra cần gắn nhãn rõ ràng, tuân thủ tinh thần “quản rủi ro nhưng không bóp nghẹt sáng tạo”. Đối với hành vi phát tán “deepfake”, cần có các quy định đánh giá mức độ nghiêm trọng để truy cứu trách nhiệm hình sự, tăng tính răn đe.

Một khoảng trống khác là quyền sở hữu trí tuệ, khi pháp luật chưa có quy định tác quyền cho tác phẩm do mô hình AI tạo sinh sản xuất ra, điều này gây ra nhiều hạn chế trong việc xác định các trách nhiệm trực tiếp và gián tiếp.

Bên cạnh trách nhiệm của người nhập lệnh (prompter), các nhà cung cấp mô hình, nền tảng phát tán, người chia sẻ cũng chưa bị ràng buộc trách nhiệm phải phát hiện, sàng lọc, gắn nhãn, cảnh báo, thậm chí là ngăn chặn, gỡ bỏ các nội dung vi phạm được tạo bởi AI.

Tin cùng chuyên mục

iPhone lớn nhất thế giới ra mắt (Ảnh: Kỷ lục Guinness Thế giới)

iPhone lớn nhất thế giới ra mắt

(PLVN) - YouTuber công nghệ nổi tiếng Arun Maini – hay còn gọi là Mrwhosetheboss – vừa chính thức trình làng bản sao khổng lồ của iPhone 15 Pro Max. Chiếc điện thoại đặc biệt này không chỉ có thể thực hiện cuộc gọi, gửi tin nhắn hay thanh toán điện tử như điện thoại thật, mà còn được trang bị đèn pin công suất lên tới 400 watt – đủ mạnh để “đánh bại” cả đèn pha xe hơi.

Đọc thêm

Mở khóa tương lai IoT với giải pháp MegawanIoT từ VNPT

MegawanIoT của VNPT ra đời như một lời giải tối ưu, giúp doanh nghiệp vượt qua thách thức triển khai, tiết kiệm chi phí và khai phá tiềm năng chuyển đổi số.
(PLVN) - Với hơn 50 triệu thiết bị IoT dự kiến phủ sóng Việt Nam vào năm 2025, nhu cầu về kết nối ổn định, bảo mật và hiệu quả chưa bao giờ cấp thiết đến thế. MegawanIoT của VNPT ra đời như một lời giải tối ưu, giúp doanh nghiệp vượt qua thách thức triển khai, tiết kiệm chi phí và khai phá tiềm năng chuyển đổi số.

Khi “AI lừa đảo” len lỏi vào cuộc sống

Các đối tượng và tang vật vụ án đánh bạc 1.000 tỷ đồng ở Thái Bình đã sử dụng công nghệ AI tạo video khuôn mặt giả mạo của chủ tài khoản. (Ảnh: C.A Thái Bình)
(PLVN) - Mỗi ngày, phần lớn chúng ta vẫn nhận các cuộc gọi mạo danh công an, ngân hàng hay người thân. Các hình thức lừa đảo đang ngày càng biến tướng, sử dụng công nghệ cao như Deepfake, giả giọng AI và đầu số quốc tế mạo danh...

Robot hình người không đầu điều khiển bằng giọng nói

Robot hình người cũng có thể được sử dụng cho mục đích chăm sóc y tế. (Ảnh: Wandercraft)
(PLVN) - Một công ty công nghệ tại Paris vừa công bố mẫu robot hình người đầu tiên mang tên Calvin, được phát triển chỉ trong 40 ngày. Với khả năng tự cân bằng và điều khiển bằng giọng nói, Calvin hứa hẹn sẽ thay thế con người trong các công việc nặng nhọc, thiếu tính công thái học tại nhà máy Renault.

Samsung phát cảnh báo an toàn cho người dùng

Hình minh họa (Ảnh: PhoneArena)
(PLVN) - Trước làn sóng trộm cắp điện thoại ngày càng nghiêm trọng tại Anh và các quốc gia khác, Samsung đã phát cảnh báo đến 40 triệu người dùng Galaxy, đồng thời giới thiệu hàng loạt tính năng bảo mật mới giúp bảo vệ dữ liệu cá nhân và ngăn chặn hành vi đánh cắp thiết bị ngay từ đầu.

Dự thảo Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa: Siết chặt giám sát và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Nguyễn Mạnh Hùng. (Ảnh: MOST)
(PLVN) - Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Nguyễn Mạnh Hùng cho biết, một trong những điểm mới của dự thảo Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa chuyển mạnh sang hậu kiểm với 90 - 95% hàng hóa, sản phẩm. Khi phát hiện gian dối, doanh nghiệp sẽ bị xử phạt nặng hơn, có thể thu hồi giấy phép, công khai sai phạm trên nền tảng số. Chế tài xử phạt sẽ không chỉ dừng ở mức hành chính như trước, mà có thể xử lý hình sự nếu gây hậu quả nghiêm trọng.

Bộ KH&CN công bố 21 bài toán lớn về khoa học, công nghệ

Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng, Bộ trưởng Bộ KH&CN Nguyễn Mạnh Hùng cùng các đại biểu tham quan các gian hàng trình diễn sản phẩm KH&CN (Ảnh: MOST)
(PLVN) - Bộ Khoa học và Công nghệ vừa chính thức công bố Danh mục các "bài toán" lớn về khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số (KH,CN,ĐMST&CĐS), đánh dấu bước đi quan trọng trong việc triển khai Nghị quyết 57-NQ/TW của Bộ Chính trị, mở ra cơ hội đột phá cho sự phát triển mạnh mẽ của ngành KH&CN.

Bàn rung mô phỏng động đất lớn nhất thế giới

Bàn rung mô phỏng động đất lớn nhất thế giới (Ảnh: YouTube / JacobsSchoolNews)
(PLVN) - Trong một bước tiến quan trọng của ngành kỹ thuật xây dựng, Đại học California, San Diego (UCSD) đang sử dụng bàn rung mô phỏng động đất ngoài trời lớn nhất thế giới để kiểm nghiệm khả năng chịu chấn động của các công trình cao tầng.

VNPT đạt TOP 3 tại giải Vô địch an ninh mạng thế giới

VNPT đạt TOP 3 tại giải Vô địch an ninh mạng thế giới
(PLVN) -  Tại vòng chung kết giải đấu an ninh mạng lớn nhất thế giới về phòng thủ và bảo vệ các hệ thống mạng (The International Cybersecurity Championship) vừa diễn ra tại Liên bang Nga, đội tuyển an ninh mạng VNPT Cyber Immunity của Việt Nam vào Top 3 chung cuộc, ghi danh Việt Nam vào thành tích bảng vàng an ninh mạng thế giới.

Thú cưng AI bùng nổ tại Trung Quốc

Một chú chó robot được trưng bày tại Triển lãm Thành tựu Giáo dục Kỹ thuật số của Hội nghị Giáo dục Kỹ thuật số Thế giới 2025 (Ảnh: Xinhua)
(PLVN) - Thú cưng AI đang trở thành xu hướng mới tại Trung Quốc, không chỉ để giải tỏa cảm xúc mà còn hỗ trợ người có nhu cầu đặc biệt. Từ robot mèo chữa lành nơi công sở đến chó dẫn đường điện tử, AI đang tái định nghĩa khái niệm “bạn đồng hành” trong cuộc sống hiện đại.

Chuyển đổi số mở lối lập nghiệp cho phụ nữ vùng cao

Sản phẩm OCOP của công ty chị Kha Thị Hanh được tỉnh lựa chọn trưng bày tại các hội chợ. (Ảnh: baolaichau.vn)
(PLVN) - Giữa những vùng núi cao quanh năm mây phủ, nơi tiếng gà gáy vọng từ thung lũng bên kia vách đá, một “cuộc cách mạng thầm lặng” đang diễn ra, cuộc cách mạng chuyển đổi số đến từ những người phụ nữ dân tộc thiểu số tưởng chừng nhỏ bé.

VNPT Family Safe - Cùng con tận hưởng mùa hè an toàn trên không gian mạng

Phụ huynh đối mặt với thách thức lớn trong việc bảo vệ con khỏi các rủi ro trực tuyến.
(PLVN) - Không còn bài vở, chuông báo thức mỗi sáng hay sự giám sát chặt chẽ của thầy cô, mùa hè khiến Internet bỗng chốc trở thành người bạn thân thiết nhất của trẻ. Thay vì cấm đoán, ngày càng nhiều phụ huynh đã tìm đến những giải pháp công nghệ hiện đại như VNPT Family Safe - “bộ lọc thông minh” giúp chặn lọc những nội dung độc hại trên Internet, đồng thời định hướng trẻ tiếp cận thông tin phù hợp với lứa tuổi.

Xôn xao với máy tạo xăng từ không khí

Startup Mỹ ra mắt máy tạo xăng từ không khí (Ảnh: Interesting Engineering)
(PLVN) - Một công ty công nghệ tại New York vừa khiến giới công nghệ và môi trường xôn xao khi trình làng chiếc máy nhỏ gọn có khả năng tạo ra xăng trực tiếp từ không khí. Không cần nâng cấp hạ tầng hay chỉnh sửa động cơ, loại xăng này có thể sử dụng ngay trong các phương tiện hiện có.

BHXH Việt Nam đã có bước bứt phá mạnh mẽ trong triển khai chuyển đổi số

BHXH Việt Nam đã có bước bứt phá mạnh mẽ trong triển khai chuyển đổi số.
(PLVN) - Trong xu hướng chuyển đổi số mạnh mẽ trên toàn cầu, BHXH Việt Nam đã có bước bứt phá mạnh mẽ trong triển khai chuyển đổi số theo chỉ đạo của Đảng, Nhà nước và Chiến lược quốc gia. BHXH Việt Nam đang từng bước xây dựng hệ thống BHXH hiện đại, hướng tới chính phủ số, phục vụ ngày càng hiệu quả và tiện ích cho người dân và doanh nghiệp.

Đảng bộ Tập đoàn VNPT nhiệm kỳ 2025-2030: Đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo, khẳng định vai trò chủ lực của tập đoàn công nghệ tiên phong, đồng hành cùng đất nước vươn mình trong kỷ nguyên số

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình phát biểu chỉ đạo Đại hội Đại biểu Đảng bộ Tập đoàn VNPT lần thứ XXV.
(PLVN) - Trong hai ngày (25-26/5/2025), tại Hà Nội, Đảng bộ Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) đã tổ chức thành công Đại hội Đại biểu lần thứ XXV, nhiệm kỳ 2025 - 2030 với sự tham dự của 219 đại biểu đại diện cho trí tuệ, sự thống nhất ý chí và sức mạnh đoàn kết của gần 4.000 đảng viên. Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy Chính phủ, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình đã dự và chỉ đạo Đại hội. Đây là Đại hội điểm của Đảng bộ Chính phủ.